Bài thuốc chữa phong thấp hiệu nghiệm từ cây mơ lông hiệu quả

Cây mơ lông là loại cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam đặc biệt là vùng nông thôn. Không chỉ là rau ăn kèm, mơ lông còn được ông cha ta sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có bệnh phong thấp.

Xem ngay:

>> Sử dụng cây thiên niên kiện chữa phong thấp có thực sự hiệu quả?

>> Cây vòi voi chữa bệnh gì? Có trị bệnh phong thấp không, tại sao? 

1. Những thông tin cần biết về cây mơ lông

Để biết tác dụng của cây mơ lông với bệnh phong thấp, mọi người cần phải hiểu rõ về loại cây này và công dụng chữa bệnh gì sau đó mới quyết định có áp dụng bài thuốc từ mơ lông hay không.

Mơ lông là loại cây vô cùng quen thuộc ở nước ta, loại lá này thường được dùng làm rau trong các món ăn hay ăn sống. Cây mơ lông có tên gọi khoa học Paederia foetide L. thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Trong dân gian, tuỳ vào vùng miền mà cây được gọi với những tên khác nhau như lá mơ, mơ, tam thể, Mẫu cẩu đằng, Thanh phong đằng, Ngưu bì đống, Ngũ hương đằng, Mao hồ lô…

Mơ lông là cây thân thảo, mọc hoang, sống lâu năm có nguồn gốc từ các nước nhiệu đới và ôn đới Châu á ( Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Philippine, Nepan, Thái Lan, Lào, Việt Nam… sau đó lan rộng ra nhiều nơi khác. Cây có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện môi trường ẩm. Trong đó, môi trường sống lý tưởng là cạnh bờ ao, bờ rào nơi có môi trường ẩm thấp.

Nhận biết cây mơ lông

Hình ảnh cây mơ lông vô cùng quen thuộc

Cây thường bò lan trên mặt đất và bám vào vật cố định để leo và tán rộng thân lá. Thân có thể dài từ 5 – 10 mét, lá cây có 2 màu, mặt trước màu xanh còn mặt sau có màu tím, bề mặt lá có những lông tơ mỏng trắng, lá mọc đối xứng nhau lá có một gân chính từ cuộng, các gân nhỏ tán đều và so le nhau.

Cây có hoa mày trắng, điểm tím nhạt, 4 – 5 cánh, mọc từ các nách lá, thường ra hoa vào tháng 7 – 11. Cây có mùi thơm rất đặc trưng nồng, hắc, thối nhiều người không ngửi được mùi này.

Lá mơ lông có thể thu hoạch quanh năm, cả phần thân, rễ và lá đều được tận dụng để dùng trong bữa ăn hoặc chữa bệnh.

Cách trồng cây mơ lông vô cùng đơn giản nên mọi người chỉ cần tìm giống cây tại trung tâm hay vườn ươm giống, học kỹ thuật trồng cây mơ lông và chăm sóc rồi về thực hiện. Loại cây này lên rất nhanh và tốt nên chỉ một thời gian là mọi người có thể thu hái lá và sử dụng.

2. Thành phần hoá học và công dụng của lá mơ lông

Loại cây này không chỉ được sử dụng ăn kèm trong các món ăn mà còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh nhờ vào các thành phần hoá học có trong nó.

  • Thành phần hoá học của cây mơ lông

Theo các nghiên cứu hiệu đại, trong cây mơ lông có chứa lượng tinh dầu, glucosids, saponins, quinones, alkaloids, acid béo, carotene, protein…

  • Công dụng của cây mơ lông

Rất nhiều thành phần có trong loại cây thân leo này, nên được tận dụng trong làm cảnh, chế biến món ăn và làm thuốc chữa bệnh phong thấp tại nhà và nhiều bệnh lý khác như:

# Dùng làm rau ăn

Đây là loại rau ăn kèm không thể thiếu trong nhiều món ăn của người dân Việt Nam đặc biệt la các món như gỏi cuốn, thịt chó, thịt nướng hay ăn sống.

Còn ở một số nước khác như vùng Đông Bắc Ấn Độ, người dân trồng cây lá mơ lông và sử dụng để làm gia vị, là thành phần trong ẩm thực không thể thiếu.

Món ăn từ cây mơ lông

Mơ lông là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn

# Dùng làm cảnh

Do thân leo, toả rộng, hoa đẹp nên ở nhiều nước thuốc Châu Á và Châu Mỹ dùng cây mơ lông để làm cảnh cho leo dàn.

Ở Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á cũng trồng cây này để làm hàng rào, làm cảnh.

# Giúp chữa bệnh

Rất nhiều nghiên cứu trong y học hiện đại và y học cổ truyền đã chứng minh tác dụng của lá mơ lông giúp điều trị nhiều bệnh lý thường gặp và bệnh mãn tính cho con người.

– Theo các nghiên cứu hiện đại

+ Lá mơ lông có tác dụng giảm những tác động xấu do sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh về dường tiêu hoá như tiêu chảy.

+ Giúp chống viêm tốt nhờ chiết xuất methanol trong lá này. Vì vậy tây y cũng đang nghiên cứu loại thuốc chống viêm chứa ethnomedical từ lá mơ.

+ Chống co thắt, giảm các cơn ho

+ Chống oxi hoá và chống ung thư rất tốt.

– Theo y học cổ truyền

– Mơ lông có tính bình, vị chua, mùi hắc với tác dụng chỉ thông, giải độc, trừ phong thấp tiêu thũng trị các chứng bệnh phong thấp, kiết lỵ, đầy bụng, khó tiêu, mụn nhọt, khí hư…

– Trong dân gian, nhiều người sử dụng cây mơ lông trị đau dạ dày hay cây mơ lông chữa tiêu chảy đều cho hiệu quả rất tốt.

3. Sử dụng cây mơ lông chữa phong thấp

Dưới đây là 3 bài thuốc từ cây mơ lông, chỉ cần thực hiện 1 trong 3 bài thuốc này bệnh phong thấp sẽ được cải thiện.

  • Bài thuốc 1: Sắc uống

– Chuẩn bị:

Rễ hoặc thân cây mơ lông từ 30 – 50g, một ít rượu

– Cách thực hiện:

+ Lá mơ lông đem rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào ấm sắc cùng với một chút rượu.

+ Sắc cho nước cạn còn khoảng 1 bát thì ngừng, chia ra uống 2 – 3 lần/ngày uống sau ăn.

+ Tác dụng của bài thuốc này giúp ấm người cũng như giảm đau nhức xương khớp tức thì nhất là đau nhức khi trở trời.

  • Bài thuốc 2: Pha trà

Bên cạnh bài thuốc trên, người bệnh phong thấp có thể sử dụng mơ lông để pha trà uống chữa bệnh phong thấp.

– Chuẩn bị:

Cây mơ lông, rượu

– Cách thực hiện

+ Cây mơ lông đem giã nát rồi cho vào ấm hoặc cốc hãm với nước sôi như trà.

+ Khi uống, nên cho thêm chút rượu trắng.

+ Cách làm này rất đơn giản mà hiệu quả cũng khá tốt. Nếu thấy khó uống quá có thể chuyển sang cách khác.

Bài thuốc cây mơ lông

Bài thuốc từ cây mơ lông chữa phong thấp

  • Bài thuốc 3: Cây mơ lông ngâm rượu

Bài thuốc ngâm này cách thực hiện sẽ phức tạp và mất thời gian hơn nhưng chỉ cần thực hiện một lần là có thể sử dụng trong một thời gian.

– Nguyên liệu cần chuẩn bị:

1 kg lá mơ lông khô, 2 lít rượu trắng.

– Cách thực hiện

– Áng chừng lượng lá mơ lông tươi sao cho lúc phơi khô được 1kg. Đem sô lá mơ lông tươi này đi rửa sạch, để ráo sau đó băm nhỏ và phơi khô.

– Đem phần lá đã khô đổi vào bình ngâm với rượu trong khoảng 10 ngày, chú ý bảo quản rượu ngâm ở nơi khô ráo, thoáng khí.

– Sau khi đã ngâm đủ 10 ngày (rượu ngâm càng lâu càng tốt), người bệnh phong thấp có thể bỏ ra uống hoặc xoa bóp bên ngoài giúp cải thiện và giảm các cơn đau nhức.

Các bài thuốc này có tác dụng tốt với từng người nên trước khi áp dụng mọi người cần đi khám để biết bệnh tình của mình đến đâu và tham khảo ý kiến bác sĩ. Để đảm bảo, ngừa tình trạng bài thuốc không hợp cơ địa của mình người bệnh không tự ý áp dụng tránh gây ra những tác động xấu.

Trên đây là những thông tin về cây mơ lông và các bài thuốc chữa phong thấp mọi người có thể áp dụng theo chỉ dẫn của lương y, bác sĩ. Ngoài ra để có thêm cây gia vị, cây thuốc trong nhà,  mọi người hãy tham khảo kỹ thuật trồng cây mơ lông để tận dụng cây thuốc nam này.

Xem thêm:

Bị phong thấp làm sao hết? 6 bước kiểm soát bệnh từ chuyên gia

Top 3 cách điều trị Phong Thấp TẬN GỐC được dùng nhất hiện nay

 T.H (Tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo