Giải đáp thắc mắc phình đĩa đệm có chữa được không
Phình đĩa đệm có chữa được không là nỗi lo lắng của hầu hết bệnh nhân. Vậy câu trả lời như thế nào? Có cách gì để chữa phình đĩa đệm? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau
Phình đĩa đệm là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay, bệnh có thể biến chứng thành thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị. Để nhận biết rõ hơn về bệnh này và giải đáp thắc mắc phình đĩa đệm có chữa được không, bạn hãy tham khảo những thông tin sau.
1. Phình đĩa đệm là gì?
Trước khi tìm hiểu phình đĩa đệm có chữa được không, bạn nên “nhận diện” một cách chi tiết căn bệnh này.
Phình đĩa đệm hay còn gọi là lồi (phồng) đĩa đệm. Bệnh là một thể ban đầu của thoát vị đĩa đệm. Phình đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm lồi ra sau chỉ giữ lại chất nhầy nằm trong bao xơ. Bệnh không gây nguy hiểm hay chèn ép thần kinh.
Những triệu chứng ban đầu của phình đĩa đệm là phần lưng bị đau nhức, dần lan xuống các chi tay, chân. Đĩa đệm bị lồi sau một thời gian nếu không chữa trị cùng với vận động mạnh thường xuyên sẽ khiến nhân nhầy bị lệch và thậm chí thoát ra ngoài. Lúc này, sự chèn ép sẽ tác động trực tiếp lên tuỷ và dây thần kinh gây ra thoát vị đĩa đệm.
Bệnh thoát vị đĩa đệm là thể nặng của phình đĩa đệm, có thể gây teo cơ và nguy hiểm hơn là bại liệt.
2. Nguyên nhân gây phình đĩa đệm
Nguyên nhân của phình đĩa đệm thường là do quá trình lão hoá của xương khớp, đặc biệt là cột sống, khiến các khớp yếu đi và đĩa đệm bị xơ làm cho nhân nhầy trào ra.
Bên cạnh đó, phình đĩa đệm còn có nguyên nhân như:
Chấn thương do tai nạn khiến khớp xương bị ảnh hưởng hoặc di chứng tổn thương về sau do va đập làm xương dễ bị yếu.
Người lao động nặng, thường xuyên khuân vác có nguy cơ mắc phình đĩa đệm cao.
Ngược lại, người ít lao động cũng sẽ dễ bị phình đĩa đệm do các cơ không linh hoạt.
3. Phình đĩa đệm có chữa được không?
Phình đĩa đệm có chữa được không là nỗi lo của nhiều người. Để giải đáp câu hỏi trên, các bác sĩ cho rằng, y học hiện nay ngày một phát triển và việc chữa bệnh phình đĩa đệm đã không còn quá khó khăn. Bệnh nhân càng phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, thời gian trị bệnh càng được rút ngắn. Phình đĩa đệm nếu ủ bệnh lâu sẽ tốn nhiều chi phí để chữa hơn và dễ biến chứng thành thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để được xét nghiệm và điều trị.
Cách điều trị phình đĩa đệm
Các bác sĩ cũng cho rằng, cách chữa phình đĩa đệm phụ thuộc vài mức độ tình trạng của bệnh. Nếu đĩa đệm lồi nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và vận động thì phác đồ điều trị sẽ đơn giản hơn nhiều. Sau đây là một số phương pháp trị phình đĩa đệm phổ biến:
- Dùng thuốc qua đường uống
Người bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc chống viêm, phù hợp với từng thể trạng để tầm soát bệnh.
- Phẫu thuật
Trong một vài trường hợp nặng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để chỉnh vị trí phình của đĩa đệm cùng phần nhân nhầy bị lệch.
Bên cạnh sử dụng thuốc tây y, các bài thuốc đông y, thảo dược cũng có tác dụng hiệu quả trong việc chữa phình đĩa đệm.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể tăng cường tập vật lý trị liệu để phối hợp với các bài thuốc trị bệnh.
Vật lý trị liệu sẽ giúp làm giảm áp lực lên các dây thần kinh của khớp, hỗ trợ các cơ được co dãn, dẻo dai và linh hoạt, phòng tránh bệnh phình đĩa đệm biến chứng.
Biện pháp phòng tránh bệnh phình đĩa đệm và ngăn chặn sự phát triển của bệnh
Đối với người có nguy cơ mắc bệnh phình đĩa đệm, để phòng tránh, bạn nên tập những thói quen sau:
Hạn chế các vận động nặng như khuân vác
Tập thể dục thường xuyên với những bài tập phổ biến giúp xương khớp được cử động đều đặn và linh hoạt.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung nhiều chất canxi vào bữa ăn
Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để các cơ được thư giãn, nghỉ ngơi và duy trì sự khoẻ mạnh.
Đặc biệt, những bệnh nhân đã mắc bệnh phình đĩa đệm cũng nên thực hiện các lưu ý trên để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Giờ đây, người bệnh hoàn toàn có thể hy vọng vào cơ hội phục hồi khi bị phình đĩa đệm và giải toả được nỗi lo lắng về phình đĩa đệm có chữa được không. Chúc bạn sớm điều trị dứt điểm bệnh lý về xương khớp để có một cơ thể dẻo dai và tận hưởng cuộc sống.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!