Nguyên nhân phồng đĩa đệm là gì, nên phòng tránh ra sao?

Nắm rõ được nguyên nhân phồng đĩa đệm sẽ giúp người bệnh có cách phòng tránh cũng như có hướng điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả. Cùng điểm danh những tác nhân gây phồng đĩa đệm thường gặp qua bài viết dưới đây.

Phồng lồi đĩa đệm là một dạng nhẹ của thoát vị đĩa đệm, với triệu chứng là đĩa đệm mới phồng về phía sau, phía vòng sợi yếu, nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ và sẽ không gây ảnh hưởng gì tới thần kinh.

Bệnh tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày và khả năng vận động của người bệnh nếu không được điều trị sớm. Tìm hiểu nguyên nhân gây phồng đĩa đệm là yếu tố quan trọng giúp bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất.

Đâu là nguyên nhân phồng đĩa đệm?

Phồng lồi đĩa đệm là một dạng nhẹ của thoát vị đĩa đệm, với triệu chứng là đĩa đệm mới phồng về phía sau, phía vòng sợi yếu.

Đâu là nguyên nhân phồng đĩa đệm?

Yếu tố tuổi tác, công việc, thừa cân hay do chấn thương được xác định là nguyên nhân gây phồng đĩa đệm mà người bệnh nên nắm rõ để có cách điều trị và phòng tránh hiệu quả.

Tuổi tác

Thống kê cho thấy, độ tuổi từ 60 trở đi thường gặp phải những cơn đau về cột sống. Cũng có không ít trường hợp mắc phải các vấn đề về xương khớp, đĩa đệm ở giai đoạn sớm hơn ngoài 40, 50 tuổi. Đây là yếu tố đầu tiên gây phồng đĩa đệm, khi độ tuổi càng cao thì cột sống và đĩa đệm càng dễ bị thoái hóa, các đĩa đệm vì thế cũng dễ suy yếu hơn nên dễ bị phồng. Các dây chằng bao quanh bị giãn, mất khả năng đàn hồi và yếu dần đi, rất dễ bị rách, đứt.

Tính chất công việc

Những người thường xuyên làm việc nặng quá sức cũng rất dễ khiến cho đĩa đệm và cột sống chịu nhiều áp lực. Khi tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ khiến cho đĩa đệm bị phồng.

Nguyên nhân phồng đĩa đệm

Người thường xuyên làm việc nặng quá sức cũng rất dễ khiến cho đĩa đệm và cột sống chịu nhiều áp lực. 

Do chấn thương

Chấn thương cũng được xác định là nguyên nhân phồng đĩa đệm phổ biến. Khi bị chấn thương cột sống có nguy cơ cao bị phồng lồi đĩa đệm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gặp khó khăn trong việc điều trị và gây thoái vị đĩa đệm.

Thừa cân béo phì

Khi thửa cân nặng sẽ khiến cho cột sống, nhất là cột sống ở vùng thắt lưng phải chịu một áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể. Khi người bệnh cử động, nhất là cúi người xuống sẽ gây tổn thương, chấn thương từ đó gây nên tình trạng phồng đĩa đệm.

Thói quen lười vận động

Bệnh phồng đĩa đệm cũng thường gặp ở những người ít vận động hoặc có lối sống không khoa học, gây ảnh hưởng tới hệ xương khớp. Ngoài ra, người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

Bị phồng đĩa đệm do thói quen lười vận động

Bệnh phồng đĩa đệm cũng thường gặp ở những người ít vận động hoặc có lối sống không khoa học.

Phồng đĩa đệm nếu không chữa trị sớm và không điều chỉnh công việc cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm, nếu nặng có thể phải điều trị bằng phẫu thuật. Vì vậy, khi thấy có những triệu chứng ban đầu của bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân cụ thể và có hướng điều trị tốt nhất.

Cách phòng tránh bệnh phồng đĩa đệm

Với những nguyên nhân gây phồng đĩa đệm ở trên, người bệnh hoàn toàn có thể phòng bệnh tại nhà với những hướng dẫn gợi ý như sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lí như: Thường xuyên tập luyện thể thao giúp cơ thể được khỏe mạnh và giúp cho cột sống được chắc khỏe hơn.
  • Trong sinh hoạt hàng ngày hoặc làm việc, cần lưu ý với tư thế phù hợp tránh khom lưng hay cúi lưng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới cột sống.
  • Nếu ngồi quá lâu ở một tư thế, sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cột sống thắt lưng. Do đó, cần chú ý hơn khi chơi thể thao hoặc tham gia giao thông để hạn chế được ảnh hưởng tới cột sống.
  • Nên thăm khám định kì, ngay cả khi cơ thể hoàn toàn bình thường giúp sớm phát hiện ra mầm mống gây bệnh. Tránh để bệnh nặng mới đi khám vì sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về nguyên nhân phồng đĩa đệm và gợi ý cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Hy vọng sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích giúp bạn tránh được những cơn đau do phần đĩa đệm gây nên.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo