Cách chữa thoát vị đĩa đệm không cần dùng thuốc
Bên cạnh việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng y học hiện đại hay y học cổ truyền thì các bạn cũng có thể tham khảo và thực hiện một số bài tập chữa thoát vị đĩa đệm không cần dùng thuốc dưới đây. Phần lớn những bài tập đều đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà và đưa lại hiệu quả lâu dài.
Trước khi tìm hiểu chi tiết về những bài tập điều trị thoát vị đĩa đệm không cần dùng thuốc, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Thực chất, thoát vị đĩa đệm là hiện tượng phần đĩa đệm trong đột sống bị dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu.
Thoát vị đĩa đệm cột sống còn có thể xảy ra vì nhân keo của đĩa đệm bị thoát ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh, tủy sống. Tình trạng này còn được gọi là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí ban đầu giữa các đốt sống.
Thoát vị đĩa đệm xảy ra do nhân keo bị thoát ra ngoài
Hiện tượng này xảy ra sau khi người bệnh gặp các tác nhân sang chấn hoặc nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt vách và trên lâm sàng thường biểu hiện như chứng đau thần kinh. Ngoài ra, tuổi tác tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm, vì khi bước vào tuổi trung niên, đĩa đệm dần bị thoái hóa, mức độ tăng dần lên theo tuổi tác.
Cụ thể, khi cơ thể lão hóa, phần đĩa đệm dần bị mất nước, mất dần độ mềm mại và dễ bị xẹp hoặc nứt khi gặp các tác động từ bên ngoài, thậm chí đó chỉ là những tác động nhẹ như đè nén, vặn xoắn nhẹ.
Chính vì mức độ nguy hiểm như vậy nên người bệnh bị thoát vị đĩa đệm luôn gặp nhiều khó khăn trong vận động, sinh hoạt, làm việc hằng ngày. Để điều trị dứt điểm bệnh, người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp, kiên trì thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh việc áp dụng phương pháp Tây y, phương pháp Đông y thì người bệnh cũng có thể tự điều trị thoát vị đĩa đệm không cần dùng thuốc thông qua những bài tập đơn giản, có thể thực hiện tại nhà.
- Động tác 1:
Người bệnh nằm ngửa, thoải mái trên giường hoặc một mặt phẳng bằng. Từ từ co chân lên và ôm chân về sát ngực. Giữ như thế trong khoảng 9 -10 giây. Làm tương tự với bên còn lại. Lặp đi lặp lại động tác này 5 lần.
- Động tác 2:
Vẫn nằm trên giường, ôm 2 chân về sát ngực, giữ trong 9 – 10 giây rồi bỏ xuống. Lặp đi lặp lại động tác này khoảng 5 lần.
- Động tác 3:
Co một đầu gối lên, đặt ta lên đầu gối rồi dùng lực đối xứng nhau để đẩy, giữ trong khoảng 9 – 10 giây. Làm tương tự với bên còn lại. Lặp đi lặp lại động tác này trong 5 lần.
- Động tác 4:
Làm tương tự như động tác 3, nhưng lần này sử dụng lực đối xứng để đẩy chéo chân, giữ trong vòng 10 giây rồi đổi bên. Cũng thực hiện động tác này 5 lần.
- Động tác 5:
Lần này sử dụng cùng lúc cả 2 tay, ép hai lực đối xứng để đẩy cả hai chân, giữ trong vòng 5 đến 10 giây. Thực hiện động tác này 5 lần.
- Động tác 6:
Nằm thẳng trên giường, hai tay để xuôi xuống người. Từ từ giơ một chân lên rồi giữ trong khoảng 9 – 10 giây. Sau đó đổi chân và làm tương tự. Động tác này chỉ làm 2 lần.
- Động tác 7:
Nằm thẳng, hai tay xuôi xuống người. Dần dần giơ 2 chân lên. Động tác này áp dụng khi xương sống bị trật thì người bệnh giơ chân mình để đẩy lên. Thực hiện động tác này trong 2 lần.
- Động tác 8:
Trên mặt phẳng, người bệnh từ từ chống hai khuỷu tay xuống, dần nâng người lên giữ trong vòng 10 giây. Thực hiện động tác nâng lên hạ xuống này 5 lần.
- Động tác 9:
Đây là động tác đạp xe đạp. Người bệnh nằm ngửa trên giường, giơ chân lên và làm động tác như khi đạp xe đạp, đạp ngược rồi đạp xuôi.
Lưu ý: Trong quá trình tập luyện, nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi thì nên nghỉ ngơi bằng cách nằm giang 2 tay 2 chân, bàn chân ngửa ra. Sau đó từ từ hít vào bằng mũi, làm bụng phình lên, rồi thở ra bằng miệng cho bụng xẹp xuống.
- Động tác 10:
Chống 2 khuỷu tay xuống, nhấc cổ lên và giữ trong vòng 9- 10 giây. Sau đó đặt 2 tay, 2 chân xuôi xuống người, vai cũng được kéo xuống giữ khoảng 10 giây, thực hiện lặp đi lặp lại 5 lần. Đây gọi là động tác kéo lưng.
- Động tác 11:
Vẫn giữ hai tay, hai chân xuôi bên người, đầu ngóc lên, vai đè xuống. Thực hiện hai lần trước khi chuyển động tác.
Tiếp theo, đan 2 tay vào nhau, lấy đầu làm điểm tựa và đặt tay lên đầu đồng thời 2 tay kéo giãn cơ vai ra. Sau đó, đan 2 tay ra sau cổ để kéo giãn 2 vai và lưng ra.
- Động tác 12:
Nằm thẳng trên giường, một tay để xuôi bên người, một tay để lên ép vào tai, thả lỏng cổ, giữ trong vòng 10 giây. Thực hiện động tác này cả hai bên, mỗi bên làm 5 lần.
- Động tác 13:
Ngồi dậy, chống 2 tay, 2 đầu gối trên mặt phẳng rồi hít sâu vào bằng mũi, gồng người và đẩy phần lưng lên, dồn hơi vào phần lưng quần, giữ trong vòng 10 giây rồi thở ra, thả lỏng người. Tiếp tục đưa người ngồi xuống, hít hơi vào và duỗi người thở ra. Thưc hiện động tác này 2 lần.
- Động tác 14:
Chống đầu gối và tay trên mặt phẳng, từ từ giơ một chân thẳng ra sau, tay bên kia thì giơ thẳng về phía trước. Giữ trong vòng 10 giây rồi đổi bên. Lặp đi lặp lại động tác này 5 lần cho mỗi bên.
- Động tác 15:
Từ từ ngồi dậy, hai tay đan lại đặt lên trán. Thực hiện động tác này 2 đến 3 lần nhằm giãn cơ vai và cơ cổ. Sau đó đan 2 tay ra sau cổ nhằm giãn 2 cơ bắp vai phía sau lưng. Cuối cùng thả lỏng người và thư giãn.
Để đạt được kết quả tốt nhất và rút ngắn thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên kiên trì thực hiện các động tác trên hằng ngày, kết hợp chế độ ăn uống bổ sung khoáng chất như canxi, các nhóm vitamin. Hy vọng những bài tập điều trị thoát vị đĩa đệm không cần dùng thuốc trên đây sẽ giúp bạn sớm bình phục.
Cần phải đọc: Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Hoài An
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!