Bệnh gai xương gót chân: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Gai xương gót chân là gì, bệnh có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào… Rất nhiều thắc mắc liên quan đến bệnh gai xương gót mọi người cần nắm được để biết cách khắc phục, điều trị và ngăn ngừa hiệu quả căn bệnh này.

1. Gai xương gót chân là gì?

Gai xương hay gai xương gót chân là bệnh lý hình thành thêm xương ở rìa do hiện tượng bù đắp canxi của cơ thể tại những nơi bị tổn thương. Vị trí mọc gai ở gót chân, thường chỉ có 1 gai mọc thêm nhưng cũng có thể mọc 2 hoặc nhiều hơn tùy mức độ tổn thương tại gót chân của người bệnh.

Theo thống kê cứ 10 người thì có 1 người bị gai gót chân, tỉ lệ nam, nữ bị gai xương ở gót chân là như nhau. Đối tượng bị gai xương gót đa dạng những phổ biến nhất vẫn là các đối tượng như:

– Người cao tuổi.

– Phụ nữ tiền mãn kinh.

– Vận động viên điền kinh.

– Người bị thừa cân, béo phì.

– Người có dị tật bẩm sinh ở gót chân.

Gai xương gót chân khiến người bệnh đi lại khó khăn

Gai xương gót chân là một trong những bệnh lý về chân thường gặp hiện nay

Gai xương gót sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày cũng như công việc của người bệnh. Chính vì thế tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh gai xương gót chân, triệu chứng và cách chữa trị, phòng ngừa để giảm thiểu mức thấp nhất ảnh hưởng của bệnh.

2. Nguyên nhân gây gai xương gót

Gót chân bị mọc gai xương được các chuyên gia xương khớp xác định là do một trong những yếu tố sau:

  • Do yếu tố tuổi tác

Đây chính là lý do tại sao người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh gai xương gót cao. Khi tuổi càng cao, xương càng lão hóa cơ thể bị sai sót trong quá trình bù đắp canxi tại phần gót chân từ đó dẫn đến hình thành gai xương.

  • Gai xương gót chân do tính chất công việc, hoạt động của con người

Những người đi lại liên tục, hoạt động quá mức, thường xuyên làm công việc nặng khiến cho phần gót chân bị tổn thương và mọc gai. Nguyên nhân là toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn vào bàn chân và gót chân cũng là 1 điểm tì đè.

  • Do bị viêm lâu ngày tại phần gót chân

Khi phần gót bị viêm canxi sẽ tích tụ lại vùng này nhằm phục hồi vị trí viêm. Tuy nhiên do lắng đọng quá nhiều dẫ đến hình thành các mỏm xương nhọn tại gót.

  • Do béo phì, thừa cân

Gai xương gót chân hình thành do trọng lượng cơ thể vượt mức cho phép, mức chịu đựng của bàn chân và gót chân. Sự chèn ép lớn cộng với những cử động, va chạm hàng ngày tại vùng gót chân khiến gai xương có cơ hội hình thành, phát triển.

  • Do một số bệnh lý xương khớp khác

Cách chuyên gia xương khớp cũng chỉ ra, gai xương gót chân hình thành là do các bệnh lý như viêm cân gan chân, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm màng gân cơ chân, thoái hóa gót, viêm lớp đệm xương gót…

Để xác định nguyên nhân gây gai xương gót chân do đâu mọi người nên đến các cơ sở chuyên khoa để được chụp chiếu và chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn

- Lương y

- GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường - Cố vấn y khoa các chương trình sức khỏe VTV2, VTC2

- Gần 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

3. Triệu chứng gai xương gót chân

Trên thực tế gai xương không gây triệu chứng nào rõ ràng kể cả đau. Tuy nhiên khi gai mọc dài tác động bào các mô cơ, gân xung quanh gây viêm từ đó sẽ thấy các biểu hiện đau nhức. Một số biểu hiện gai xương chân điển hình người bệnh có thể gặp:

  • Những cơn đau thốn ở gót chân

Ở giai đoạn đầu, tình trạng đau nhức không rõ ràng tùy nhiên khi gai xương gót càng phát triển người bệnh sẽ càng thấy đau nhức nhiều hơn.

Cơn đau thường xuất hiện bào buổi sáng sớm khi người bệnh vừa thức dậy và bước chân khỏi giường, chạm chân xuống đất và đứng dậy người bệnh sẽ thấy đau nhói, phải khựng lại. Ngoài ra cơn đau tại gót chân cũng thường xuất hiện khi di chuyển quá nhiều, vận động mạnh tại gót.

Càng để lâu, biểu hiện đau nhức càng đến thường xuyên hơn và không báo trước, mức độ đau cũng càng tăng dần, dữ dội hơn. Lúc này dù có nghỉ ngơi tình trạng đau nhức cũng không cải thiện.

  • Gai xương gót gây viêm, sưng tại gót chân

Ngoài biểu hiện đau, trường hợp gai gây viêm những vùng xung quanh người bệnh sẽ thấy hiện tượng sưng, nóng đỏ tại gót chân vô cùng khó chịu.

Biểu hiện viêm sưng này thường xuất hiện vào ngày hôm sau nếu ngày hôm trước chèn ép gai gót chân quá nhiều.

  • Hạn chế cử động của chân

Người bệnh có thể gặp khó khăn ngay với tư thế đứng yên một chỗ, không thể cử động như bình thường khi bước đi. Bởi mỗi khi đặt chân xuống người bệnh sẽ thấy đau thốn tại gót buộc phải kiễng gót để đi, đi tập tễnh vô cùng khó khăn.

Ngoài các triệu chứng điển hình người bệnh có thể cảm nhận được thì để chắc chắn mọi người hãy đi chụp chiếu Xquang để thấy hình ảnh của bệnh.

Hình ảnh chụp Xquang gai xương

4. Gai xương gót chân có nguy hiểm không?

Bình thường gai xương sẽ không gây nguy hiểm của người bệnh. Tuy nhiên nếu thờ ơ không thăm khám, tìm biện pháp cải thiện, ngăn ngừa bệnh thì chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Người bệnh không thể đi lại bình thường, trở thành tật đi tập tễnh, cần nạng, batong khi di chuyển…

Mất cảm giác ở bàn chân và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Do bàn chân tập trung rất nhiều huyệt vị kết nối toàn bộ cơ thể.

Có thể mắc phải các bệnh nguy hiểm hơn như apse phần mềm, viêm nhiễm xương hay u xương gót…

5. Cách Chữa gai xương gót hiệu quả

Biện pháp duy nhất để ngăn ngừa tiến triển của bệnh cũng như chấm dứt các triệu chứng đau viêm gót chân đó chính là điều trị. Hiện có nhiều phương pháp chữa gai gót chân mọi người có thể tham khảo như:

  • Điều trị gai xương gót bằng tây y

Đây là phương pháp điều trị gai xương gót hiện đại bao gồm sử dụng thuốc tây y, vật lý trị liệu và phẫu thuật cắt bỏ gai xương.

# Dùng thuốc chữa gai gót chân

Người bệnh có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm theo chỉ định của bác sĩ điều trị nhằm cải thiện các triệu chứng đau viêm nhanh chóng, hiệu quả. Mỗi bệnh nhân gai gót chân sau khi khám sẽ được kê toa thuốc riêng.

Một số thuốc thường dùng là: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc tiêm corticoid…

# Vật lý trị liệu cho người bị gai xương gót chân

Điều trị gai xương gót chân bằng vật lý trị liệu sẽ được chuyên gia tư vấn và đưa ra liệu pháp trị liệu phù hợp với từng người bệnh. Vật lý trị liệu vừa giúp cải thiện bệnh, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Biện pháp trị liệu thường được áp dụng để trị gai xương gồm có chiếu hồng ngoại, siêu âm, sóng ngắn, kích thích điện hoặc chiếu laser…

# Phẫu thuật cắt bỏ gai xương

Trong trường hợp điều tri bằng phương pháp nội khoa không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh gai xương gót tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ gai xương. Tỉ lệ thành công của các ca mổ rất cao, khả năng phục hồi đi lại bình thường sau mổ một thời gian cũng dễ nhận thấy. Tuy nhiên gai xương vẫn có thể mọc lại vị trí cũ nên người bệnh cần xem xét.

  • Điều trị gai xương gót bằng đông y

Các cách chữa bệnh gai xương gót chân bằng y học cổ truyền như châm cứu, sử dụng bài thuốc, xoa bóp bấm huyệt được đánh giá cao. Dưới đây là thông tin cụ thể về từng phương pháp mọi người có thể tìm hiểu.

# Bài thuốc đông y chữa gai xương gót

Các bài thuốc được lương y kê toa cho người bệnh gai gót chân thường dựa trên cơ địa và căn nguyên gây bệnh từ bên trong. Khi đó các bài thuốc vừa giúp tiêu viêm, giảm đau, vừa giúp tăng cường chức năng thận, bổ khí huyết để máu lưu thông tốt đến các chi.

Bài thuốc dùng để trị bệnh thường bao gồm thuốc đặc trị bệnh gai xương gót kết hợp thêm bài thuốc bổ thận…

# Châm cứu

Bệnh gai xương gót ngoài các bài thuốc còn có thể đến phòng khám, bệnh viện, nhà thuốc đông y để tiến hành châm cứu trị bệnh. Rất nhiều người đã tiến hành châm cứu và thấy triệu chứng gai gót chân giảm rõ rệt, tinh thần, cơ thể cũng khỏe mạnh hơn.

Châm cứu chữa gai xương gót thường bao gồm thủ châm, cứu ngải…

# Xoa bóp, bấm huyệt

Đây là biện pháp mang lại hiệu quả điều trị gai xương gót tốt, an toàn tốt cho toàn thân. Theo đông y thì bàn chân chứa rất nhiều huyệt. Chính vì thế chỉ cần tác động đúng huyệt là có thể giảm các triệu chứng bệnh gai xương gót và giúp tăng cường sức khỏe. Người thực hiện bấm huyệt đóng vai trò quan trọng do đó mọi người cần tìm đến những người có tiếng, đến cơ sở điều trị bằng y học cổ truyền uy tín.

  • Cách giảm đau gai xương gót tại nhà

Để việc điều trị gai xương gót chân đạt kết quả tốt, giảm các triệu chứng đau nhức lâu dài, người bệnh cần phải thực hiện theo những điều sau:

– Không đi giày cao gót, giầy quá chật khi bị gai xương tốt nhất là dùng miếng đệm lót để hạn chế đau khi di chuyển.

– Buổi tối trước khi đi ngủ nên tiến hành ngâm chân với nước muối ấm và massage.

–  Khi ngủ nên gác chân bị gai xương lên cao để giảm cảm giác khó chịu.

– Sử dụng chun để hỗ trợ giảm đau gót chân trong quá trình di chuyển.

– Khi bị đau nên nghỉ ngơi đúng cách kết hợp vận động và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Gai xương gót chân ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Do đó ngay khi phát hiện thấy có cảm giác khó chịu, đau thốn tại gót chân mọi người đến cơ sở chuyên khoa xương khớp để thăm khám, điều trị ngay..

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo