5 nhóm thuốc chữa thoái hóa cổ chân được bác sĩ chuyên khoa xương khớp chỉ định

Dùng thuốc chữa thoái hóa cổ chân thực tế là lựa chọn hàng đầu từ phía người bệnh. Trong đó những loại thuốc thường dùng gồm có các nhóm chính là giảm đau, kháng viêm, thuốc tiêm, giãn cơ… Nếu muốn sử dụng người bệnh cần thăm khám để biết giai đoạn bệnh và chữa trị theo phác đồ thuốc do bác sĩ kê đơn.

Nên đọc:

>> Dấu hiệu đứt dây chằng cổ chân và cách xử lý kịp thời

>> Viêm khớp cổ chân là gì và cách điều trị để ngăn ngừa biến chứng

5 nhóm thuốc chữa thoái hóa cổ chân tốt nhất hiện nay

Thoái hóa khớp cổ chân sử dụng thuốc tây y sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng, kiểm soát bệnh hiệu quả ngăn ngừa tái phát. Chính vì thế mà thuốc không thể trị dứt điểm sau một vài lần sử dụng mà có thể kéo dài đến suốt đời. Hầu hết bệnh nhân khi đến khám và điều trị bằng phương pháp hiện đại tại bệnh viện sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc chữa thoái hóa cổ chân với các loại chính gồm có thuốc giảm đau, thuốc chống viêm NSAID, thuốc giãn cơ, thuốc tiêm khớp và thuốc bổ trợ khác.

Tùy vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi bệnh nhân thoái hóa khớp gối bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với loại và liều lượng khác nhau. Dưới đây là thông tin cụ thể về các loại thuốc trị thoái hóa cổ chân cho người bệnh tham khảo.

1/ Thuốc chữa thoái hóa cổ chân nhóm giảm đau thông thường

Thuốc giảm đau thông thường là loại thuốc không cần kê đơn, có thể dùng để giảm đau cho nhiều chứng bệnh cơ bản từ đau nhức xương khớp cho đến đau đầu, đau răng kèm theo hạ sốt vô cùng hiệu quả. Nhóm thuốc sẽ được dùng cho bệnh nhân thoái hóa khớp cổ chân giai đoạn nhẹ, trung bình. Liều lượng thuốc tùy theo mức độ đau nhức của bệnh.

Loại thuốc chữa thoái hóa cổ chân

Thuốc giảm đau cho người bệnh thoái hóa khớp cổ chân

Loại thuốc chữa thoái hóa cổ chân thương dùng là thuốc Paracetamol, Acetaminophen, Advil…

2/ Thuốc chống viêm NSAID cho bệnh nhân thoái hóa khớp cổ chân

Thuốc điều trị thoái hóa cổ chân này được chỉ định dùng cho người bệnh vừa bị đau vừa kém theo biểu hiện viêm, sưng tại khớp cổ chân. Do thuốc có nhiều loại, liều lượng dùng khác nhau nên người bệnh thoái hóa khớp cổ chân nếu muốn dùng thuốc chữa thoái hóa cổ chân này phải dùng và mua theo đơn của bác sĩ. Loại thuốc này dễ gây tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, ảnh hưởng chức năng gan, thận nếu người bệnh lạm dụng.

Những loại thuốc chống viêm NSAID được dùng nhiều nhất là Aspirin, Diclofenac, Tramadol, Mobic, Celecoxib…

3/ Thuốc chữa thoái hóa cổ chân nhóm giãn cơ

Do cổ chân chịu áp lực lớn nên hiện tượng bị co cứng, chuột rút rất dễ xảy ra. Để ngăn ngừa tình trạng này các bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giãn cơ để kiểm soát và cải thiện các triệu chứng bệnh. Thuốc trị bệnh thoái hóa khớp cổ chan này cho tác dụng nhanh nhưng cũng kèm theo các tác dụng phụ gây hại cho cơ thể nếu người bệnh dùng không đúng cách phổ biến nhất là: gây nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa hay sốc phản vệ…

Các loại thuốc chữa thoái hóa cổ chân thường có trong đơn thuốc là: Tolperisone, Decontractyl, Eperisone HCl…

4/ Thuốc tiêm khớp

Thuốc điều trị bệnh thoái hóa cổ chân ngoài thuốc uống còn có thuốc tiêm. Khác với thuốc uống người bệnh thoái hóa khớp cổ chân chỉ cần bác sĩ kê đơn, mua thuốc về và sử dụng thuốc tiêm phụ thuộc hoàn toàn vào bác sĩ từ loại thuốc được tiêm, quá trình tiêm và theo dõi.

Thuốc chữa thoái hóa cổ chân dạng tiêm

Tiêm thuốc trong trường hợp viêm đau khớp kéo dài

Thông thường loại thuốc chữa thoái hóa cổ chân dạng tiêm này sẽ dùng trong trường hợp khớp cổ chân bị thoái hóa nặng gây đau dữ dội, viêm sưng kéo dài, tăng cường dịch khớp bôi trơn để cử động dễ dàng hơn. Thuốc sẽ cho tác dụng nhanh chóng do được tiêm trực tiếp. Những cũng chính vì thế mà tác dụng phụ sẽ dễ gặp và nguy hiểm hơn so với thuốc uống nếu dùng không đúng thuốc hay vượt quá liều lượng. Nguy cơ sốc thuốc, co giật, choáng váng… có thể xảy ra.

Ở nhóm thuốc tiêm, bác sĩ thường dùng các loại như corticoid, Hydrocortisol, Rasanvisc, Acid Hyaluronic…

5/ Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm

Đây là nhóm thuốc chữa thoái hóa cổ chân tiếp theo thường được kê đơn. Nhóm thuốc này chủ yếu là thuốc bổ sung các chất để tăng cường sức mạnh, tái tạo sụn khớp, dịch bôi trơn từ bên trong với tác dụng chậm sau vài tuần sử dụng mới cho hiệu quả.  Loại thuốc này thường an toàn, ít gây tác dụng phụ nên bệnh nhân thoái hóa cổ chân thường được kê đơn sử dụng chung với các thuốc đặc trị thoái hóa cổ chân khác.

Những thuốc trị bệnh thoái hóa cổ chân nhóm tác dụng chậm gồm có: Diacerhein, Chondroitin sunfat, Glucosamine sunfat…

Lời khuyên khi dùng thuốc chữa thoái hóa cổ chân

Khi sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp cổ chân mọi người phải chú ý những thông tin sau:

– Nên mua thuốc theo đơn (sau khi thăm khám bác sĩ sẽ kê đơn cho từng người), mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện hoặc quầy thuốc lớn uy tín. Trường hợp sử dụng thuốc tiêm thì người bệnh thoái hóa cổ chân sẽ được bác sĩ chuẩn bị thuốc.

– Thuốc chữa thoái hóa cổ chân cần sử dụng theo đúng phác đồ, uống đúng liều lượng, đúng giờ, đúng cách (uống với 1 cốc nước lớn, nên nuốt không nên nhai…).

Dùng thuốc chữa thoái hóa cổ chân đúng cách

Thuốc chỉ uống không nên nhai để tránh tác dụng phụ

– Trường hợp quên liều thì nên bỏ qua và và sử dụng thuốc với liều tiếp theo. Còn nếu uống quá liều cần phải theo dõi và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ tránh tác dụng phụ nguy hiểm xảy ra.

– Uống thuốc kết hợp vật lý trị liệu hoặc châm cứu, bấm huyệt nếu được sự chỉ định của bác sĩ để tăng cường kiểm soát, làm chậm quá trình thoái hóa cổ chân.

– Khi dùng hết đơn thuốc người bệnh thoái hóa cổ chân cần đi khám lại để kiểm tra thuốc có hiệu quả, kiểm soát bệnh tốt hơn. Bác sĩ có thể thay đổi vài thành phần thuốc khác nếu tình trạng thoái hóa vẫn tiến triển.

Thuốc chữa thoái hóa cổ chân không phải là cách chữa bệnh tốt nhất nhưng nó phù hợp với nhu cầu và điều kiện của hầu hết người bệnh. Hiệu quả nhanh với các triệu chứng bệnh giúp nhiều người an tâm. Chính vì thế hãy tìm hiểu các loại thuốc chữa bệnh, tìm đúng thầy giỏi để việc điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.

THAM KHẢO THÊM: Cách chữa thoái hóa cổ chân hiệu quả mà ai cũng mong muốn

T.H (Tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo