Thoái hóa khớp cổ chân – Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa
Thoái hóa khớp cổ chân là một trong những bệnh thoái hóa khớp có thể gây ảnh hưởng lớn đến khả năng di chuyển. Chính vì thế mà mọi người nên cẩn thận và chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh để biết cách xử lý bệnh kịp thời. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin mà mọi người nên biết về bệnh thoái hóa cổ chân.
1. Bệnh thoái hóa khớp cổ chân là gì?
Thoái hóa khớp cổ chân là căn bệnh thoái hóa khớp thường gặp nhất là ở người già và những người có tư thế di chuyển không đúng. Bệnh cũng được chỉ ra do sự mất cân bằng tổng hợp và hủy hoại của sụn cùng phần xương dưới sụn tại khớp cổ chân.
Hiện nay, bệnh có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác cả người trẻ và người trung niên. Vì thế mọi người cần tìm hiểu các thông tin tổng quan về bệnh từ nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị đến việc phòng tránh để tránh trường hợp bệnh xảy ra gây hoang mang, không điều trị dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân và những người xung quanh.
Thoái hóa khớp cổ chân ngày càng phổ biến hiện nay
2. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân
Các chuyên gia xương khớp cho biết hiện vẫn chưa chỉ ra chính xác đâu là nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ chân mà những yếu tố được đưa ra chỉ là làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những yếu tố đó bao gồm:
-
Tuổi tác
Kkhi tuổi càng càng thì đồng nghĩa xương khớp thoái hóa càng nặng. Đây chính là lý do tại sao người cao tuổi luôn mắc các bệnh xương khớp, thoái hóa.
-
Chấn thương
Đây cũng được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp cổ chân. Do va chạm trực tiếp gây trật khớp hay viêm khớp hay tổn thương nặng nề khác tại khớp cổ chân dù đã được điều trị nhưng vẫn để lại một vài di chứng dẫn đến thoái hóa.
-
Thừa cân
Cân nặng chèn ép lên cơ quan khớp xương khiến chúng dễ bị yếu, tổn thương nhanh hơn so với người bình thường. Đặc biệt cổ chân lại có chức năng nâng đỡ toàn cơ thể khi di chuyển cùng với khớp gối, khớp háng vì vậy mà quá trình thoái hóa lại càng diễn ra nhanh hơn do sụn khớp bị mất đi.
-
Di chuyển quá nhiều, làm việc nặng
Người chơi thể thao thường xuyên dễ bị thoái hóa khớp cổ chân
Việc thường xuyên di chuyển sẽ khiến khớp cọ xát và làm việc nhiều hơn. Chính vì thế mà lớp sụn dễ bào mòn và gây thoái hóa. Yếu tố này thường gặp ở người chơi thể thao thường xuyên nhất là điền kinh, bóng đá… Những người đứng lâu tại một vị trí cũng dễ bị các bệnh về khớp cổ chân trong đó có thoái hóa.
-
Một số bệnh xương khớp khác
Các bệnh mãn tính như viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp, gut cũng được chỉ ra là một trong những yếu tố gây thoái hóa cổ chân.
Trên đây là những yếu tố được chỉ ra làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó nếu gặp một trong những yếu tố trên, người bệnh cần theo dõi thêm triệu chứng để từ đó kịp thời đi khám và chữa bệnh thoái hóa khớp cổ chân.
3. Những triệu chứng thường gặp khi bị thoái hóa khớp cổ chân
Tình trạng đau nhức tại cổ chân, nhất là khi vân động. Ở giai đoạn mới phát bệnh sẽ có hiện tượng đau cơ học đó là đau khi di chuyển và hết đau khi tiến hành nghỉ ngơi.
– Nhiều khi đau mà không rõ nguyên nhân đặc biệt là ban đêm và buổi sáng sớm.
– Khi thời tiết chuyển mùa, mưa ẩm người bệnh cũng thường bị đau nhức khó chịu vô cùng, khi đó cơn đau sẽ thường kéo dài từ vài ngày đến cả tuần.
– Đau kèm theo sưng đỏ tại cổ chân, người mệt mỏi, chán ăn, chất lượng công việc và cuộc sống giảm sút.
Người bệnh thường bị đau nhức, sưng đỏ tại khớp cổ chân
– Cử động, đi lại bị hạn chế. Bệnh nhân khó để xoay cổ chân hay không thể đứng lên bình thường được bởi đau nhói lên.
– Teo cơ, biến dạng khớp cổ chân hay thậm chí là mất khả năng cử động xảy ra khi bệnh quá nặng và không được điều trị kịp thời.
Những triệu chứng này hoàn toàn có thể nhận biết được nên người bệnh hãy chú ý và đi khám từ sớm để đảm bảo việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.
4. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp cổ chân hiệu quả
Để điều trị bệnh, hiện nay có rất nhiều phương pháp hiệu quả để mọi người lựa chọn. Trong đó phương pháp chữa bệnh chính được nhắc đến là điều trị bằng Tây y và điều trị bằng Đông y.
-
Điều trị thoái hóa khớp cổ chân bằng Tây y
Mọi người sẽ được chỉ định dùng thuốc, thực hiện các liệu pháp vật lý trị liệu hay phẫu thuật trong những trường hợp nhất định.
– Thuốc và vật lý trị liệu thường được dùng cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp cổ chân giai đoạn nhẹ, giai đoạn giữa, có thể kết hợp hai phương pháp với nhau để tăng hiệu quả chữa bệnh.
– Phẫu thuật, phương pháp này thường chỉ được áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp và thực sự cần thiết. Đó có thể là khi khớp đã bị thoái hóa mạnh đe dọa đến khả năng đi lại của người bệnh cũng như có một số biến chứng nguy hiểm.
-
Chữa thoái hóa cổ chân bằng Đông y
Một trong những phương pháp điều trị an toàn mà hiệu quả cao nhất đó chính là Đông y. Người bệnh nếu muốn áp dụng phương pháp này và đạt kết quả chữa bệnh tốt nhất thì nên tìm những địa chỉ uy tín, sử dụng đúng thầy, đúng thuốc và đúng phương pháp.
Cách chữa bệnh thoái hóa cổ chân an toàn, hiệu quả cao
– Sử dụng các bài thuốc Đông y, các bài thuốc Đông y gia truyền chữa bệnh đã được áp dụng hàng trăm, hàng chục năm nay với các thành phần thuốc tự nhiên sẽ giúp cải thiện bệnh một cách lâu dài. Những phương thuốc này có thể áp dụng cho nhiều giai đoạn bệnh, kể cả khi bệnh đã chuyển thành mãn tính vẫn có thể cải thiện được.
– Châm cứu, về tác dụng của châm cứu chữa bệnh và lợi ích với sức khỏe con người đã được chứng minh trong các công trình nghiên cứu không chỉ trong đông y mà nhiều nước phát triển trên thế giới cũng đã áp dụng phương pháp điều trị bệnh này. Khi sử dụng châm cứu chữa thoái hóa khớp gối, mọi người có thể kết hợp với bài thuốc để tăng hiệu quả.
-
Những cách điều trị thoái hóa khớp cổ chân khác
– Khi bị đau nhức nên dừng ngay việc di chuyển tiến hành nghủ ngơi rồi dùng khăn ấm hoặc túi lạnh để chườm, áp vào cổ chân giúp cải thiện cơn đau và sưng tại cổ chân rất tốt.
– Trường hợp đau về đêm hoặc sáng sớm, bạn có thể bôi kem đặc trị hay dầu gió để giúp làm nóng khớp từ đó giảm hiện tượng cứng khớp và giúp di chuyển linh hoạt hơn.
– Thực hiện các bài tập cho khớp cổ chân tại nhà, nơi làm việc để giảm dần triệu chứng cũng như mức độ thoái hóa của khớp.
5. Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp cổ chân bằng cách nào?
Việc phòng ngừa bệnh vô cùng đơn giản những không phải ai cũng chủ động thực hiện. Vì thế nếu không muốn mắc căn bệnh này, hãy thực hiện một số việc đơn giản sau, nó không tốn quá nhiều thời gian hay mất công sức của bạn chủ yếu chỉ là thay đổi nó thành thói quen tốt cho mình.
– Hạn chế mang vác nặng hay di chuyển nhiều bởi khi đó khớp cổ chân chính là nơi chịu sự chèn ép lớn nhất của cả cơ thể, giúp thực hiện các chuyển động.
Hạn chế đi giày cao gót để tránh thoái hóa khớp cổ chân
– Chọn giày, dép phù hợp, ôm chân giúp nâng đỡ chân hạn chế đi giày cao gót trong thời gian dài hay đi dép quá cứng cũng dễ gây tổn thương cho khớp cổ chân .
– Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với những môn thể thao nhẹ nhàng tốt cho cử động nhịp nhàng của khớp gối với các môn như đạp xe, bơi lội, đi bộ, chạy bộ, thực hiện các bài tập, yoga… Nếu đi bộ, chạy bộ mọi người cần đi bộ đúng cách, không đi quá xa chỉ cần 5 -10 phút mỗi buổi sáng hoặc chiều tối.
– Thường xuyên ngâm chân với nước muối ấm có pha muối hoặc thêm vài lát gừng tươi hết hợp massage, xoa bóp cổ chân và bàn chân nhất là những hôm phải di chuyển nhiều, đứng nhiều.
– Tăng cường bổ sung canxi cùng các chất dinh dưỡng, vitamin khác để xương khớp chắc khỏe phòng ngừa loãng xương và các bệnh thoái hóa khớp.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ, nhất là khi thấy có biểu hiện đau nhức, sưng ở khớp cổ chân hay bất kỳ khớp nào khác cũng nên đi khám để sớm phát hiện và điều trị bệnh.
Thoái hóa khớp cổ chân thường rất khó chữa khỏi, chính vì thế mọi người nên tìm hiểu kỹ thông tin về bệnh tránh khi xảy ra không biết nên làm thế nào để phát hiện cũng như xử lý bệnh tốt nhất.
Cần phải đọc: Những loại thuốc chữa thoái hóa cổ chân được tin dùng nhất năm
Trần Huế (Tổng hợp).
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!