Dấu hiệu đứt dây chằng cổ chân và cách xử lý kịp thời

Đứt dây chằng cổ chân là tình trạng thường gặp trong cuộc sống, nguyên nhân chủ yếu thường gặp là do các hoạt động như: Chạy, nhảy, tai nạn giao thông,… Bệnh nếu không được sớm phát hiện và có cách điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Vậy dấu hiệu đứt dây chằng cổ chân là gì và xử lý như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Cấu trúc cổ chân bao gồm xương chày và xương mác nằm ở cẳng chân và vùng bàn chân là xương gót, xương sên,… Được bao quanh bởi một hệ thống các dây chằng, trong đó dây chằng ở phía ngoài cổ chân là dễ bị tổn thương dẫn tới đứt nhất.

1. Dấu hiệu đứt dây chằng cổ chân

Một số triệu chứng nhận biết đứt dây chằng cổ chân như:

  • Đau nhức cổ chân

Đau nhức là một dấu hiệu điển hình của tình trạng đứt dây chằng cổ chân.

Người bị đứt dây chằng ở cổ chân sẽ cảm thấy thấy nhói ở vị trí cổ chân, mắt cá chân hoặc cả gót chân tùy vào mức độ tổn thương, gây hạn chế vận động cho người bệnh, các khớp trở nên tê dại, cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc lúc đau lúc không.

Đau nhức là triệu chứng thường gặp của đứt dây chằng cổ chân

Đau nhức là triệu chứng thường gặp của đứt dây chằng cổ chân

  • Sưng khớp chân

Người bị đứt dây chằng sẽ cảm thấy cổ chân sưng to, vùng da quanh vị trí khớp tổn thương có dấu hiệu bầm, thâm tím do chảy máu ở bên trong. Nếu dùng tay ấn vào sẽ thấy rất nóng và đau nhói.

  • Lỏng cổ chân

Nếu bị bong gân ở trường hợp nặng, dây chằng đứt hoàn toàn có thể dẫn tới lỏng khớp khiến người bệnh cảm thấy cổ chân yếu, không vững, khi di chuyển sẽ thấy không thật chân, khó thực hiện các thao tác mạnh và nhanh. Lúc này người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và điều trị tránh để bệnh phát triển nặng có thể gây ra thoái hóa khớp cổ chân.

Đứt dây chằng cốt chân gây ra tình trạng khớp cổ chân bị lỏng

Đứt dây chằng cổ chân gây ra tình trạng khớp cổ chân bị lỏng

2. Cách xử lý khi bị đứt dây chằng cổ chân

Để giảm đau khi bị đứt dây chằng cổ chân các bạn có thể áp dụng một số cách như:

– Chườm lạnh: Chườm lạnh là cách làm tê nhanh chóng giúp giảm đau, ngăn ngừa phù nề hiệu quả. Người bệnh sử dụng mảnh vải mỏng bọc 3 – 4 viên đá lại rồi chườm lên vị trí cổ chân bị đứt dây chằng sẽ thấy các triệu chứng đau nhức giảm đáng kể. Tránh việc chườm nóng vì điều này sẽ làm gây ra việc giãn mạch, khiến cho khớp sưng to.

– Ngưng vận động: Ngay khi phát hiện các triệu chứng đứt dây chằng cổ chân người bệnh nên ngưng lại mọi hoạt động có liên quan tới chân để tránh bệnh tiến triển nặng.

– Ép chằng cổ chân: Người bệnh sử dụng băng thun để băng ép dây chằng khớp cổ chân trong vòng khoảng 48 giờ để khớp không bị tổn thương nặng dẫn tới thoái hóa, lúc đó điều trị thoái hoá cổ chân sẽ khó hơn rất nhiều.

Lưu ý: Người bệnh nên thực hiện căng nhẹ băng thun không nên chặt quá mà cũng không được lỏng quá.

Người bệnh bị đứt dây chằng cổ chân nên dùng băng thun cố định cổ chân

Người bệnh bị đứt dây chằng cổ chân nên dùng băng thun cố định cổ chân

– Nghỉ ngơi: Thực hiện các chế độ nghỉ ngơi hợp lý và nên hạn chế việc di chuyển sẽ giúp người bệnh mau chóng phục hồi các tổn thương cổ chân.

– Chế độ dinh dưỡng: Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng với những thực phẩm giàu chất kẽm, đồng, canxi, silicium, giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, đồng thời thúc đẩy dây chằng cổ chân được phục hồi nhanh hơn.

– Ngoài ra, sau khi giảm bớt sưng phù, người bệnh nên mang giày dép y khoa hoặc lót giày y khoa giúp giảm áp lực cơ thể lên bàn chân để dây chằng ở cổ chân nhanh chóng trở lại bình thường.

3. Nên khám chữa đứt dây chằng cổ chân ở đâu?

Ngoài những lưu ý nêu trên, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám và chữa trị tại các địa chỉ y tế uy tín. Dưới đây là Top 3 địa chỉ hàng đầu trong chữa trị các vấn đề liên quan đến hệ cơ xương khớp:

  • Bệnh viện Bạch Mai – Khoa cơ xương khớp

– Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.

– Thời gian làm việc: Buổi sáng từ 6:30 đến 12:00. Buổi chiều từ 13:30 đến 18:00. Làm việc các ngày trong tuần, ngoại trừ thứ 7 và chủ nhật.

Khoa cơ xương khớp của bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ dày kinh nghiệm, chuyên môn khoa. Điển hình như Giáo sư Trần Ngọc Ân, PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc,…

Ưu điểm: 

– Đội ngũ nhân viên và y bác sĩ giỏi.

– Trang thiết bị hiện đại, có đủ các phòng chức năng như tư vấn chuyên khoa, vật lý trị liệu, tiêm khớp,…

– Ứng dụng những công nghệ mới nhất trong điều trị các chứng bệnh xương khớp, ví dụ như nội soi khớp, ghép tế bào gốc mô mỡ tự nhiên, huyết tương giàu tiểu cầu, liệu pháp sinh học,…

Nhược điểm:

– Số lượng bệnh nhân hằng ngày rất đông, bệnh viện thường bị quá tải.

– Bệnh nhân phải xếp hàng chờ tới lượt khám, lại không được tự mình lựa chọn bác sĩ điều trị.

– Bệnh nhân ở xa phải tốn kém thời gian đi lại, chờ đợi, gặp nhiều khó khăn.

– Đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế, thì thủ tục phức tạp, phải chuyển theo đúng tuyến.

đứt dây chằng cổ chân bạch mai

Bệnh viện Bạch Mai tuy là điểm đến hàng đầu trong điều trị các bệnh xương khớp nhưng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm

  • Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP. HCM

– Địa chỉ: 929 Trần Hưng Đạo, phương 1, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

– Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6 làm việc từ 6:30 – 20:00. Thứ 7 và Chủ nhật làm việc từ 6:30 – 12:00.

Bệnh viện ra đời từ năm 1993, từ đó đến nay khoa cơ xương khớp của bệnh viện luôn được đánh giá là đứng đầu trong việc điều trị các chứng bệnh xương khớp, trong đó có cả tình trạng đứt dây chằng cổ chân.

Ưu điểm:

– Tập trung nhiều bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

– Cơ sở y tế luôn được cập nhật, làm mới, nắm bắt kịp các công nghệ hiện đại trên thế giới.

Nhược điểm:

– Bệnh nhân đến khám chữa đông, luôn trong tình trạng chờ đợi, lấy số thứ tự, chờ khám chữa bệnh.

– Chi phí khám và điều trị khá đắt đỏ, không phải ai cũng có đủ điều kiện theo đuổi cả quá trình chữa trị.

  • Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường

– Địa chỉ: Sn37A, ngõ 97, Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội (Cơ sở 1)/ Số 100, đường D1, phường 25, quận Bình Thạnh (Cơ sở 2).

– Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến Chủ nhật. Bắt đầu từ 8:00 đến 17:00.

>> Xem thêm: Khám xương khớp ở đâu tốt Hà Nội – 3 địa chỉ bệnh viện uy tín

đứt dây chằng cổ chân đỗ minh đường

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường là địa chỉ uy tín nếu bạn muốn điều trị bằng Nam dược

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường bắt nguồn từ dòng họ Đỗ Minh tại Hà Nam, hơn 150 năm trước chuyên bốc thuốc Nam cứu người. Nhà thuốc được thành lập tại Hà Nội hơn 15 năm trước, sau đó mở rộng và đặt cơ sở 2 tại TP. Hồ Chí Minh.

Bằng việc lưu truyền qua từng thế hệ, đến nay các bài thuốc và phương pháp chữa bệnh của dòng họ vẫn được lưu giữ, thậm chí còn được truyền nhân đời thứ 5 là Giám đốc chuyên môn nhà thuốc – lương y Đỗ Minh Tuấn nghiên cứu, phát triển nhằm đưa lại hiệu quả trị bệnh tối ưu nhất.

Ưu điểm:

– Đội ngũ lương y có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tận tâm với nghề, nhiệt tình với bệnh nhân.

– Cơ sở khang trang, đầy đủ trang thiết bị, các phòng chức năng như thăm khám tư vấn, điều trị bằng vật lý trị liệu, phòng châm cứu, bấm huyệt.

– Nhà thuốc có hệ thống đặt lịch khám, hạn chế tình trạng quá tải, không để bệnh nhân phải chờ đợi mệt mỏi.

– Miễn phí thăm khám và tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia hàng đầu.

– Điều trị bằng các bài thuốc gia truyền, đi sâu triệt tiêu bệnh từ căn nguyên, kết hợp hồi phục sức khỏe người bệnh để có khả năng chống chọi, phòng bệnh quay lại.

– Thuốc đều bào chế từ thảo dược quý nước Nam, trị bệnh bằng dược tính, kháng sinh thiên nhiên nên rất lành tính, không gây tác dụng phụ nguy hiểm nào.

Trên đây là một vài chia sẻ về tình trạng đứt dây chằng cổ chân và cách xử lý. Để an toàn cho sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa cổ chân, người bệnh nên sớm đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Đừng bỏ qua: Khám xương khớp ở đâu tốt TP. HCM – 5 địa chỉ bệnh viện uy tín

Xem ngay: Những loại thuốc chữa thoái hóa cổ chân được tin dùng nhất của năm

Đọc kĩ: Phương pháp điều trị thoái hóa khớp từ 100% thảo dược thiên nhiên an toàn, hiệu quả

Nguyễn Ngòi (Tổng hợp)

GỢI Ý XEM THÊM

Bình luận (3)

  1. Trịnh thùy linh says: Trả lời

    Mấy nay em cứ bị đau chân ở phía sau giữa 2 mắc cá chân.Lúc đầu em chỉ bị chân trái thôi.Về sau đến hôm nay em bị luôn chân phải.Đau như nhau.Em cứ nghĩ là bị căng dây gân thôi nhưng càng  ngày càng khó chịu ĐẶT BIỆT là khi em BÓP MẠNH VÀO CHỔ ĐAU DÂY GÂN ĐÓ nó rất đau và thốn.Và Nhất là khi em để co bàn chân hay đi lên bậc thang rất đau khó chịu.Nhưng khi em xoa dầu nóng ( còn gọi là dầu cù là ) xoa chân trái thì hết nhưng chân phải thì không.Và cứ không lâu là ngủ dậy nó đau.Và em phải đi cà nhấc cà nhấc mới được.Em không bị chân em bị như vậy có phải là bị đứt dây chằng cổ chân.Nhưng lên mạng đọc bài viết em nghi ngờ mình có dấu hiệu bị đứt dây chằng cổ chân.Em để lại thắc mắc mong bác sĩ giải đáp giúp em để em biết và điều trị.Em làm công việc bảo vệ nên cần đôi chân nhanh nhẹn ạ.Em chân thành cảm ơn.

    1. Cường says: Trả lời

      Đi khám đi bạn, mấy bệnh kiểu như này phải đi khám chụp chiếu thì mới biết cụ thể bệnh như thế nào để mà điều trị, cứ chủ quan không đi khám để càng lâu bệnh lại càng chuyển nặng hơn lại khổ

  2. phong kroos says: Trả lời

    mấy tuần nay em bị đau ở cổ chân. Ngồi xuốn cái là cảm giác như nó gần đứt dây đó. Mà co chân vô cái là đau lắm. Em đã uống thuốc mà cx k khỏi, với vận động nhẹ mà cx k có dấu hiệu giảm. Nên h đây phải làm gì ạ, có phải  bị giãn dây chằng phải k ạ. Em cảm on ạ!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo