Bệnh thoái hóa khớp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất
Bệnh thoái hóa khớp đang ở tình trạng báo động bởi theo thống kê của ngành xương khớp, hiện nay cứ 1.000 người đến khám có 65% ở tình trạng nặng đến rất nặng. Chính vì thế việc nhận biết bệnh thoái hóa khớp là gì, triệu chứng và xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị bệnh. Đọc ngay bài viết này để hiểu rõ nhất thế nào là thoái hóa khớp?
Nên đọc:
>> 5 triệu chứng thoái hóa khớp người bệnh không nên xem thường
>> Chỉ ra nguyên nhân thoái hóa xương khớp phổ biến ai cũng mắc phải
1. Thoái hóa khớp là gì?
TS. Trần Trung Dũng – PGĐ Bệnh viên Đa khoa Xanh Pôn giải đáp cho biết, thoái hóa khớp có tên tiếng Anh là Osteoarthritis hoặc Degenerative arthritis, đây là một trong những loại tổn thương xương khớp do tình trạng viêm nhiễm, mất sụn ở bề mặt khớp. Cũng có thể hiểu, đây là quá trình lão hóa của tổ chức sụn khớp, đầu xương và các tổ chức phần mềm quanh khớp.
Thoái hóa khớp có thể gặp các nhiều khớp khác nhau bao gồm khớp háng, gối, cổ chân, cổ tay, ngón chân, ngón tay… Người bệnh có thể bị thoái hóa một khớp hoặc thoái hóa đa khớp nghĩa là nhiều khớp bị thoái hóa. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh đặc biệt nếu không chữa trị sớm sẽ gây biến chứng khó lường.
Những vị trí thường bị thoái hóa khớp hay còn gọi là thoái hóa đa khớp
- Đối tượng nào dễ mắc bệnh thoái hóa khớp?
Trong khi đó, tỉ lệ dân số thế giới bị thoái hóa khớp được cảnh báo ngày càng gia tăng, có rất nhiều người trẻ mắc bệnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Lan – Phó Chủ tịch Hội thấp khớp học Việt Nam (VRA) cho biết, bệnh thoái hóa xương khớp sẽ tỉ lệ thuận với độ tuổi (tuổi càng tăng thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao).
– Độ tuổi < 26 tuổi tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa ở nam giới khoảng 4,6% và ở nữ giới là 4,9%.
– Độ tuổi từ 27 – 45 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp ở nam giới khoảng 18,6%, và ở nữ giới là 19,3%.
– Độ tuổi từ 45 – 60 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa ở 2 giới vào khoảng 50%.
– Độ tuổi từ 60 – 90 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh vào khoảng 50 – 95%.
2. Triệu chứng bệnh thoái hóa xương khớp
Khi mắc bệnh thoái hóa xương khớp người bệnh sẽ gặp rất nhiều triệu chứng dai dẳng, kéo dài, khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp trong quá trình bị thoái hóa khớp.
– Bị đau khớp, khớp bị đau từ giai đoạn đầu và kéo dài dai dẳng theo mức độ bệnh. Tần suất, mức độ sẽ ngày một nghiêm trọng hơn ảnh hưởng lớn đến người bệnh thoái hóa sụn khớp.
– Khớp bị cứng, vào buổi sáng sớm hay khi bất động khớp bị thoái hóa một thời gian người bệnh sẽ thấy co cứng.
Biểu hiện đau cứng do thoái hóa xương khớp gây ra
– Tiếng kêu phát ra, triệu chứng thoái hóa khớp tiếp theo đó là tiếng kêu lục cục phát ra từ khớp bị thoái hóa khi cử động.
– Gặp khó khăn khi cử động khớp, việc cử động bị cản trở thấy rõ, người bệnh không thể đi lại, cầm nắm vật như bình thường khi bị thoái hóa khớp.
- Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp:
Khi bệnh nặng người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như: khớp bị tê bì, teo ổ khớp, bị lệch trục, khớp sưng to, gồ ghề, bị cong vẹo so với ban đầu…
3. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Theo bác sĩ chuyên khoa I Cao Thanh Ngọc – Trưởng Đơn vị Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong số những người đến khám xương khớp thì có hơn 60% người bệnh gặp vấn đề về thoái hóa khớp. Nguyên nhân khiến tình trạng thoái hóa sụn khớp ở nước ta gia tăng là do:
- Vấn đề tuổi tác
Như đã nói trên, tuổi tác có ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa, tuổi càng cao thì tỉ lệ người mắc bệnh càng tăng.
- Thoái hóa khớp do hoạt động mạnh
Những người thường xuyên phải làm việc nặng, hoạt động nhiều, lặp đi lặp lại cũng khiến hệ cơ khớp khó kiểm soát, không thể đáp ứng kịp, từ đó chúng dễ bị thoái hóa dần.
Vận động viên thể thao là đối tượng dễ bị thoái hóa khớp
- Do trọng lượng cơ thể
Việc tăng cân, khiến cơ thể rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì sẽ gây nên nhiều áp lực lên hệ cơ xương khớp, khiến các khớp xương phải hoạt động nhiều. Tình trạng này diễn ra lâu dài sễ gây ra bệnh thoái hóa.
- Yếu tố di truyền
Đây cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp được bác sĩ chỉ ra. Cha mẹ bị thoái hóa xương khớp sớm thì con cái cũng có nguy cơ cao bị bệnh sau này.
- Do vấn đề nội tiết
Đây là lý do thường gặp ở phụ nữ, thường phụ nữ tiền mãn kinh, hậu mãn kinh có nguy cơ cao bị thoái hóa xương khớp.
4. Hướng điều trị bệnh thoái hóa sụn khớp
Nếu người bệnh sớm thăm khám và điều trị bệnh thì sẽ giúp hạn chế khả năng biến chứng nguy hiểm hơn. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp khác nhau giúp trị bệnh thoái hóa sụn khớp, tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng phù hợp với mọi cách điều trị.
Để biết mình nên điều trị thoái hóa khớp theo hướng nào thì người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở uy tín, lắng nghe lời khuyên của bác sĩ về phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng và mức độ bệnh.
-
Phương pháp dân gian trị thoái hóa khớp
Dân gian là các chữa bệnh đơn giản nhất mà mọi người có thể thực hiện tại nhà. Thực tế những bài thuốc này được tạo ra và lưu truyền từ thời xưa khi người bị thoái hóa khớp không có tiền mua thuốc điều trị. Dựa vào sự tìm tòi và kinh nghiệm mà ông cha ta đã tạo nên những bài thuốc trị thoái hóa lành tính và cho hiệu quả khá tốt. Người bệnh hoàn toàn có thể điều trị thoái hóa khớp bằng các bài thuốc này trong trường hợp bệnh nhẹ.
Dây đau xương trị thoái hóa khớp cho hiệu quả tốt
Các bài thuốc điển hình trong dân gian được nhiều người bệnh thực hiện nhất đó là mật ong và bột quế; bài thuốc từ lá mơ lông, bài thuốc từ lá lốt, rượu mè đen, rượu tỏi…
-
Chữa bệnh thoái hóa khớp bằng tây y
Tây y là phương pháp chữa bệnh phổ biến nhất với các loại thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật. Cụ thể:
# Thuốc tây y
Là những loại thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, dung dịch hay thuốc tiêm được bác sĩ kê toa khi người bệnh thoái hóa khớp đi khám.
Thuốc thường dùng để chữa thoái hóa khớp gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm NSAID, thuốc bôi ngoài da, thuốc tiêm, thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm, vitamin B…
# Vật lý trị liệu
Phương pháp trị bệnh thoái hóa khớp tiếp theo trong Tây y đó chính là vật lý trị liệu. Đây là phương pháp cho hiệu quả tốt không cần dùng thuốc, chỉ với những tác động vật lý qua máy móc có thể cải thiện các triệu chứng bệnh.
Vật lý trị liệu cho người bị thoái hóa khớp gồm có nhiệt trị liệu, điện trị liệu và các bài tập.
Chữa bệnh thoái hóa bằng trị liệu an toàn, hiệu quả
# Phẫu thuật
Phẫu thuật hay mổ cũng là giải pháp loại bỏ tổn thương tại khớp cho người bị thoái hóa. Dù vậy cách trị bệnh này chỉ áp dụng cho người bệnh giai đoạn nặng. Phẫu thuật cho người bị thoái hóa khớp gồm có thay khớp nhân tạo.
# Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc
Đây là cách chữa mới được áp dụng điều trị bằng chính mô mỡ và huyết tương giàu tiểu cầu của người bệnh. Mỗi ca điều trị khoảng 50 triệu đồng.
-
Đông y chữa thoái hóa khớp
Đông y là nền y học lâu đời, tồn tại ở nước ta từ rất lâu và hiện vân đang được áp dụng phổ biến đển trị thoái hóa khớp. Các bài thuốc, châm cứu và xoa bóp bấm huyệt là cách điều trị chính. Cụ thể:
# Thuốc đông y
Thường là bài thuốc gia truyền, bài thuốc đặc trị bệnh về xương khớp được áp dụng từ lâu. Thành phần chính của thuốc là dược liệu thiên nhiên sẽ được kê toa bốc thuốc bởi lương y, thầy thuốc. Bài thuốc chữa bệnh gồm có Độc hoạt tang ký sinh, bài thuốc Đỗ Minh Đường và bài thuốc của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc… Các bài thuốc này có thể chữa thoái hóa khớp thông thường hay thoái hóa đa khớp đều cho hiệu quả tốt.
Bài thuốc đông y trị thoái hóa cho hiệu quả lâu dài và không tác dụng phụ
# Châm cứu
Người bệnh thoái hóa khớp, nhất là người cao tuổi được khuyên nên điều trị bằng phương pháp này. Châm cứu sẽ dùng kim tác động đến các huyệt khác nhau nhằm cải thiện triệu chứng bệnh qua việc lưu thông khí huyết và bổ can thận, điều hòa cơ thể.
# Bấm huyệt xoa bóp
Đây là cách chữa thoái hóa khớp không dùng thuốc hay phương tiện hỗ trọ nào. Nhưng với các thủ thuật mà người bệnh sẽ sớm cải thiện triệu chứng, tăng cường sức đề kháng. Đây cũng là lựa chọn tố cho người bị thoái hóa xương khớp.
5. Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa đa khớp
Để không phải là nạn nhân của căn bệnh này hoặc không muốn tình trạng bệnh trầm trọng hơn cần lưu ý những việc sau đây:
- Tập thể dục đều đặn với bài tập nhẹ nhàng, phù hợp
- Tuyệt đối không được để thừa cân, béo phì
- Không để xảy ra tổn thương nào do tác động mạnh hoặc đột ngột
- Giảm muối, đường, mỡ trong khẩu phần ăn mỗi ngày
- Khám sức khỏe xương khớp định kì
Tìm hiểu kỹ hơn về Bệnh thoái hóa khớp qua video dưới đây:
Bệnh thoái hóa khớp và cách điều trị bệnh đã được chia sẻ qua những thông tin trên. Thoái hóa xương khớp có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào trong khi chưa có phương pháp điều trị khỏi dứt điểm vì vậy mọi người nên chú ý để phát hiện sớm và phòng ngừa điều trị đúng lúc.
XEM THÊM:
6 cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp cho tất cả mọi người
Bệnh thoái hóa khớp có chữa khỏi không và cách điều trị mọi người nên tham khảo
T.H (Tổng hợp).
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!