Thoái hóa khớp khuỷu tay: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị bệnh
Thoái hóa khớp khuỷu tay là gì, biểu hiện bệnh thế nào, tại sao mắc phải căn bệnh này, cách điều trị và phòng tránh hiệu quả… Rất nhiều câu hỏi được người bệnh đặt ra khi được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất tật các thông tin để giải đáp, giúp mọi người có kiến thức để biết cách xử lý khi bệnh xảy ra.
1. Bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay là gì?
Khớp khuỷu tay là một khớp quan trọng giúp cánh tay, bàn tay có thể thực hiện các cử động phục vụ hoạt động sinh hoạt thường ngày và khi làm việc. Chính vì thế khi nó bị tổn thương, suy giảm chức năng nâng đỡ, co duỗi của cánh tay sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của vùng này.
Thoái hóa khớp khuỷu tay được nhắc đến là một bệnh lý về thoái hóa liên quan đến xương khớp thường gặp phải ở những người có tuổi. Trong đó, độ tuổi trung bình từ khoảng 40 – 55 tuổi, nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn so với nữ giới về căn bệnh thoái hóa khớp này.
Khớp khuỷu tay bị thoái hóa do vận động quá mức
Bệnh khó nhận biết ở giai đoạn đầu chỉ khi phát ra bên ngoài và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc thì người bệnh mới biết. Tuy nhiên phần lớn người bệnh chỉ phát hiện nguyên nhân và điều trị bệnh khi đi khám, thường trong giai đoạn muộn thoái hóa khớp khuỷu tay đã diễn ra mạnh mẽ và hủy hoại sụn khớp.
2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp khuỷu tay
Rất nhiều nguyên nhân được chỉ ra gây thoái hóa khớp khuỷu tay có thể là do bệnh lý hay các yếu tố bên ngoài tác động.
– Khớp khuỷu tay bị thoái hóa do viêm gân tại các gân cơ bám lồi cầu ngoài hay các gân bên trong bởi các hoạt động đóng đinh, lau chùi cửa, thợ mộc, chơi tennis…
– Do tổn thương dây chằng bên trong khiến khuỷu tay bị ảnh hưởng lâu dần khiến khớp bị thoái hóa.
– Do viêm túi hoạt dịch tại mỏm khuỷu khiến lượng dịch không ổn định gây viêm khớp và thoái hóa khớp.
– Do bị chèn ép bởi các dây thần kinh gây ra bởi các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa đốt sống cổ…
– Do chấn thương khiến khuỷu tay va đập trực tiếp với vật cứng có thể dẫn đến nứt, rách sụn khớp hoặc trật khớp từ đó tạo điều kiện cho quá trình thoái hóa diễn ra.
– Do lão hóa tự nhiên đó chính là tuổi tác, với nguyên nhân này thì nhiều người không thể tránh khỏi, việc điều trị cũng khó khăn hơn chính vì thế cần sớm nhận biết và phòng tránh bệnh từ khi còn trẻ.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay
Mọi người có thể dễ dàng nhận thấy bệnh qua các biểu hiện lâm sàng ở khuỷu tay với các triệu chứng như:
Tình trạng đau nhức tại khuỷu tay khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động
– Đau âm ỉ, nhức mỏi tại khuỷu tay
– Đau nhức khuỷu khiến cả vùng cẳng tay và bàn tay cũng thấy mỏi và khó chịu
– Sưng đỏ, nóng tại vùng khớp bị thoái hóa có thể một bên hoặc cả hai bên.
– Đau cứng khớp khuỷu tay vào sáng sớm khi ngủ dậy, tiến hành nghỉ ngơi sau khoảng 15 phút sẽ thuyên giảm.
– Đau dữ dội khi vận động nhất là khi vận động mạnh khiến người bệnh buông vật đang cầm ở bàn tay.
– Cử động co, duỗi khuỷu tay bị hạn chế, khả năng cầm nắm đồ vật của bàn tay cũng không còn chắc chắn như trước.
– Khuỷu tay mất hoàn toàn khả năng vận động, bị teo cơ, biến dạng khớp.
Việc nhận biết triệu chứng bệnh từ dấu hiệu đau ban đầu và đi khám sẽ giúp việc điều trị trở lên dễ dàng hơn, khả năng phục hồi cũng nhanh hơn. Chính vì thế, ngay khi thấy những bất thường không chỉ khớp khuỷu tay mà bất kỳ khớp nào khác thì không nên chủ quan mà phải điều trị ngay.
4. Điều trị thoái hóa khớp khuỷu tay bằng cách nào?
Sau khi đã nhận biết được nguyên nhân và triệu chứng thoái hóa khớp khuỷu tay, mọi người cần tìm ra phương pháp điều trị thoái hóa khuỷu tay hữu hiệu nhất để giảm tải những cơn đau nhức khó chịu do bệnh gây ra đồng thời làm chậm lại quá trình thoái hóa tại khớp.
Hiện nay, người bệnh có thể lựa chọn nhiều phương pháp điều trị khác nhau trong các nhóm Y học cổ truyền, Y học hiện đại.
-
Trong y học cổ truyền
Người bệnh có thể điều trị thoái hóa khớp khuỷu tay bằng các bài thuốc; châm cứu; xo bóp, bấm huyệt… Mỗi phương pháp lại có hiệu quả cũng như cách thực hiện khác nhau do đó tùy thuộc vào bản thân người bệnh về cơ địa và giai đoạn nặng nhẹ, thầy thuốc, lương y sẽ hướng người bệnh đến cách chữa bệnh tốt nhất.
Bài thuốc gia truyền chữa thoái hóa khớp khuỷu tay hiệu quả
– Về các bài thuốc, người bệnh được cắt cho những thang thuốc với nhiều thảo dược quý đã được bào chế cho hiệu quả tốt trong điều trị cũng như nâng cao sức khỏe của con người. Thế những không phải bài thuốc nào cũng hiệu quả, nhất là khi người bệnh nhận thuốc từ các thầy lang băm. Chính vì vậy, để nhận được bài thuốc chữa thoái hóa khớp khuỷu tay tốt nhất, người bệnh hãy đến các cơ sở uy tín, lâu đời khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền như: Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc Dân tộc, Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM, nhà thuốc Đỗ Minh Đường…
– Ngoài bài thuốc thì chữa thoái hóa khớp khuỷu tay bằng châm cứu, xoa bóp bấm huyệt cũng cho hiệu quả rất tốt khi đều tác động vào các huyệt vị, huyệt đạo tại xung quanh khớp khuỷu tay để tăng cường tính di động, sự linh hoạt và giảm đau, chống viêm sưng. Các thủ thuật này, muốn đạt hiệu quả người bệnh cũng cần tìm đến lương y có tiếng.
-
Trong Y học hiện đại
Khác với y học cổ truyền, y học hiện đại được ứng dụng từ các công nghệ tiên tiến hiện đại chính vì thế nó đáp ứng nhu cầu nhanh, gọn từ nội khoa cho đến ngoại khoa.
– Về nội khoa, người bệnh sẽ được điều trị bằng loại thuốc trị thoái hóa khuỷu tay như thuốc giảm đau, chống viêm với tác dụng nhanh chóng tức thì. Hơn hết nó được bào chế dưới dạng viêm nên dễ sử dụng và dễ mang theo. Trên thị trường hiện nay ngày càng có nhiều thuốc điều trị vì vậy để tìm được thuốc phù hợp, điều trị hiệu quả bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay người bệnh cần đi khám và áp dụng theo phác đồ điều trị từ bác sĩ. Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y đó chính là dùng đúng liều lượng không lạm dụng bởi nó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
– Về ngoại khoa, phương pháp chính đó chính là phẫu thuật. Phương pháp này được áp dụng với người bị thoái hóa khớp khuỷu tay giai đoạn nặng có khả năng biến chứng. Khi đó người bện có thể được áp dụng phương pháp mổ nội soi thay khớp… để có thể giúp người bệnh hoạt động lại bình thường. Tuy nhiên rủi ro sau phẫu thuật khá nhiều do đó chỉ trong trường hợp đặc biệt mới được bác sĩ chỉ định.
5. Phòng ngừa thoái hóa khớp khuỷu tay hiệu quả
Để tránh bị thoái hóa khớp khuỷu tay thì khi còn trẻ, mọi người hãy có lối sống tích cực, thay đổi một số thói quen xấu trong sinh hoạt, vận động và ăn uống. Dưới đây là những việc làm có thể giúp bạn phòng ngừa căn bệnh phiền phức này.
Tránh mang vác nặng thường xuyên là cách phòng ngừa thoái hóa khuỷu tay
– Thay đổi tư thế làm việc, tránh xách, nhấc vật nặng thường xuyên bởi nó khiến khớp chịu tổn thương, cọ xát nhiều gây thoái hóa nhanh.
– Thực hiện các động tác giãn cơ trước khi chơi thể thao nhất là các môn sử dụng nhiều lực cách tay như golf, tennis, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền…
– Giữ cân nặng ở mức độ trung bình, với người thừa cân nên thực hiện các biện pháp giảm cân an toàn để sức khỏe ổn định giảm nguy cơ bị thoái hóa khớp khuỷu tay cũng như các bệnh xương khớp khác.
– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả và đa dạng các loại thịt cá, có thể bổ sung thêm canxi qua sữa… Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá; giảm lượng đường, muối trong khẩu phần ăn cũng như hạn chế đồ ăn sẵn nhiều dầu mỡ…
Bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về lâu về dài cho người bệnh chính vì thế, hãy tìm hiểu các thông tin về bệnh để biết mình nên làm gì và không nên làm gì giúp điều trị hiệu quả và tránh bệnh tiến triển nhanh.
Trần Huế (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!