Bệnh thoái hóa khớp vai: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất

Thoái hóa khớp vai là bệnh lý dễ xảy ra do khớp vai phải hoạt động khá nhiều. Bệnh thường gây ra nhiều cơn đau nhức khiến người bệnh bị hạn chế vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. Hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh để từ đó tìm ra cách điều trị thoái hóa khớp vai hiệu quả nhất.

Nên đọc:

>> Bệnh viêm khớp vai- Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

>> Thoái hóa khớp khuỷu tay: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị bệnh

1. Bệnh thoái hóa khớp vai là gì?

PGS.TS. BS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai chỉ rõ cấu tạo của khớp vai, cũng như bệnh thoái hóa khớp vai là gì. Theo đó, khớp vai là bộ phận được cấu tạo từ 5 khớp: khớp vai chính, khớp mỏm cùng cánh tay, khớp mỏm cùng, xương đòn, khớp xương bả vai lồng ngực.

Khớp vai có thể vận động linh hoạt được là nhờ một hệ thống gân cơ chóp xoay, nó giúp cho khớp vai chuyển động xoay được, di chuyển và vận động dễ dàng.

thoái hóa khớp vai và cấu tạo vai

Cấu tạo của khớp vai

Vậy bệnh thoái hóa khớp vai là gì? Mặc dù xương khớp vai nằm ở vị trí không phải chịu nhiều áp lực nặng như khớp háng, khớp gối nhưng khớ vai lại hoạt động nhiều, chạy trong khoang dưới mỏm có không gian khá hẹp và bao quanh là hệ thống dây chằng; dây thần kinh (giúp tay vận động uyển chuyển) nên khớp vai rất dễ bị thoái hóa.

Hiện tượng thoái hóa khớp này thường bắt gặp nhiều nhất ở người sau 30 tuổi trở đi, đây cũng là lúc quá trình thoái hóa bắt đầu và dần gây ra các dấu hiệu nổi bật đau nhức, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.

2. Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp vai

Cũng như một số bệnh thoái hóa khác, thoái hóa khớp vai thường có những triệu chứng chính như sau:

  • Đau nhức tại khớp vai

Tình trạng đau nhức với nhiều mức độ khác nhau có thể là đau âm ỉ, đau nhức, đau buốt, đau từng cơ hay đau dữ dội kéo dài.

  • Cứng khớp vai

Khớp vai có biểu hiện bị co cứng thường gặp nhất và buổi sáng sớm khi ngủ dậy, khi cử động vai quá nhiều hay khi thời tiết trở trời.

  • Tiếng kêu lạ khi bị thoái hóa khớp vai

Khi khớp vai bị thoái hóa ngoài sụn khớp bị bào mòn thì dịch khớp tiết ra cũng không ổn định, người bệnh dễ bị khô khớp vai từ đó có dấu hiệu phát ra tiếng kêu mỗi khi cử động.

  • Hạn chế vận động

Người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc giơ tay thẳng cũng như cử động xung quanh lưng. Đôi khi cũng xuất hiện những cơn đau bất chợt và nhanh chóng biến mất.

Biểu hiện thoái hóa khớp vai

Cử động tại khớp vai trở nên khó khăn hơn do thoái hóa

  • Cảm giác tê bì cánh tay, tay yếu dần

Thoái hóa khớp vai khiến người bệnh có cảm giác tê bì toàn bộ cánh tay. Ban đầu cảm giác này rất nhẹ, chỉ là thoáng qua nhưng càng về sau cảm giác tê tay càng tăng lên, đặc biệt là khi nằm ngủ ở sai tư thế.

  • Triệu chứng khi chụp X-quang

Để hạn chế nguy cơ bệnh thoái hóa khớp vai diễn biến xấu đi người bệnh nên tìm tới những cơ sở chuyên khoa uy tín để được kiểm tra một cách cụ thể và chính xác nhất

3. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp vai

Đến nay y học vẫn chưa khẳng định hoàn toàn những nguyên nhân gây nên bệnh, tuy nhiên y học đã liệt kê ra những yếu tố sau đây, xác định chúng chính là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp vai:

  • Tuổi tác

Người trưởng thành, đặc biệt là người từ 30 tuổi trở đi là đối tượng dễ bị bệnh thoái hóa khớp vai. Lúc này quá trình thoái hóa bắt đầu diễn ra, dần gây nên các triệu chứng thoái hóa tại khớp vai. Thoái hóa diễn ra càng nhanh khi tuổi càng cao.

  • Chấn thương

Những chấn thương tại vai gặp phải khi chơi thể thao, tai nạn giao thông, làm việc sẽ dẫn tới bệnh thoái hóa khớp vai. Cụ thể, chấn thương khiến ảnh hưởng vùng xương, cơ gây ra nứt, gãy dẫn tới viêm nhiễm. Sự viêm nhiễm này khiến cho các bộ phận tại khoang dưới mỏm cùng bị yếu dần thoái hóa khớp.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai do chấn thương

Chấn thương là một trong những nguyên nhân chính khiến khớp vai bị thoái hóa sớm

  • Thoái hóa khớp vai do cấu tạo khớp vai

Bản thân gân ở vùng cơ chóp xoay vai của người bệnh đã yếu sẵn do cơ địa, mạch máu nuôi gân tại vùng khớp vai cũng không được tốt mà ngày càng kém đi. Bên cạnh đó là bản chất gân vùng cơ chóp xoay phải hoạt động trong khoang dưới mỏm cùng chật hẹp, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nhiều lần, cộng với sự cọ xát của gân và vùng khoang càng làm cho gân dễ bị giãn ra và dễ đứt hơn.

  • Do một số bệnh lý khác

Các bệnh nhân có tiền sử mắc một số bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, nhồi máu cơ tim hoặc tổn thương các chi trên sẽ có nguy cơ mắc thoái hóa khớp vai cao hơn bình thường

4. Cách chữa bệnh thoái hóa khớp vai

Theo lời các chuyên gia đầu ngành xương khớp thì hiện có một số cách chữa thoái hóa khớp vai. Trong đó thường được áp dụng nhất vẫn là các bài thuốc lưu truyền trong dân gian, phương pháp hiện đại và cổ truyền trị bệnh.

  • Các bài thuốc lưu truyền trong dân gian chữa thoái hóa khớp vai

Do nhiều yếu tố mà từ xa xưa ông cha ta đã tìm tòi và bào chế ra những cây thuốc, bài thuốc có tác dụng giảm thiểu các triệu chứng đau nhức, sưng tại khớp vai. Những cách trị bệnh bằng dân gian có ưu điểm là an toàn tuyệt đối, dễ tìm kiếm, giá vô cùng rẻ. Chính vì thế mà đối tượng nào cũng có thể dùng thuốc. Tuy nhiên nhược điểm đó là phải kiên trì sử dụng và không phải ai dùng cũng cho tác dụng, chỉ nên dùng thuốc dân gian trong giai đoạn nhất định đó chính là khi bị thoái hóa khớp vai giai đoạn nhẹ.

Chữa thoái hóa khớp vai với muối ngải cứu

Sử dụng muối ngải cứu để chữa thoái hóa khớp vai an toàn tuyệt đối

Một số bài thuốc có thể kể đến như: rễ đinh lăng; ngải cứu, dây đau xương, ngải cứu + muối + rượu; nghệ lòng + đỏ trứng gà + dầu dừa…

  • Điều trị thoái hóa khớp vai bằng phương pháp hiện đại

Các phương pháp hiện đại đáp ứng nhu cầu của con người trong thời buổi ngày nay đó là nhanh chóng, tiện lợi. Tùy mỗi giai đoạn thoái hóa tại khớp vai cụ thể mà phương pháp áp dụng sẽ khác.

# Dùng thuốc tây y

Thuốc có thể dụng trong mọi giai đoạn nhưng hiệu quả nhất vẫn là giai đoạn bệnh thoái hóa khớp vai mới hình thành và trong giai đoạn bệnh phát triển. Các thuốc được bác sĩ chỉ định gồm có: Thuốc giảm đau, thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc tiêm corticoid, một số thuốc bổ khác…

# Vật lý trị liệu chữa thoái hóa khớp vai

Các chữa bệnh an toàn nhất bằng phương pháp hiện đại đó chính là vật lý trị liệu. Ưu điểm phương pháp này đó là sử dụng tác nhân vật lý để chữa trị, người bệnh không phải sử dụng đến thuốc. Vật lý trị liệu bao gồm các phương pháp: nhiệt trị liệu, sóng ngắn, điện trị liệu, bài tập phục hồi…

# Giải phẫu

Biện pháp điều trị tích cực và có hiệu quả nhất vẫn là liệu pháp giải phẫu, bao gồm bắn tia, mổ nội soi kết hợp vật lý trị liệu. Điển hình là việc áp dụng mổ nội soi vào khâu gân chóp xoay, ưu điểm là ít gây sang chấn nên giảm đau sau mổ, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.

Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp vai

Phẫu thuật khớp vai trong trường hợp thoái hóa nặng

  • Chữa thoái hóa khớp vai bằng y học cổ truyền

Các phương pháp trị bệnh cổ truyền bao gồm sử dụng bài thuốc đông y, bấm huyệt và châm cứu. Mỗi phương pháp lại có cách áp dụng và mang lại hiệu quả khác nhau trong điều trị thoái hóa khớp vai.

# Bài thuốc đông y trị bệnh

Cách trị bệnh được nhắc đến nhiều nhất trong y học cổ truyền đó chính là bài thuốc đông y. Các bài thuốc này không chỉ giúp điều trị bệnh mà còn giúp bồi bổ can thận, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng để việc điều trị sớm mang lại kết quả. Những vị thuốc thường được dùng để triệu chứng bệnh thoái hóa khớp bả vai gồm: Độc hoạt, ngưu tất, khương hoạt,  bạch truật, hy thiêm,  xuyên khung, đương quy, hoàng bá, phòng phong…

# Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp vai

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh quen thuộc trong y học cổ truyền. Để điều trị thoái hóa khớp vai người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng cách trị bệnh này. Bởi tác dụng của bấm huyệt trong điều trị thoái hóa giảm đau nhức, co cứng khớp, chữa teo cơ, tăng khả năng làm việc, sức bền của cơ, tăng cường dưỡng chất đến khớp…

# Châm cứu 

Cách trị bệnh thoái hóa khớp vai bằng châm cứu sẽ giúp cân bằng năng lượng trong cơ thể con người, giảm đau, giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa, mất ngủ. Áp dụng phương pháp này cũng cần có liệu trình phù hợp thì mới mang lại kết quả tốt.

5. Biện pháp phòng ngừa  thoái hóa khớp vai

Mọi người có thể phòng ngừa bệnh thoái hóa ở khớp vai qua các việc làm sau:

Tiến hành phòng bệnh thoái hóa khớp vai bằng cách tập luyện thể dục

Tập thể dục thể thao, sống lành mạnh để phòng ngừa thoái hóa

– Hạn chế những động tác làm gia tăng nguy cơ rách, giãn gân cơ chóp xoay.

– Hạn chế làm việc, hoạt động ở tư thế xấu, điển hình như với tay lên cao quá lâu. Tốt nhất là nên làm việc ở tư thế hai vai xuôi xuống nhằm giảm áp lực cho cơ gân.

– Tránh những động tác đột ngột, ví dụ như giật mạnh tay ra sau lấy đồ thay vì xoay người ra sau để lấy,… như thế sẽ dễ làm cho gân bị tổn thương.

– Kiên trì thực hiện các bài tập thể dục thể thao hằng ngày. Các bài tập tốt nhất là bơi lội, khí công, tập dưỡng sinh, yoga,…

Thóa hóa khớp vai nếu không nhận biết sớm và điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống. Chính vì thế mọi người hãy tìm hiểu thông tin sớm đi khám để được hướng dẫn cách chữa trị, phòng ngừa phù hợp.

THAM KHẢO THÊM: Cách chữa thoái hóa khớp vai hiệu quả nhất hiện nay

Hoàng Nguyên (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo