5 bài tập cho người thoát vị đĩa đệm giúp cột sống dẻo dai và giảm hẳn đau nhức

Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ ăn uống thì thực hiện các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm cũng được nhiều người bệnh lựa chọn. Điều đó sẽ giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn và tăng cường sự dẻo dai cho các khớp. Dưới đây là 5 bài tập tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên tham khảo và thực hành mỗi ngày.

Các chuyên gia về xương khớp cho biết, đĩa đệm là bộ phận giúp kết nối giữa các khớp xương với nhau, gồm sụn và các dây chằng. Khi độ tuổi càng cao thì hệ thống cơ bắp xung quanh đĩa đệm và dây chằng càng dễ bị tổn thương dẫn đến tình trạng lão hoá, rạn nứt.

Vì vậy, cách tốt nhất để điều trị thoát vị đĩa đệm cũng như các bệnh lí về xương khớp khác đó là thực hiện các bài tập ở quanh đĩa đệm và cơ bắp giúp đĩa đệm quay lại đúng vị trí ban đầu.

1. Top 5 bài tập cho người thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo:

  • Bài tập 1

– Cách thực hiện:

+ Buổi sáng sau khi ngủ dậy, người bệnh thực hiện bài tập với tư thế nằm xấp như trong hình hướng dẫn.

+ Tại vị trí này, phần thắt lưng sẽ cong như đúng với cấu tạo của cột sống.

+ Bạn nên cong ở phần lưng và ưỡn người về phía trước phần thắt lưng.

5 bài tập cho người thoát vị đĩa đệm

Tư thế nằm xấp như trong hình hướng dẫn.

– Công dụng của bài tập: Giúp đẩy các đĩa đệm về phía trước vào đúng với vị trí của các đốt sống.

  • Bài tập 2

– Cách thực hiện:

+ Để thực hiện bài tập chữa thoát vị đĩa đệm này bạn nằm sấp và nâng thân trước như trong hình, giữ cho khuỷu tay được vuông góc với mặt đất.

+ Với mỗi lần nâng thân lên như vậy khoảng 5 giây, thực hiện khoảng 6 – 7 lần. Có thể áp dụng bài tập cách nhau 2 tiếng trong ngày.

Nếu thực hiện bài tập mà thấy cơn đau do thoát vị đĩa đệm giảm đi, không còn hiện tượng đau ở chân mà chỉ hơi đau ở hông thì chứng tỏ bài tập có hiệu quả.

Tìm hiểu: 3 cách trị thoái vị đĩa đệm tại nhà ai đơn giản ai áp dụng cũng thành công

Thực hiện bài tập chữa thoát vị đĩa đệm

Nằm sấp và nâng thân trước như trong hình, giữa cho khuỷu tay được vuông góc với mặt đất.

  • Bài tập 3

– Cách thực hiện:

+ Thực hiện bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm này, bạn nằm sấp và chống hai tay dưới vai.

+ Nâng thân trước cao hết cỡ, có thể cho đến khi cẳng tay duỗi thẳng ra.

+ Từ hông trở xuống nên ở tư thế thả lỏng thoải mái dưới sàn nhà.

+ Tư thế này giữ khoảng 5 giây và thực hiện 6-7 lần.

+ Bạn có thể thực hiện bài tập nhiều lần trong ngày, nhưng mỗi lần tập nên cách nhau khoảng 2 tiếng.

Bài tập cho người thoát vị đĩa đệm

Nâng thân trước cao hết cỡ, có thể cho đến khi cẳng tay duỗi thẳng ra. 

  • Bài tập 4

– Cách thực hiện:

+ Ở bài tập cho người thoát vị đĩa đệm này, bạn quỳ lên sàn nhà và chống hai tay xuống dưới đất.

+ Chú ý sao cho hai tay rộng bằng vai, hít vào ép bụng cong xuống dưới và nhìn lên trần nhà khoảng 2 giây.

+ Tiếp theo thở ra cúi xuống, cong lưng lên ở mức giới hạn chịu đựng không nên để đau quá khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng thêm.

Bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Hai tay rộng bằng vai, hít vào ép bụng cong xuống dưới và nhìn lên trần nhà khoảng 2 giây.

  • Bài tập 5

– Cách thực hiện:

+ Bài tập trị liệu thoát vị đĩa đệm này, bạn quỳ gối và chống hai tay xuống thảm tập, nền nhà.

+ Tay bên phải giơ thẳng lên kết hợp với chân trái duỗi ra khoảng 10 giây rồi đổi bên.

+ Lặp lại động tác khoảng 15 lần.

Các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm

Tay bên phải giơ thẳng lên kết hợp với chân trái duỗi ra khoảng 10 giây.

2. Cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Ngoài việc thực hiện các bài tập cho người thoái vị đĩa đệm thì mọi người cũng nên loại bỏ những thói quen xấu khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Để thực hiện được điều đó, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày khoa học theo những lưu ý sau:

– Nên nằm, ngồi hoặc đứng ở đúng tư thế, không nên cong vẹo người.

– Nên làm việc vừa sức và có chế độ nghỉ ngơi hợp lí giúp phục hồi đĩa đệm.

– Tránh mang vác vật nặng vì sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng chịu đựng của cột sống.

– Chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất và tuyệt đối không dùng các chất kích thích.

– Kiểm tra sức khoẻ định kì đều đặn 6 tháng/lần.

– Bên cạnh đó cần tập luyện thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… giúp tăng sự dẻo dai cho xương khớp.

Các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm trên được thiết kế phù hợp với cơ địa của người bệnh, tuy nhiên không phải ở trường hợp nào cũng phù hợp. Do đó, trong quá trình tập luyện nếu thấy cơn đau thêm trầm trọng, cần nghỉ ngơi 1 – 2 ngày nếu thấy không đỡ cần dừng lại và tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Đọc thêm: Thoát vị đĩa đệm có nên tập thể hình không và cách tập đúng 

Nguyễn Nga (T/h).

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo