5 bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu nếu không biết thì thực sự uổng phí
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu có nhiều cách khác nhau. Mỗi cách có công thức áp dụng riêng nhưng đều hướng tới giúp cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm. Sau đây là 5 cách trị thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu cho hiệu quả tốt nhất, an toàn nhất.
Nên đọc:
3 cách trị thoát vị đĩa đệm tại nhà đơn giản ai áp dụng cũng thành công
Kinh nghiệm chữa thoát vị đĩa đệm mọi người nên biết
Hiệu quả từ cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Ngải cứu là một trong những loại cây thân thảo quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó thường được sử dụng như một nguyên liệu chế biến món ăn. Bên cạnh công dụng đó, nhiều người không biết rằng ngải cứu còn là vị thuốc quý giá giúp điều trị nhiều bệnh, chẳng hạn như để điều kinh, an thai, chữa đau bụng, trị ghẻ ngứa, mụn nhọt…
Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng với mùi thơm nồng đặc trưng, tính ấm vì thế ngoài những tác dụng trên, dân gian còn tận dụng nó để chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu hay các bệnh xương khớp khác như gai cột sống, đau lưng, đau thần kinh tọa… Theo phản hồi của những người đã từng dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm thì chỉ sau 1 thời gian ngắn những triệu chứng thoát vị đĩa đệm được thuyên giảm rõ rệt.
Ngải cứu giúp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm vô cùng hiệu quả
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Trong dân gian áp dụng rất nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu cho hiệu quả tốt. Dưới đây là 5 cách được tin dùng nhất hiện nay.
-
Cách 1: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu và dấm gạo
Đây là bài thuốc đắp ngoài giúp giảm các triệu chứng viêm đau do thoát vị đĩa đệm gây ra hiệu quả được nhiều người áp dụng và đánh giá tốt. Dưới đây là những nguyên liệu cần chuẩn bị và cách thực hiện bài thuốc.
Nguyên liệu
– 300g lá ngải cứu đã được rửa sạch
– 200ml dấm gạo
– Một miếng vải mỏng sạch
Cách thực hiện chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
– Bước 1: Bạn giã nát ngải cứu rồi đem trộn đều với dấm gạo.
– Bước 2: Cho hỗn hợp trên vào nồi rồi đun nóng trên lửa cho đến khi đặc lại thì thôi
– Bước 3: Bạn dùng miếng vải bọc hỗn hợp lại rồi chườm, xoa nhẹ nhàng lên khu vực bị đau khoảng 10 – 15 phút.
– Bước 4: Bạn tiếp tục làm nóng lại thuốc và xoa thêm một lần nữa lên chỗ bị đau đến khi thấy hỗn hợp khô lại, không tiết ra nước nữa thì thôi. Với cách thức này, bạn nên thực hiện mỗi ngày và liên tục trong khoảng 1 – 2 tháng. Sau thời gian đó, bạn sẽ nhận thấy những cơn đau nhức khó chịu do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra sẽ dần biến mất. Tốt nhất, bạn nên thực hiện cách chữa thoát vị đĩa đệm vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và dấm gạo
-
Cách 2: Mật ong và ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Mật ong và ngải cứu kết hợp để trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cũng là giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh tốt. Mọi người có thể tham khảo cách làm sau và thực hiện tại nhà.
Nguyên liệu:
-300g lá ngải cứu
-15 ml mật ong nguyên chất
– Miếng vải mỏng và sạch để vắt nước cốt
Cách làm:
– Bước 1: Trước tiên bạn cần phải rửa sạch lá ngải cứu rồi đem đi giã nát
– Bước 2: Bạn dùng miếng vải mỏng vắt lấy nước cốt ngải cứu và bỏ bã
– Bước 3: Bạn đem trộn nước cốt với mật ong và chia làm 2 phần để uống 2 lần trong ngày. Áp dụng bài thuốc này liên tục trong khoảng 2 tuần, bạn sẽ nhận thấy cơn đau thoát vị đĩa đệm thuyên giảm. Bạn có thể dùng phương pháp này để điều trị các trường hợp đau và tê nhức chân tay hay đau thần kinh tọa.
-
Cách 3: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu rang muối
Ngải cứu rang muối là cách trị bệnh quen thuộc với người bị xương khớp. Cách trị bệnh này mang lại hiệu quả cao nên ngày càng được áp dụng phổ biến.
Nguyên liệu:
– 300g ngải cứu
– Muối hạt loại to
– Miếng vải sạch
Cách thực hiện bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
– Bước 1: Bạn rửa sạch ngải cứu rồi để ráo nước
– Bước 2: Bạn thái nhỏ ngải cứu rồi rang nóng cùng với muối hạt to
– Bước 3: Sau khi rang xong, bạn đổ ngải cứu cùng muối vào một miếng vải sạch rồi đắp lên vùng lưng bị đau.
– Bước 4: Khi đắp nếu nhận thấy hỗn hợp đã nguội, bạn hãy cho vào chảo rang lại rồi tiếp tục đắp lên vùng bị đau. Mỗi ngày bạn hãy cố làm như vậy khoảng 2-3 lần sẽ thấy kết quả bất ngờ.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu rang muối giúp giảm cơn đau nhức hiệu quả
-
Cách 4: Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, chanh và bưởi
Ngâm rượu với ngải cứu, chanh và vỏ bưởi là phương pháp dân gian được áp dụng từ lâu để trị bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm. Cách thực hiện bài thuốc này vô cùng đơn giản:
Nguyên liệu:
– 2 vỏ bưởi khô (cắt nhỏ)
– 2 lít rượu trắng
– 1kg vỏ chanh khô
– 200g lá ngải cứu khô
Cách làm:
– Bước 1: Để chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu với các này bạn cần sao vàng vỏ bưởi, vỏ chanh, lá ngải cứu
– Bước 2: Sau khi đã sao vàng các nguyên liệu, bạn cho tất cả vào một cái lọ thủy tinh
– Bước 3: Đổ thêm rượu trắng vào lọ rồi ngâm trong vòng 1 tháng, cứ vài ngày thì lắc bình rượu 1 lần để ngấm thuốc. Uống 1 ly rượu nhỏ hỗn hợp này mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.
-
Cách 5: Ngải cứu và rượu trắng chữa thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc đắp chườm chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu và rượu cũng là một trong những cách giảm đau thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Bài thuốc có thể phù hợp với bất cứ đối tượng nào.
Nguyên liệu cần thiết cho cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu này:
-100g lá ngải cứu
-2 chén rượu trắng
Cách làm:
– Bước 1: Bạn rửa sạch lá ngải cứu và để ráo nước
– Bước 2: Cho ngải cứu cùng rượu trắng vào chảo và xào nóng lên
– Bước 3: Đắp hỗn hợp lên vùng bị thoát vị rồi buộc lại bằng vải cho đến khi hết hơi ấm thì tháo ra.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu kết hợp rượu trắng
Trên đây là 5 cách sử dụng ngải cứu để điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, các bài thuốc đó chỉ có tác dụng là giảm đau nhức chứ không thể điều trị bệnh dứt điểm. Nó đặc biệt có hữu ích đối với trường hợp người mới mắc bệnh hoặc đang ở giai đoạn phồng lồi đĩa đệm. Nếu trường hợp bệnh đã chuyển nặng thì bạn cần phải kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác như vật lí trị liệu, châm cứu xoa bóp…
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho các bệnh nhân hiểu rõ hơn chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu có thực sự an toàn hay không. Hãy tham khảo và thực hiện nếu thấy phù hợp, còn không hãy tìm hiểu các cách chữa bệnh khác từ chuyên gia.
Đọc thật chậm:
Thanh Loan (TH)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!