Những điều nên biết về bệnh viêm khớp cổ chân
Bệnh viêm khớp cổ chân là bệnh không còn xa lạ, tuy nhiên triệu chứng ban đầu của bệnh thường bị mọi người cho qua, đến khi trở nặng mới tìm đến bác sĩ khiến cho việc chữa trị càng khó khăn. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm khớp cổ chân trong bài viết sau để biết được triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng bệnh hiệu quả.
Ngày này bệnh viêm khớp cổ chân khá phổ biến, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp cổ chân. Bệnh viêm khớp cổ chân phải điều trị kịp thời không thể qua loa vì biến chứng nặng nhất của bệnh có thể dẫn đến bị liệt ở chân không đi được. Phần khớp cổ chân rất quan trọng và cũng chịu nhiều ảnh hưởng của cơ thể, hãy bảo vệ nó trước những chấn thương cũng như bệnh liên quan đến khớp cổ chân.
1. Bệnh viêm khớp cổ chân là gì ?
Bệnh viêm khớp cổ chân ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh như thế nào ?
– Khớp cổ chân góp phần quan trọng trong việc nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, giúp cơ thể di chuyển vận động nên chịu không ít áp lực, vì thế nên khớp cổ chân rất dễ gặp phải vấn đề như viêm khớp, thoái hoá khớp,…
– Khớp cổ chân được bao quanh bởi một hệ thống xương và các dây chằng lớn có tác dụng giúp cổ chân hoạt động trong tư thế cân bằng, vững chắc, khó xâm phạm. Do một số nguyên nhân tác động mạnh vào khớp cổ chân dẫn đến dây chằng bị rách, cơ chân sẽ kém vững khiến bàn chân bị lệch gây ra bệnh viêm khớp cổ chân.
– Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do quá trình lão hoá khớp, chấn thương do làm việc nặng lâu ngày hay bị tai nạn nhưng không điều trị triệt để, các bệnh lỹ mãn tính, thừa cân,… là những nguyên nhân chủ yếu gây viêm khớp cổ chân.
– Bệnh viêm khớp cổ chân gặp nhiều ở người trên 40 tuổi, thường xuyên lao động nặng. Ngoài ra, còn do khớp xương thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, trường hợp này hay gặp ở phụ nữ sau sinh. Còn với những người trẻ tuổi thì chủ yếu do tai nạn, chấn thương.
2. Bệnh viêm khớp cổ chân nguy hiểm như thế nào ?
Bệnh viêm khớp cổ chân cần điều trị kịp thời nếu không sẽ rất nguy hiểm
– Hiện nay, trên thế giới chiếm tỉ lệ 0,5 – 3% dân số bệnh viêm khớp cổ chân. Ở Việt Nam chiếm 20% trong số bệnh nhân mắc các bệnh lí về khớp.
– Bệnh viêm khớp cổ chân ban đầu có những biểu hiện như sưng, đỏ, đau, cứng khớp, tuy nhiên tần suất xuất hiện không nhiều. Sau đó, bệnh có thể phát triển nặng hơn khiến tràn dịch khớp, cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên hơn, gây khó khăn trong sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
– Viêm khớp cổ chân gây cơn đau khó chịu ở mắt các chân rồi tiến triển xấu hơn làm hạn chế các chuyển động của chân, đi lại khó khăn, nặng hơn có thể không đi lại được phải dùng xe lăn. Nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng xấu nhất là người bệnh sẽ bị bại liệt, lâu ngày sẽ dẫn đến teo cơ, một số trường hợp nặng hơn có thể gây biến dạng xương.
3. Lời khuyên của bác sĩ
Những điều cần lưu ý khi bị bệnh khớp cổ chân
– Người bệnh cần chủ động chăm sóc và bảo vệ sụn khớp, xương dưới sụn bằng những sản phẩm có dưỡng chất tốt cho xương để giảm đau khớp cổ chân, ngăn ngừa bệnh thoái hoá khớp.
– Khi bị chấn thương cần đến bệnh viện chữa trị, không điều trị qua loa để lâu bệnh sẽ chuyển biến nặng gây viêm nhiễm và chữa trị càng khó khăn.
– Phương pháp đơn giản để giảm cơn đau viêm khớp cổ chân là xoa bóp, massage, chườm lạnh
– Thường xuyên duy trì chế độ luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ 10-20 phút mỗi ngày, bơi lội, tập yoga, đạp xe đạp hay những bài tập dành cho bệnh nhân viêm khớp cổ chân. Cố gắng luyện tập đều đặn mỗi ngày, đau mệt có thể nghỉ nhưng không nên nằm một chỗ quá nhiều. Người già nên cẩn thận trong việc đi lại, tránh vấp ngã và không mang vác vật nặng để giảm áp lực lên khớp cổ chân.
– Chế độ ăn uống hằng ngày phải thật hợp lí, ăn nhiều thực phẩm tốt cho xương khớp như rau củ, trái cây, ngũ cốc, các loại đậu, cá,… để bổ sung vitamin, uống nhiều nước. Quan trọng là duy trì cân nặng hợp lí, không để cơ thể quá thừa cân.
– Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi lành mạnh, hạn chế mang vác đồ nặng. Tái khám định kì và kiên trì điều trị.
Đối với bệnh viêm khớp chân thì những dấu hiệu ban đầu của bệnh nhiều người thường cho qua, hoặc chữa không đến nơi đến chốn, đến khi tình trạng của bệnh nặng hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày thì người bệnh mới dành thời gian tìm hiểu bệnh và chữa trị. Hy vọng sau bài viết này, mọi người sẽ chú ý hơn đến sức khoẻ của bản thân, khi có triệu chứng bệnh thì nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Nguyễn Châu (tổng hợp)
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!