Phác đồ điều trị viêm quanh khớp vai tốt nhất cho người bệnh
Phác đồ điều trị viêm quanh khớp vai tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của mỗi người. Chính vì thế, khi được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị cho mình, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt để việc điều trị đạt kết quả cao, nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh, tránh biến chứng.
Xem ngay:
>> Viêm khớp vai có nguy hiểm không và những biến chứng của bệnh
>> Bài thuốc nam chữa viêm khớp vai có sẵn trong vườn nhà
1. Chẩn đoán viêm quanh khớp vai
Để có thể đưa ra phác đồ điều trị viêm khớp vai phù hợp với từng người, bác sĩ sẽ phải thông qua kết quả chẩn đoán bệnh đang ở giai đoạn nào, mức độ viêm ra sao và có bệnh lý nào kèm theo hay không.
Người bệnh lo lắng sau khi chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp vai nhưng không biết điều trị ra sao
Biện pháp chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa trên các dấu hiệu lâm sàng mà người bệnh phải chịu như: bị đau ở gân, dây chằng, các phần mềm quanh khớp vai… kết hợp với kết quả chụp X-quang, cộng hưởng từ MRI để đưa ra kết luận chính xác nhất.
2. Phác đồ điều trị viêm quanh khớp vai
Khi đã được chẩn đoán bệnh, phương pháp chữa trị được áp dụng với người bệnh viêm khớp vai gồm điều trị cấp và điều trị duy trì. Kết hợp các phương pháp gồm nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và ngoại khoa.
-
Phác đồ điều trị viêm quanh khớp vai bằng nội khoa
Phương pháp này chủ yếu sử dụng các loại thuốc giảm đau và chống viêm với liều lượng căn cứ vào tình trạng của từng người.
# Thuốc giảm đau
Chủ yếu là acetaminophen 0,5g hoặc sử dụng kết hợp acetaminophen với codein hay tramadol… floctafenin 200mg.
# Thuốc chống viêm không steroid
Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một trong những loại thuốc sau:
– Thuốc Diclofenac viên 50mg, mỗi ngày sử dụng 2 viêm, ngoài ra người bệnh cũng có thể được tiêm trong 2 – 3 ngày đầu rồi chuyển sang dùng liều uống.
– Thuốc Meloxicam viên 7,5mg, người bệnh có thể dùng 1-2 viên/ngày tùy theo mức độ viêm. Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định dùng ống tiêm bắp 15mg/ngày trong 2-3 ngày đầu sau đó chuyển sang sử dụng liều uống.
– Thuốc Piroxicam (Felden, Brexin) 20mg: Mỗi ngày có thể uống uống 1 viên một ngày, hoặc tiêm bắp với ống 20mg/ngày, tiêm trong 2 – 3 ngày đầu rồi chuyển sang uống.
– Thuốc Celecoxib 200mg, ngày uống 1 – 2 viên tùy nhiên với những người cao tuổi và người có tiền sử mắc bệnh tim mạch thường không được dùng loại thuốc này.
Sử dụng thuốc được áp dụng chủ yếu trong phác đồ điều trị viêm quanh khớp vai
– Thuốc tiêm corticoid, loại thuốc này chỉ dùng qua đường tiêm liều tại chỗ chứng không dùng toàn thân. Một số loại thuốc thường được sử dụng cho người bệnh viêm khớp vai là:
– Thuốc Hydrocortisol acetat lọ 125mg/5ml, loại thuốc này có tác dụng nhanh nên thích hợp với người bệnh bị đau nhức kéo dài, một vị trí không được tiêm quá 3 lần với mỗi đợt, thường sau 3 ngày mới được tiêm lại.
– Thuốc Depo-medrol (Methyl prednisolon acetat) lọ 40mg/1ml, loại thuốc này dưới dạng hỗn dịch, có tác dụng kéo dài và mỗi đợt tiêm chỉ áp dụng cho 1 vị trí.
– Thuốc Diprospan (lọ 1ml) là loại thuốc phức hợp gồm có Betamethasol dipropionat (5mg betamethasol) và Betamethasol natri phosphate (2mg Betamethasol). Với loại thuốc này, người bệnh cũng chỉ được tiêm 1 lần cho 1 vị trí, có tác dụng giảm đau kéo dài.
Ngoài các loại thuốc trên, người bệnh viêm quanh khớp vai cũng có thể dùng thuốc giãn cơ Myonal50mg liều uống 3 viên/ngày và thuốc Mydocalm 150mg với liều uống 2 viên/ngày.
-
Điều trị ngoại khoa thường
Phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp người bệnh có nguy cơ bị teo khớp vai hay có nguy cơ bị liệt ở người trẻ tuổi hoặc trong trường hợp gân bị đứt, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nối gân. Phương pháp ngoại khoa thường phải cẩn trọng với người cao tuổi bởi nhiều khả năng sẽ gây biến chứng sau phẫu thuật.
Sau phẫu thuật người bệnh cần tiến hành các bài tập phục hồi và tái khám sau 1 – 3 tháng.
-
Chế độ sinh hoạt vận động
Phác đồ điều trị viêm quanh khớp vai cũng bao gồm cả chế độ vận động và sinh hoạt. Với gian đoạn cấp tính khi tiến hành chữa trị, người bệnh cần để cho vai có thời gian nghỉ ngơi, không cố làm công việc nhất là dân văn phòng, người mang vác nặng càng cần phải hạn chế.
Sau khi việc điều trị đạt hiệu quả thì có thể tiến hành tập luyện cho khớp vai bằng các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho khớp vai để khớp được linh hoạt, dẻo dai hơn. Đặc biệt là với người bệnh có thể đông cứng khớp thì càng cần phải thực hiện bàn bản, theo lộ trình các chuyên gia đề ra.
Việc áp dụng phác đồ điều trị viêm quanh khớp vai vô cùng quan trọng, nó quyết định hiệu quả chữa bệnh do đó người bệnh nên chú ý để thực hiện theo, tránh thực hiện dở dang khiến việc điều trị không như ý mà còn mất thời gian, tiền bạc.
Xem ngay:
Top 5 địa chỉ trị viêm khớp vai tại Hà Nội tốt nhất
5 bệnh viện trị viêm khớp vai tại Tp. HCM người bệnh nên đến
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!