Các phương pháp vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối mọi người cần tìm hiểu
Tràn dịch khớp gối là tình trạng lượng dịch trong khớp gối nhiều bất thường gây phù nề, sưng to, giảm chức năng vận động, đau khi vận động. Vật lí trị liệu tràn dịch khớp gối sẽ là một phương pháp điều trị tối ưu mà người bệnh không nên bỏ qua.
1. Tràn dịch khớp gối gây nguy hiểm như thế nào?
Tràn dịch khớp gối nhiều sẽ làm hạn chế các cử động của khớp gối, gây đau đớn cho người bệnh trong quá trình vận động và đi lại. Các nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối có thể kể đến như:
– Do chấn thương trong quá trình tập luyện hoặc tại nạn xe cộ như: gãy xương, rách sụn chêm khớp gối, đứt các dây chằng khớp gối,…
– Do tuổi tác, những người bước sang độ tuổi trung niên sẽ có nguy cơ bị tràn dịch khớp gối nhiều hơn những người khác.
– Do một số bệnh lí khác như thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp, gout,…
– Do thừa cân, béo phì: Người bị béo phì có trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ dồn xuống gây quá tải và chấn thương cho khớp gối.
Xem chi tiết: Top 10 bệnh viện chữa tràn dịch khớp gối tốt nhất tại Hà Nội và Tp HCM
Tràn dịch khớp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm
Tràn dịch khớp gối nếu không được điều trị kịp thời dịch trong khớp gối sẽ tiết ra càng nhiều làm hạn chế quá trình vận động của khớp. Việc chọc hút dịch khớp nhiều lần làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, các khớp sẽ bị phá hủy và gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh. Bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tàn phế hoặc phải thay khớp nếu muốn được vận động và đi lại như bình thường.
2. Vật lí trị liệu tràn dịch khớp gối
Vật lý trị liệu không chỉ giúp giảm đau, giảm phù nề, tăng lực cơ, tăng khả năng vận động khớp gối mà còn giúp phục hồi các chức năng sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Một số phương pháp vật lí trị liệu tràn dịch khớp gối có thể kể đến như:
-
Vật lí trị liệu bằng phương pháp nhiệt
Sử dụng tia hồng ngoại, chườm ngải cứu, đắp Paraphin, tắm ngâm suối bùn nóng,… Những phương pháp chữa tràn dịch khớp gối này có tác dụng giảm đau, kháng viêm, chống co cứng cơ, giãn mạch, tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng, làm mềm tổ chức và phục hồi những tổn thương xơ sẹo.
-
Vật lí trị liệu bằng phương pháp điện trị liệu
Bao gồm các cách thức điều trị như:
– Sóng ngắn: liệu pháp này sẽ tạo nhiệt sau đó tăng cường sự chuyển hóa đến vùng khớp gối bị tràn dịch để giảm đau, chống viêm và giảm hiện tượng phù nề.
– Dòng xung điện: phương pháp này giúp tăng cường hệ cơ ở vùng đầu gối, giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu và oxy tới sụn khớp.
Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu chữa tràn dịch khớp gối
– Dòng Gavanic và Faradic: có tác dụng làm tăng cường quá trình khư cực và giúp hấp thu các dưỡng chất của thuốc tới vùng khớp gối một cách hiệu quả nhất.
– Vật lí trị liệu bằng phương pháp Laser: giúp làm mềm sụp khớp, giảm đau, chống viêm, tái tạo lại tổ chức sụn khớp.
– Vật lí trị liệu bằng phương pháp siêu âm: giúp làm mềm các tổn thương xơ sẹo, giúp chống viêm, giảm đau, tăng cường chuyển hóa, tăng tái tạo tổ chức sụn khớp.
– Vật lí trị liệu tràn dịch khớp gối phải kết hợp cả những nhóm cơ ở khớp gối và khớp hông để hỗ trợ giúp tăng khả năng vận động khớp gối.
-
Vật lí trị liệu tràn dịch khớp gối
Ngoài những liệu pháp trị liệu trên thì các bài tập phục hồi chức năng cho khớp gối trong và sau khi chữa bệnh cũng cần được tiến hành. Khi đó, dựa theo sự hướng dẫn của các bác sĩ người bệnh sẽ thực hiện một số động tác nhẹ nhàng, phù hợp để khớp gối hoạt động trơn tru hơn. Tránh trường hợp điều trị tràn dịch khớp gối nhưng lại lười vận động dễ dẫn đến tình trạng dính khớp và co cứng cơ.
3. Làm gì khi bị tràn dịch khớp gối?
Khi bị tràn dịch khớp gối bạn cần phải lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe một cách bài bản nhằm cải thiện các triệu chứng và tránh bệnh tái phát. Do đó, người bệnh cần thực hiện 1 số biện pháp sau:
– Nghỉ ngơi, hạn chế đi lại khi cơn đau ập đến; không khuân vác nặng bởi việc làm này có thể khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
– Chườm đá và kê cao chân có tác dụng tốt đối với những trường hợp tràn dịch do chấn thương, giúp lưu thông khí huyết, tránh được tình trạng sưng nề, tê mỏi.
– Thăm khám thường xuyên để kiểm soát các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout,… Đồng thời sử dụng thuốc giảm đau theo sự tư vấn của bác sỹ và đeo nẹp gối khi cần thiết.
Tập luyện thể thao để phục hồi chức năng khớp gối
– Người bệnh cũng cần xây dựng kế hoạch tập luyện và ăn uống cho khoa học. Các môn thể thao như bơi lội, đạp xe, yoga, tập thể dục nhịp điệu được các chuyên gia khuyến khích áp dụng. Trong khi đó, chế độ dinh dưỡng cần cân bằng, hạn chế chất đạm, nên bổ sung nhiều canxi và vitamin B, D trong mỗi bữa ăn.
Trên đây là các phương pháp vật lí trị liệu tràn dịch khớp gối mà bạn có thể tham khảo. Khớp gối đảm nhiệm chức năng di chuyển và giữ thăng bằng cho cơ thể do vậy hãy bảo vệ đôi chân của mình ngay từ hôm nay bằng cách đi thăm khám sức khỏe định kỳ.
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối cho mọi đối tượng
Phương Hoa (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!