Tiến hành mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không ?
Thoát vị đĩa đệm thường được điều trị bằng các thuốc đơn giản và tập vật lí trị liệu. Thế nhưng, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì có nên mổ không và mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc trên.
Khi tiến hành mổ thoát vị đĩa đệm thì mục đích chính là giải tỏa sự chèn ép bằng cách loại bỏ hoàn toàn phần thoát vị. Ngoài ra, còn phải giải phong rễ dây thần kinh cũng đang bị chèn ép. Với nhiều thủ thuật phức tạp như vậy thì mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và có nên mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không?
1. Khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm?
Trong trường hợp bệnh đã tiến triển nặng và không thể điều trị bằng các phương pháp thông thường như uống thuốc Tây y, Đông y,… thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Đây là phương pháp cuối cùng có khả năng cao sẽ chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Đọc thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm- Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng điều trị thoát vị đĩa đệm
Tiến hành phẫu thuật sẽ giúp người bệnh không còn phải sống chung với những cơn đau nhức âm ỉ hằng ngày, điều này có được nhờ những đĩa đệm bị thoát vị đã được loại bỏ hoàn toàn, các dây thần kinh được giải phóng, không còn bị chèn ép như trước nữa. Sau phẫu thuật người bệnh sẽ không phải sống phụ thuộc vào các loại thuốc giảm đau, chống viêm nữa.
Tuy nhiên, việc mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm hay không còn phải tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh, mức độ nặng, nhẹ khác nhau của bệnh tình.
2. Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm
Hiện nay có rất nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, trong đó phải kể tới phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm, điển hình là mổ nội soi, mổ hở, mổ vi phẫu, điều trị bằng laser…Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh và đặc điểm của từng phương pháp mà người bệnh sẽ được bác sĩ điều trị chỉ định mổ với phương pháp nào.
-
Phương pháp mổ hở
Cách làm này đã được áp dụng từ xưa đến nay, mổ hở giúp đưa lại kết quả khá tốt và chi phí phẫu thuật không quá tốn kém. Nhưng bên cạnh đó nó vẫn còn tồn tại khá nhiều khuyết điểm như vết mổ có thể bị nhiễm trùng, biến chứng sau mổ. Vì thế người bệnh có khả năng cao sẽ bị viêm vùng phẫu thuật, tổn thương các vùng bên cạnh vùng mổ,…
Sau khi mổ, người bệnh cần phải thực hiện thêm các bài tập vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Thường sau khi mổ khoảng 6 tháng là người bệnh đã có thể bình phục. Do đó, nếu bạn đang boăn khoăn về chi phí phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm thì đây chính phương pháp có chi phí thấp nhất so với các loại hình phẫu thuật khác.
Đọc thêm: Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Chợ Rẫy có chi phí như thế nào?
-
Phương pháp mổ vi phẫu
Phương pháp này được xem như là một phương pháp điều trị chuẩn nhất. Đây là một phương pháp áp dụng kính vi phẫu thuật trong quá trình mổ nhằm loại bỏ hoàn toàn phần nhân đệm, từ đó giải phóng rễ thần kinh, giảm nhanh các triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Đối với phương pháp này, thời gian mổ sẽ không kéo dài, sau khi mổ bệnh nhân chỉ cần nằm viện thêm khoảng 4 ngày.
Còn trường hợp thoát vị nặng, có nghĩa là phần nhân đệm bị lồi ra gây đau rễ dây thần kinh thì việc phẫu thuật này khó đưa lại kết quả cao.
-
Phương pháp mổ nội soi
Mổ nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Đây là phương pháp tiên tiến nhất, ít gây xâm lấn và không gây quá nhiều đau đớn cho người bệnh. Bên cạnh đó thời gian nằm viện sau hồi phục cũng không nhiều, chỉ khoảng 2 ngày. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho một số trường hợp bệnh nhất định. Điển hình là áp dụng cho thể lỗ liên hợp, thể trung tâm lệch bên,…
-
Phương pháp điều trị bằng laser
Kỹ thuật giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da: Là một thủ thuật dùng năng lượng laser làm giảm áp suất nội đĩa đệm, dẫn tới giảm áp suất chèn ép lên rễ dây thần kinh ở vị trí thoát vị. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay ít gây đau đớn cho người bệnh.
Trên đây là những phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nếu thấy tình trạng bệnh chuyển biến nặng thì nên đến bệnh viện gặp bác sĩ để điều trị bệnh một cách tốt nhất.
H.T (tổng hợp)
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!