Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp và hướng điều trị

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm sẽ khác nhau khi bệnh ở vị trí khác nhau. Các vị trí thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất là vùng thắt lưng và vùng cổ. Các triệu chứng bệnh nếu không sớm điều trị sẽ ảnh hưởng lâu dài, phát lại nhiều lần khiến người bệnh gặp vô số khó khăn trong cả đời sống sinh hoạt lẫn tiến độ cộng việc của mình. Hiện nay thoát vị đĩa đệm không còn là bệnh của người già nữa, những người trẻ có nguy cơ và gặp phải các triệu chứng thoát vị đĩa đệm ngày càng tăng.

>> Tổng hợp 7 nguyên nhân thoát vị đĩa đệm hay mắc phải nhất

>> Đau lưng trên bên trái là dấu hiệu của bệnh gì và điều trị thế nào?

Nhận biết triệu chứng thoát vị đĩa đệm qua từng vị trí

Ngày nay, ngoài yếu tố thoái hóa tự nhiên thì triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nhất là những người thường xuyên hoạt động, gây ảnh hưởng mạnh đến vùng cột sống thắt lưng và cổ khiến đĩa đệm bị chệch khỏi khớp, lớp nhân nhày giữa đĩa đệm tràn ra ngoài. Dưới đây là các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm để mọi người nhận biết và phân biệt với các bệnh lý về cột sống khác

Tìm hiểu triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Các cơn đau là triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm điển hình nhất mà ai cũng gặp phải

  •  Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Trong trường hợp người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng các triệu chứng thường gặp đó là:

– Đau âm ỉ vùng lưng thắt lưng, cơn đau cơ học, tăng dần khi vận động mạnh và giảm dần khi ngừng vận động và thực hiện nghỉ ngơi.

– Người bệnh có thể bị đau cứng và khó khăn, đau đớn khi thực hiện các cử động như cúi xuống, thường phải lấy tay đỡ vùng lưng khi muốn đứng dậy.

– Cơn đau có thể lan xuống vùng mông, đùi rồi xuống cả chân.

– Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường tăng dần mức độ đau, nhiều khi đau hàng tiếng đồng hồ mà không giảm, nhiều khi lại đau như châm chích, kiến bò vô cùng khó chịu.

– Có thể đau vào buổi sáng khi người bệnh thức dậy, đau khi leo cầu thang, đau khi ho, hắt hơi, khi đi về sinh…

– Đau kèm theo cả giác tê mỏi, ngứa ran ở bàn chân, lâu dần co thể khiến chân yếu dần đi, đứng không vững

– Hạn chế cử động, nhiều cử động ở vùng thắt lưng bị hạn chế nếu người bệnh có dấu hiệu thoát vị đĩa đệm khi đó, thật khó để người bệnh thực hiện động tác ngồi xổm, không vặn mình được, không thể nghiêng người lấy đồ vật bởi các cơn đau cứng gây ra.

– Teo cơ, cong vẹo cột sống thắt lưng, người bệnh có dấu hiệu bị thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng như cong vẹo cột sóng bị thoát vị đĩa đệm hay teo vùng cơ, gân và dây chằng ở thắt lưng trong khi rễ dây thần kinh bị chèn ép.

  •  Triệu chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Khi bị thoát vị đĩa đệm triệu chứng đầu tiên mà người bệnh gặp phải luôn là các cơn đau, ở vị trí thắt lưng đốt sống cổ cũng vậy.

– Trong trường hợp xuất hiện hiện tượng thoát vị đĩa đệm, cơn đau có thể xuất hiện ngay tại vị trí đốt sống bị thoát vị, tràn nhân nhày ra ngoài.

– Đau thoát vị đĩa đệm có thể chỉ âm ỉ sau đó tự hết, tuy nhiên đó chỉ là triệu chứng đầu tiên khi bệnh mới phát ra bên ngoài. Sau đó, cứ mỗi khi người bệnh thoát vị đĩa đệm hoạt động nặng như chơi các môn thể thao như quần vợt, cầu lông, bóng chuyền… hay khuân vác vật nặng trên đầu, trên vai; ngồi yên một chỗ hàng mấy tiếng đồng hồ một ngày; lái xe ôtô đường dài… thì cơn đau sẽ tăng dần tốc độ chuyển sang tê buốt và đau cứng.

triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình

Đau mỏi cổ, gặp khó khăn khi cử động có thể là triệu chứng thoát vị đĩa đệm

– Đau không chỉ tại đốt sống cổ bị thoát vị mà còn lan sang vùng vai gáy, bả vai, cánh tay tê dần xuống cả các ngón tay. Triệu chứng đau thoát vị đĩa đệm ở các vùng này lâu dần sẽ khiến cánh tay yếu đi và vùng cổ trở nên khó cử động hơn.

– Người bệnh bị hạn chế các cử động xoay trái, xoay phải cũng như khi cúi đầu hay ngửa ra sau cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

– Đau cứng cổ có thể xuất hiện vào buổi đêm khi người bệnh đi ngủ, nhưng cũng có thể xuất hiện vào buổi sáng gây cứng cổ, vẹo cổ và hạn chế cử động.

Điều trị theo từng triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Các biểu hiện thoát vị đĩa đệm có thể điều trị sớm hay muộn, hiệu quả hay không tùy thuộc vào người bệnh. Nếu người bệnh phát hiện thấy những dấu hiện bất thường dù ở vị trí cổ hay vùng thắt lưng cần đi khám ngay thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên nhiều người lại có tâm lý ngại đi khám bệnh hay sợ đi khám mất nhiều tièn nên cứ để kệ khi bệnh nặng hơn tí thì cố chạy chữa ở nhà, tự ý mua thuốc tại các quầy thuốc gần nhà để chữa mà không biết rằng, việc sử dụng sai thuốc, sai liều lượng cũng có thể khiến các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm tiến triển nhanh chóng hơn, và có thể biến chứng gây ra các căn bệnh khác có liên quan do nhiều thành phần thuốc gây tác dụng phụ.

  • Các cách điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất

Khi phát hiện biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm, việc đầu tiên mà người bệnh cần phải làm đó chính là khám bệnh. Thông qua khám bệnh có thể biết được nguyên nhân kết hợp với các triệu chứng thoát vị đĩa đệm đi kèm để việc điều trị ít tốn kém mà hiệu quả hơn.

– Sau khi điều trị xong hầu hết người bệnh sẽ được kê đơn thuốc sử dụng. Khi đó người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng cũng như cách dùng thuốc. Có chế độ kiêng khem, vận động sao cho hợp lý nhất.

Gặp triệu chứng thoát vị đĩa đệm phải làm sao

Sớm phát hiện ra các triệu chứng thoát vị đĩa đệm sẽ giúp người bệnh điều trị hiệu quả hơn

Bên cạnh thuốc uống người bệnh có thể được bác sĩ tư vấn áp dụng phương pháp vật lý trị liệu trong những trường hợp các dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm  nặng hơn cần phục hồi chức năng vùng thắt lưng và đốt sống cổ. Trong trường hợp người bệnh muốn áp dụng phương pháp điều trị bệnh bằng Đông y thì cũng cần thông qua ý kiến của bác sĩ xem phương pháp nào hiệu quả nhất. Việc tìm đúng thầy, đúng thuốc Đông y để trị các triệu chứng thoát vị đĩa đệm không phải là dễ trong khi ngày càng nhiều phòng khám Đông y và thuốc Đông y Trung Quốc mạo danh để lừa gạt người bệnh.

  • Cách chăm sóc, cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm

– Với từng biểu hiện bệnh thoát vị đĩa đệm thì người bệnh cần có cách chăm sóc và hạn chế để chúng không làm ảnh hưởng khi đang thực hiện một công việc dở dang.

– Những người bị thoát vị đĩa đệm nên thay đổi tư thế, thói quen làm việc, sinh hoạt của mình. Trước hết đó là tư thế đứng khom lưng, ngồi làm việc bất động trong thời gian dài, nằm xấp, vẹo cổ, nằm trên đệm trũng ở lưng… Thay đổi dần và thích nghi với những tư thế đúng sẽ cải thiện tình trạng bệnh cũng như ngăn ngừa các  triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm xuất hiện.

– Hoạt động thể thao để cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Thay vì chơi những môn thể thao yêu cầu nhiều thể lực, sự vận động vùng thắt lưng và vai gáy thì người bệnh có thể chuyển sang chơi những môn thể thao nhẹ nhàng, vừa với sức khỏe. Bởi nó vừa không tác động mạnh, làm tổn thương vùng cột sống bị thoát vị giảm thiểu triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm lại góp phần giúp xương chắc khỏe và phục hồi các sụn khớp, đốt sống.

– Khi người bệnh đang thực hiện các hoạt động, chơi các môn thể thao mà xuất hiện các dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệmthì cần dừng lại ngay và tiến hành nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàng.

triệu chứng thoát vị đĩa đệm và cách phòng ngừa

Giải pháp khắc phục triệu chứng thoát vị đĩa đệm cho người ngồi lâu

– Với những người làm công việc văn phòng, lái xe, thợ may, công nhân thường xuyên làm việc với máy móc, phải ngồi làm việc 8 tiếng một ngày… thì nên thường xuyên dừng công việc lại khoảng 5 – 10 phút để đi lại, vận động vùng vai, xoay trái, xoay phải một cách nhẹ nhàng để dây chằng, rễ thần kinh không bị chèn ép, máu lưu thông tốt hơn.

– Về chế độ kiêng khem các loại thực phẩm, những có triệu chứng bị thoát vị đĩa đệm cũng giống như những người bị đau xương khớp hay nhiều bệnh lý khác đều cần có chế độ ăn uống hợp lý nhất đề hỗ trợ điều trị bệnh cũng như hạn chế tình trạng bệnh tái phát nhanh chóng.

Thực phẩm mà bác sĩ khuyên người có biểu hiện của thoát vị đĩa đệm nên dùng đó là những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin trong rau và quả tươi sạch; canxi và cách dưỡng chất khác trong tôm, cua, ốc biển, trứng, sữa, thịt, đậu nành… Tuy nhiên không lạm dụng quá dẫn đến thừa chất cũng không tốt. Những thực phẩm cần tránh xa tuyệt đối khi gặp những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm đầu tiên phải là những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chứa nhiều chất bảo quản, độc hại như đồ khô, đồ hộp, đồ ăn liền; đặc biệt tránh xa rượu kể cả là rượu thuốc; bia; chè đặc; cà phê; thuốc lá…

Thông qua các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cùng các phương pháp điều trị, chăm sóc khi gặp các triệu chứng bệnh thì mọi người đã biết cách nào là tốt nhất cho bản thân mình. Kết hợp linh hoạt các phương pháp điều trị với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động để quá trình điều trị được rút ngắn lại mà hiệu quả vẫn tốt.

ĐỪNG BỎ LỠ: 

Cách giảm đau ngay bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà bạn nên biết?

Tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm – Phương pháp hữu ích nhất hiện nay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo