Đau thoát vị đĩa đệm và cách giảm đau hiệu quả nhất người bệnh nên biết
Các cơn đau thoát vị đĩa đệm là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bệnh, tuy nhiên người bệnh lại không biết làm sao để giảm đau một cách an toàn nhất mà lạm dụng các loại thuốc giảm đau. Vì vậy bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về bệnh cũng như cách giảm đau mọi người hãy cùng theo dõi.
Nên đọc:
>> Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không và cách phòng tránh
>> Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp và hướng điều trị
Nhận biết các cơn đau thoát vị đĩa đệm
Đau là triệu chứng điển hình nhất mà người bệnh có thể cảm nhận được dễ dàng. Vị trí đau nhức thường gặp nhất là cột sống thắt lưng và cột sống cổ. Tùy từng vị trí mà biểu hiện, mức độ đau sẽ khác nhau. Các dấu hiệu thường gặp nhất là:
Đau nhức thoáng qua sau đó biểu hiên rõ dần tại vị trí cột sống bị thoát vị và dọc theo dây thần kinh.
Đau không chỉ xuất hiện 1 lần mà có thể đau bất chợt vào thời điểm nào đó trong ngày khi bệnh càng nặng thì tần suất đau càng tăng từ 1 vài lần trong tháng đến vài lần trong tuần hay thậm chí đau dai dẳng nhiều ngày.
Biểu hiện đau thoát vị đĩa đệm tăng khi người bệnh thực hiện các hành động gây chèn ép tác động đến cột sống, đốt sống như quay đầu, quay người về phía sau đột ngột, khi cúi xuống, với tay lên cao.
Hiện tượng đau vào ban đêm, sáng sớm, khi thời tiết trở lạnh
Đau nhức dữ dội hoặc tê buốt cảm giác châm chích khó chịu.
Ảnh hưởng từ những triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Ngoài các triệu chứng đau thoát vị đĩa đệm chung trên ở mỗi trị thoát vị lại kèm theo các biểu hiện đau khác nhau.
Đau thoát vị đĩa đệm tại đốt sống cổ: Tình trạng đau nhức không dừng lại ở vị trí đốt sống thoát vị mà cơn đau còn lan xuống vùng vai gáy rồi cánh tay, bàn tay; đau có thể lan lên trên đầu dẫn đến hiện tượng đau đầu…
Đau tại cột sống thắt lưng: Đau sang 2 bên cột sống, đau liên sườn, đau thần kinh tọa, đau tê dọc xuống vùng mông, một chân hoặc cả 2 chân.
* Cảnh báo
Các triệu chứng đau nhức thoát vị đĩa đệm này nếu không được phát hiện sẽ tiến triển và dã đến những biểu hiện khác như cứng cột sống, chèn ép vào dây thần kinh gây rối loạn, teo cơ, mất khả năng lao động và tàn phế.
Chính vì vậy các chuyên gia xương khớp khuyên người bệnh thoát vị đĩa đệm ngay khi thấy có biểu hiện đau nhức tại cột sống nên tìm cách giảm đau cho đĩa đệm
Các cách giảm đau thoát vị đĩa đệm nhanh nhất
Người bị thoát vị đĩa đệm muốn giảm đau có thể thực hiện theo các cách dưới đây
-
Giảm đau thoát vị đĩa đệm bằng mẹo tại nhà
Trong trường hợp bị đau nhức đột ngột tại đĩa đệm mọi người chưa biết phải làm sao để giảm cảm giác đau đớn khó chịu này có thể áp dụng theo 5 cách sau:
# Chườm lạnh bằng đá
Cách giảm đau thoát vị đĩa đệm này vô cùng đơn giản:
– Người bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ cần chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch, khô.
– Lấy vài viên đá để vào khăn rồi túm lại.
– Người bệnh đưa ra đăng sau và chườm trực tiếp vào vùng đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Giảm đau thoát vị đĩa đệm tạm thời bằng cách chườm đá
Đây là biện pháp giảm đau mỏi thoát vị đĩa đệm tức thời có thể thực hiện nhiều lần trong ngày bất cứ khi nào bị đau nhức mà không lo ảnh hưởng xấu đến bệnh.
# Chườm ấm giảm đau thoát vị đĩa đệm
Cũng giống như chườm lạnh, chườm nóng chữa thoát vị đĩa đệm rất dễ thực hiện:
– Người bệnh cũng cần dùng 1 chiếc khăn sạch thêm vào đó là 1 chậu nước ấm.
– Dùng khăn nhúng vào chậu nước đến khi ướt hết thì vắt kiệt nước, đắp chườm khăn lên vùng cột sống đến khi khăn nguội hẳn thì tiếp tục nhúng nước ấm và đắp lại.
Chườm ấm sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn và làm dịu bớt cảm giác đau nhức thoát vị đĩa đệm, cơ được thả lỏng, thư thái hơn.
# Áp dụng bài thuốc ngải cứu rang muối từ dân gian để giảm đau thoát vị đĩa đệm
Ngải cứu và muối là nguyên liệu dễ tìm kiếm và mua được vì vậy khi bị đau do thoát vị đĩa đệm gây ra hãy tận dụng và thực hiện ngay.
– Chỉ cần sử dụng 1 nắm lá ngải cứu, đem rửa sạch để ráo bớt nước.
– Cho chảo lên bếp khi chảo nóng thì cho ngải cứu cùng muối hạt to vào rang, đảo đều tay với lửa nhỏ đến khi thấy mùi thơm, ngải cứu chuyển màu thì đổ ra 1 chiếc khăn sạch.
– Đợi khi nguội bớt thì bọc lại và chườm lên vị trí đau nhức thoát vị, chườm liên tục đến khi nguội hẳn thì thôi.
-
Giảm đau thoát vị đĩa đệm bằng thuốc tây y
Sử dụng thuốc tây y với người bệnh thoát vị đĩa đệm để giảm đau mỏi là lựa chọn của đông đảo người bệnh. Để dùng đúng thuốc người bệnh cần phải thăm khám tại cơ sở chuyên khoa, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho từng giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đêm.
Cách giảm đau nhanh nhất là dùng thuốc tây y
Loại thuốc giảm đau thường dùng là paracetamol, diclofenac, voltaren, ibuprofen, cataflam, Tylenol…
-
Giảm đau thoát vị đĩa đệm bằng thuốc đông y
Nếu muốn giảm đau, cứng thoát vị đĩa đệm lâu dài hãy tìm đến điều trị bằng thuốc đông y. Bởi thuốc đông y sẽ giúp giảm đau từ bên trong bệnh nên triệu chứng đau ít tái phát trở lại. Đồng thời, công dụng của thuốc đông y không dừng lại ở việc giảm đau và cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm mà còn giúp tăng cường sức đề khăng, tăng cường trao đổi chất, lưu thông khí huyết…
Các bài thuốc đông y tại mỗi cơ sở có các vị thuốc bí truyền riêng trong đó một số vị thuốc đông y thường dùng để giảm đau do thoát vị đĩa đệm là: độc hoạt, phong phong, đương quy, quế chi…
Đau thoát vị đĩa đệm và có những cách giảm đau nào chắc hẳn mọi người đã nắm được. Để việc điều trị thuận lợi không bị biến chứng sang những cơ quan khác thì người bệnh thoát vị đĩa đệm cần phải chủ động tìm hiểu và điều trị càng sớm càng tốt.
XEM THÊM:
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không và những thông tin cần biết
T.H (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!