Viêm khớp cổ chân sau chấn thương có đơn giản như chúng ta nghĩ

Viêm khớp cổ chân sau chấn thương có thể dẫn tới tàn phế nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Cùng theo dõi bài viết sau để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhé.

1. Nguyên nhân viêm khớp cổ chân sau chấn thương

Vận động quá sức khớp cổ chân gây ra chấn thương. Chấn thương làm sụn, khớp cổ chân bị ảnh hưởng. Để lâu, sụn bị mòn, các xương cọ xát gây đau đớn , tổn thương rộng hơn, có thể gây nên nhiều biến chứng.

Tham gia các hoạt động thể thao cũng rất dễ chấn thương dẫn tới mắc viêm khớp cổ chân sau chấn thương. Chúng ta cần hạn chế hoặc vận động vừa sức để bảo vệ sức khỏe cho mình.

Viêm khớp giai đoạn đầu không có dấu hiệu cụ thể mà tiến triển thầm lặng. Do đó, người bệnh cần quan sát và thăm khám kịp thời khi phát hiện được sự bất thường.

nguyên nhân nào gây ra viêm khớp cổ chân sau chấn thương

Minh họa các tổn thương ở khớp cổ chân

2. Các chấn thương thường gặp ở khớp cổ chân

Có một số dạng chấn thương chúng ta thường gặp ở khớp cổ chân như

  • Bong gân

Đây là chấn thương ở khớp cổ chân, chúng ta rất hay gặp. Khi bị bong gân, dây chằng đã bị tổn thương gây sưng to, đau nhức, khó vận động.

Bong gân có thể dẫn tới viêm khớp cổ chân sau chấn thương

Bong gân là một dạng chấn thương phổ biến

  • Gãy xương

Gãy xương là một dạng chấn thương tương đối nặng. Không chỉ cổ chân, nếu chúng ta bị gãy xương ở những khu vực gần khớp cổ chân, khớp cổ chân cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ, gây nên viêm khớp cổ chân sau chấn thương.

  • Căng cơ, căng gân

Dạng chấn thương này xảy ra khi dây chằng bị kéo căng  quá mức do hoạt động quá sức hay vận động không đúng cách. Tình trạng này sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu như dây chằng bị rách, thậm chí đứt.

3. Mầm mống hiểm họa từ viêm khớp cổ chân sau chấn thương

Viêm khớp cổ chân sau chấn thương không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới biến chứng lệch khớp, biến dạng khớp , thậm chí không thể vận động, tàn tật.

Để tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm như vậy, bệnh nhân cần chủ động tìm hiểu các kiến thức để điều trị sau chấn thương viêm khớp cổ chân.

4. Điều trị viêm khớp cổ chân sau chấn thương như thế nào

Bạn không được coi thường nếu không may gặp phải những chấn thương tại cổ chân, bàn chân. Điều trị không đúng cách có thể làm chấn thương nặng hơn, thậm chí để lại hậu quả nặng nề.

  • Hạn chế cử động cổ chân

Sau chấn thương, bệnh nhân cần hạn chế vận động cũng như cử động bàn chân. Nếu cử động, xương, khớp cổ chân có thể bị tổn thương nặng hơn.

  • Có thể tiến hành chườm lạnh quanh cổ chân.

Chườm lạnh để giảm đau, giảm sưng.

Chườm lạnh giúp giảm đau, có tác dụng tốt trong điều trị viêm khớp cổ chân sau chấn thương

Chườm lạnh hỗ trợ giảm đau, sưng hiệu quả

  • Thăm khám bác sĩ để biết được chính xác cũng như cách điều trị tình trạng viêm khớp cổ chân sau chấn thương

Bệnh nhân bằng con mắt thường khó có thể chuẩn đoán chính xác tình trạng của mình. Bạn nên chủ động tới gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Chụp X-quang vùng cổ chân

Việc chụp X-quang cho vùng viêm có thể giúp người bệnh biết được tình trạng của khớp cổ chân cũng như phương hướng điều trị.

  • Kiểm soát cân nặng của cơ thể

 Việc tăng cân có thể gây nhiều áp lực lên khớp cổ chân, nhất là cổ chân bị chấn thương gây ra viêm khớp.

  • Sử dụng thuốc Tây y

Tác dụng của thuốc Tây y là rất nhanh và hiệu quả trong điều trị viêm khớp cổ chân sau chấn thương. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý tới thành phần, liều lượng bởi nếu sử dụng không đúng cách, thuốc Tây có thể mang lại những tác dụng phụ không mong muốn.

  • Dùng các bài thuốc đông y kết hợp điều trị viêm khớp cổ chân sau chấn thương

Sau khi sơ cấp cứu ban đầu, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Đông y để tái tạo sụn, phục hồi thương tổn bên trong cũng như kích thích ra dịch khớp.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung canxi để tăng miễn dịch cũng như tăng cường sức khỏe xương khớp nói riêng.

5. Phòng bệnh viêm khớp cổ chân sau chấn thương

– Người bệnh có thể cố gắng giảm thiểu chấn thương đối với bản thân bằng cách vận động vừa sức, chừng mực.

– Không tham gia các môn thể thao mạo hiểm hoặc tiềm tàng rủi ro, có nguy cơ cao bị chấn thương.

Xây dựng hệ thống xương khớp khỏe mạnh để tăng hệ miễn dịch thông qua chế độ ăn uống, tập luyện, bổ sung canxi và vitamin.

Hồng Nhung (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo