Viêm khớp vai uống thuốc gì để điều trị nhanh nhất?
Viêm khớp vai uống thuốc gì trong quá trình điều trị chính là câu hỏi mà chuyên mục nhận được khá nhiều từ quý độc giả. Đây là vấn đề quan trọng luôn khiến nhiều người đau đầu, vì thực tế trên thị trường hiện bán khá nhiều sản phẩm điều trị nhưng không phải thuốc nào cũng phù hợp với mọi tình trạng bệnh. Thấu hiểu khó khăn đó hôm nay chuyên mục sẽ xin giải đáp thắc mắc dùm bạn.
Bạn Minh Hồng (35 tuổi, Bắc Giang) có hỏi: “Chào chuyên mục, thời gian gần đây tôi luôn bị đau nhức vùng bả vai, giơ tay lên cao cũng cảm thấy khó khăn. Sau khi đi khám thì được chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp vai. Mặc dù đã uống thuốc giảm đau nhưng cơn đau vẫn không dứt mà ngày càng có phần đau nặng hơn. Vậy cho hỏi tình trạng bệnh viêm khớp vai uống thuốc gì thì đạt được hiệu quả cao nhất? Xin cảm ơn.”
Bệnh viêm khớp vai thể thông thường gây ra những cơn đau nhức nhối, dữ dội
Qua mô tả thì bệnh viêm khớp vai của bạn đang ở thể thông thường viêm quanh khớp vai, đây là dạng phổ biến nhất. Muốn biết bạn nên uống loại thuốc gì phù hợp nhất thì trước tiên cần thăm khám, chụp MRI để xác định rõ những tổn thương ở khớp vai. Sau khi xác định rõ bác sĩ sẽ chỉ định hướng dùng thuốc thích hợp nhất. Dưới đây là một số gợi ý của chuyên mục, bạn có thể tham khảo.
1. Thuốc Tây y – Giải pháp đầu tiên cho thắc mắc viêm khớp vai uống thuốc gì
Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm để giảm nhanh các triệu chứng bệnh
Theo Th.S Bùi Hải Bình, đối với thể viêm quanh khớp vai thông thường thì nên chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau đơn thuần, ví dụ như thuốc paracetamol, thuốc chống viêm nhiễm không chứa steroid như aspirin, kết hợp các loại thuốc giãn cơ và thuốc bổ thần kinh.
Thời gian sử dụng thuốc có thể kéo dài để phục hồi dần các chức năng của vai. Ngoài ra, để tăng hiệu quả chữa trị thì người bệnh nên kết hợp luyện tập theo sự chỉ dẫn cụ thể của các bác sĩ chuyên khoa. Một số biện pháp bổ trợ khác là xoa bóp, bấm huyệt, chiếu tia hồng ngoại,…
Trường hợp bệnh tiến triển nặng, điển hình là khi điểm bám gân cơ nhị đầu bị viêm nhiễm, tương tự đối với mỏm cùng vai và gân trên,… thì bác sĩ có thể chỉ định người bênh tiêm corticoid tại chỗ. Việc tiêm thuốc phải tiến hành trong phòng vô khuẩn, do bác sĩ có chuyên môn cao thực hiện.
Mặc dù kết quả đưa lại sau khi dùng các loại thuốc là khá tích cực nhưng nếu sử dụng quá nhiều trong một thời gian dài thì người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận,… Vì vậy người bệnh nên cân nhắc và tuyệt đối tuân theo đơn thuốc của bác sĩ.
2. Hỗ trợ sử dụng thêm các lọai thực phẩm chức năng
Kết hợp chế độ ăn uống khoa học và uống thêm thực phẩm chức năng chứa Peptan
Như đã nói ở trên việc sử dụng thuốc tây đôi khi sẽ gây ra một số tác dụng phụ, vì thế để hạn chế thì người bệnh nên sử dụng thêm thực phẩm chức năng với mục đích bồi bổ thêm dưỡng chất cho cơ thể, giúp khỏe mạnh và tăng sức đề kháng hơn.
Phần lớn các thực phẩm chức năng đều không phải là thuốc đặc trị bệnh mà chỉ hỗ trợ điều trị bệnh, có tác dụng giảm đau và không đưa lại tác dụng phụ. Một trong số đó có thể kể đến thuốc Jex Max, hoặc các loại thuốc tương tự cũng có chứa Peptan, một dưỡng chất sinh học đã được chứng minh là tốt cho xương khớp.
Khi được đưa vào cơ thể dưỡng chất này sẽ giúp tái tạo phần sụn khớp, xương dưới sụn giúp cho các bộ phận thêm dẻo dai và khỏe mạnh hơn.
3. Kết hợp các bài thuốc dân gian
Bên cạnh các loại thuốc Tây y hiện nay thì người bệnh không nên bỏ qua những bài thuốc được cha ông ta truyền lại. Mặc dù tác dụng điều trị của những bài thuốc này khá lâu, không rõ ràng như thuốc tây y nhưng ưu điểm chính của nó là lành tính, không gây nhiều tác dụng phụ và giá thành rẻ, phù hợp với mọi đối tượng người dùng.
-
Bài thuốc trị viêm khớp vai từ tỏi
Tỏi là nguyên liệu quan trọng trong các bài thuốc dân gian trị viêm khớp vai
– Nguyên liệu chính là 40 gram tỏi khô đã bóc vỏ và 100ml rượu trắng càng cao độ càng tốt.
– Trước khi ngâm, bạn cần thái tỏi thành từng lát mỏng rồi xếp vào lọ thủy tinh có nắp đậy, đổ ngập rượu và ngâm trong khoảng ít nhất 10 ngày.
– Sau thời gian đó người bệnh có thể sử dụng rượu tỏi hằng ngày. Mỗi ngày dùng 2 lần và mỗi lần dùng khoảng 25ml. Thời gian uống tốt nhất là buổi sáng và buổi tối trước khi bắt đầu đi ngủ.
– Ngoài uống thì bạn có thể dùng rượu tỏi để xoa bóp vào vùng vai bị đau nhức, mỗi ngày xoa bóp như thế 3 lần.
Xem thêm: Bài thuốc nam chữa viêm khớp vai có sẵn trong vườn nhà
-
Chữa trị viêm khớp bằng củ gừng
Tinh chất trong củ gừng giúp giảm nhanh các cơn đau nhức của bệnh viêm khớp vai
– Nguyên liệu chính là 2 lạng gừng tươi và một miếng vải sạch
– Rửa sạch, để nguyên vỏ, sau đó giã nát củ gừng. Cho gừng vào miếng vải và cột chặt lại.
– Thả bọc gừng vào nồi nước sôi và đun trên lửa nhỏ trong khoảng 10 phút.
– Sử dụng chiếc khăn khác để núng vào nước tinh dầu gừng vừa đun trên bếp, dùng khăn này xoa bóp vào phần vai bị bệnh.
– Chườm cho đến khi khăn hết nóng thì lại tiếp tục nhúng vào nồi nước nóng.
– Hằng ngày làm đều đặn khoảng 2 lần cho đến khi các triệu chứng bệnh giảm hẳn.
Qua bài viết giải đáp thắc mắc viêm khớp vai uống thuốc gì hôm nay hy vọng các bạn đã có được câu trả lời cho mình và tìm được loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng bệnh cũng như thể trạng của bản thân.
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!