Viêm quanh khớp vai thể đông cứng nguy hiểm hơn bạn tưởng
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng có nhiều điểm khác biệt hơn so với bệnh viêm khớp quanh vai thể thông thường. Đặc biệt, bệnh còn khá nguy hiểm nếu không có hướng điều trị kịp thời, vì thế mà người bệnh không nên quá chủ quan. Ngay từ bây giờ chúng ta hãy cũng tìm hiểu về dấu hiệu đặc trưng của bệnh để sớm nhận biết và thăm khám trước khi quá muộn.
1. Triệu chứng bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng
Bàn về bệnh lý này, BS. Nguyễn Đức Hiếu khoa phẫu thuật khớp bệnh viện TƯQĐ 108 cho biết, bệnh còn có tên gọi khác là Frozen Shoulder, trong các dạng bệnh viêm khớp quanh vai thì bệnh chiếm khoảng 10% so với các thể bệnh khác. Như vậy có thể thấy tỷ lệ người bị viêm quanh khớp vai thể đông cứng cũng khá cao, ngang ngửa và có thời điểm còn cao vượt trội.
Vị trí tổn thương do bệnh chủ yếu nằm ở bao khớp ổ chảo và cánh tay, riêng phần sụn khớp lại hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Vậy khi mắc bệnh người bệnh sẽ có các triệu chứng đặc trưng nào? Dưới đây là 3 dấu hiệu chính của bệnh được liệt kê theo từng giai đoạn khác nhau:
Bệnh gây ra nhiều cơn đau dai dẳng, mức độ đau ngày càng tăng
-
Giai đoạn khởi phát
Hay còn gọi là giai đoạn đau khớp vai – painful stage. Người bệnh sẽ bắt đầu bị các cơn đau khu trú tại hai bên vai hành hạ, ban đầu đau 1 bên sau đó làn dần sang 2 bên, cơn đau xuất hiện nhiều, không bất kể là ngày hay đêm, càng về sau mức độ đau càng tăng lên, nhất là khi người bệnh vận động.
Chính vì vậy mà người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, bị hạn chế nhiều hoạt động có liên quan đến vai.
-
Giai đoạn vai bị động cứng
Đến giai đoạn này phần khớp ổ chao – cánh tay đã dần bị đông cứng khiến các hoạt động tại bả vai không có sự tham gia của bộ phận này, làm hạn chế rất nhiều hoạt động. Cùng lúc này thì các cơn đau cũng thuyên giảm dần mức độ, tuy nhiên nó không hoàn toàn biến mất mà vẫn dai dẳng và âm ỉ.
Đọc thêm: Tổng quan bệnh viêm quanh khớp vai và cách điều trị
-
Giai đoạn tan đông
Phải sau nhiều tháng hoặc nhiều năm thì khớp vai mới có thể quay trở lại hoạt động linh hoạt dần, nhưng điều này đồng nghĩa với việc các cơn đau cũng quay trở lại và tăng dần về mức độ đau. Cường độ đau lúc này cũng dữ đội tương tự như ở giai đoạn khởi phát.
2. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất
Nguyên nhân viêm khớp vai thể đông cứng ở mỗi thể không giống nhau
Ngoài việc sớm nhận biết các dấu hiệu bệnh thì việc xác định chính xác nguyên nhân cũng hỗ trợ chữa trị bệnh tốt hơn. Bàn về nguyên nhân, BS. Nguyễn Đức Hiếu cho biết có thể xác định theo hai thể chính của bệnh:
-
Nguyên nhân ở thể nguyên phát
Ở thể này, bệnh xuất hiện bất ngờ mà không phải bắt nguồn từ một bệnh lý nào khác. Vì vậy người bệnh sẽ có thể sớm nhận biết các triệu chứng bất thường của cơ thể.
-
Nguyên nhân ở thể thứ phát
Thể thứ phát là khi bệnh viêm quanh khớp vai ở thể đông cứng xuất hiện ngay sau khi người bệnh mắc bệnh viêm quanh khớp vai thông thường. Như vậy những nguyên nhân dưới đây ảnh hưởng trực tiếp và gây ra bệnh:
Độ tuổi: bệnh xuất hiện nhiều từ những người trung niên trở đi, bắt đầu trong khoảng từ 40 đến 60 tuổi. Tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh này rất hiếm gặp.
Giới tính: Tỷ lệ đàn ông mắc bệnh cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ phụ nữ.
Chấn thương: Những đối tượng bị chấn thương vai, bao gồm cả chấn thương phần mềm lẫn phần cứng sẽ dễ bị mắc bệnh hơn.
Hoạt động mạnh thường xuyên: Những động tác sử dụng khớp vai nhiều, lặp đi lặp lại như chơi tennis, bơi lội, đánh golf,… làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Do một số bệnh lý khác: Tỷ lệ mắc bệnh ở những đồi tượng bị tiểu đường, đột quỵ não, viêm khớp dạng thấp,… cao gấp 3-4 lần so với người thường.
3. Hướng điều trị bệnh phù hợp nhất
Các bác sĩ từ lâu đã xác định bệnh viêm quanh khớp vai thể đông đặc rất khó để chữa trị vì lúc này chức năng khớp đã dần bị tiêu biến vì cấu tạo biến dạng, điển hình là bao khớp bị viêm dẫn đến sự xơ hóa và dình vào. Chính vì vậy hướng điều trị lúc này là giúp bao khớp giãn ra, không còn bị dính và dần phục hồi lại chức năng của khớp.
Tiêm corticoid tại chỗ giúp giảm nhanh các cơn đau dữ dội
-
Điều trị nội khoa
Nội khoa là sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, kết hợp tập vật lý trị liệu. Trường hợp nặng sẽ được chỉ định tiêm corticoid để giảm đau nhanh. Quý độc giả có thể xem thêm bài viết chi tiết về phương pháp vật lý trị liệu viêm khớp vai ở đây
Tuy nhiên, nếu sau 3-6 tháng mà bệnh vẫn không thuyên giảm thì nên hướng đến chữa trị ngoại khoa.
Đọc tiếp: Bệnh lý viêm quanh khớp vai và cách điều trị dứt điểm
-
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng trong điều trị là mổ nội soi khớp vai, bác sĩ sẽ tiến hành bóc phần dính ra, các dải xơ dính sẽ bị cắt đôi, gai xương bị gọt bỏ dần và cuối cùng là loại bỏ phần bị viêm nhiễm. Khả năng bệnh dứt điểm hoàn toàn sau phẫu thuật là khoảng 90%, có một số trường hợp bệnh có thể tái phát trở lại.
Trên đây là những thông tin xoay quanh bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng, hy vọng chúng sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình chăm sóc sức khỏe bản thân và những người thân xung quanh.
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!