3 triệu chứng vôi hóa đốt sống cổ bạn nên để ý từ sớm
Làm sao để có thể sớm nhận biết bệnh vôi hóa cột sống, đặc biệt là trường hợp vôi hóa cột sống cổ? Chúng ta chỉ có thể dựa vào những triệu chứng vôi hóa đốt sống cổ, vì vậy bài viết hôm nay sẽ giúp độc giả phát hiện bệnh thông qua 3 triệu chứng điển hình trong giai đoạn khởi phát của bệnh.
1. Khái quát về bệnh vôi hóa đốt sống cổ
Trước khi đi sâu tìm hiểu về triệu chứng vôi hóa đốt sống cổ chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể về bệnh vôi hóa đốt sống cổ. Theo một nghiên cứu của Bộ y tế Việt Nam, nước ta có đến 2/3 dân số từng ít nhất một lần cảm nhận được những triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống cổ. Vậy đây là căn bệnh gì?
Những biểu hiện của triệu chứng vôi hóa đốt sống cổ
Trong y học cột sống cổ của chúng ta có 7 đốt tất cả và được ký hiệu là C1 – C7. Trong đó, từ C3 – C7 là nơi mạch máu và các dây thần kinh đi qua, vì thế khi có một tổn thương nào đó xảy ra ở vùng này sẽ gây ra tình trạng vôi hóa đốt sống cổ.
Cụ thể là khi một đốt sống cổ nào đó nằm từ vị trí C1 – C7 bị lệch ra khỏi kết cấu thẳng hàng vốn có của nó sẽ gây ra bệnh, tạo ra nhiều cơn đau nhức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
2. Top 3 triệu chứng vôi hóa đốt sống cổ trong giai đoạn đầu
Căn bệnh tạo ra cảm giác đau mỏi, nhức nhối kéo dài, làm giảm hiệu suất công việc, chất lượng cuộc sống và thậm chí nếu bệnh ngày một nặng hơn có thể gây teo cơ, bại liệt. Vậy làm sao để sớm phát hiện bệnh? Dưới đây là 3 triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống cổ mà chúng ta có thể nhận biết từ sớm
Triệu chứng vôi hóa đốt sống cổ là gì?
-
Cơn đau kéo dài từ phía sau đầu
Vôi hóa đốt sống cổ có biểu hiện đầu tiên là những cơn đau nhẹ ở vùng cổ kéo dài lên phía sau đầu và lan đến đỉnh đầu. Nếu cơn đau này kéo dài có thể lan sang vùng thái dương hoặc trán. Khi bạn thấy có dấu hiệu vôi hóa đốt sống cổ như trên thì nên đến bác sĩ để được khám và chẩn đoán sớm.
Đau phía sau đầu là triệu chứng vôi hóa đốt sống cổ
-
Vùng cổ bị đơ cứng
Khi bị vôi hóa đốt sống cổ bạn sẽ có cảm giác vùng cổ của mình thường bị vẹo và bị đơ cứng sau một giấc ngủ hoặc sau khi ngồi làm việc quá lâu. Lúc này, bạn sẽ khó khăn trong việc xoay cổ hoặc cúi đầu nhìn xuống, bệnh tạo nên những cơn đau âm ỉ kéo dài làm bạn lúc nào cũng trong trạng thái nhăn nhó, khó chịu.
Triệu chứng vôi hóa đốt sống cổ là vùng cổ bị đơ cứng
Ngoài ra, trong những ngày trái trời trở gió bạn cũng sẽ cảm thấy các cơn đau xuất hiện khiến ăn không ngon, ngủ không yên, thậm chí còn có cảm giác hoa mắt, buồn nôn … hiệu quả công việc từ đó mà giảm sút.
-
Các cơn đau ở vùng cánh tay
Khi bệnh vôi hóa cột sống tiến triển nặng hơn, các cơn đau có thể lan xuống vùng cánh tay. Vôi hóa đốt sống cổ ban đầu chỉ làm một bên cánh tay của bạn tê mỏi, nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ lan xuống cả những ngón tay và tiếp theo là hai cánh tay đều có cảm giác đau nhức, tê mỏi. Nếu bạn tiếp tục chủ quan và xem thường những biểu hiện này thì bệnh sẽ ngày một nặng hơn làm cho cả hai cánh tay tê cứng, mất cảm giác cầm nắm, hạn chế việc vận động.
Các cơn đau vùng cánh tay là triệu chứng vôi hóa đốt sống cổ
Để tránh bệnh vôi hóa đốt sống cổ thì bản thân chúng ta cũng nên phòng bệnh từ sớm. Hàng ngày, bạn nên có chế độ luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên như các môn bơi lội, yoga, gym … Việc tập luyện này không chỉ tăng cường sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa thoái hóa cột sống cổ mà còn giúp lưu thông máu huyết bảo vệ bạn trước những căn bệnh do biến đồi thời tiết.
Triệu chứng vôi hóa đốt sống cổ nên được phòng tránh từ sớm
Ngoài ra, thường xuyên xoa bóp vùng cổ, gáy nếu bạn là những người làm công việc ngồi quá lâu một chỗ. Những động tác tưởng chừng như đơn giản này giúp cơ ở vùng cổ được giãn ra, giảm cảm giác đau mỏi. Măt khác, bạn cũng nên lưu ý về việc phân bổ thời gian làm việc cho hợp lý, nghỉ ngơi sau 45 phút làm việc, vừa giúp tránh vôi hóa đốt sống cổ, giảm nguy cơ cá tật khúc xạ về mắt.
Hy vọng với những triệu chứng vôi hóa đốt sống cổ kể trên các bạn có thể tự theo dõi cơ thể mình và sớm nhận biết những thay đổi, dù là nhỏ nhất.
>> Tìm hiểu chi tiết hơn: Bị vôi hóa đốt sống cổ nên làm gì và lời khuyên của bác sĩ
Xuân Văn (Tổng hợp)
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!