Viêm đa khớp: Tổng quan bệnh viêm đa khớp và cách điều trị
Bệnh viêm đa khớp là một bệnh nguy hiểm không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn dễ bắt gặp ở người trẻ tuổi, đang trong độ tuổi lao động, nếu không điều trị tốt thì nguy cơ cao sẽ bị tàn phế. Việc tìm hiểu rõ về triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh sẽ là tiền đề để điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả.
1. Bệnh viêm đa khớp là gì?
Trong những căn bệnh về xương khớp thì bệnh viêm đa khớp là một bệnh thường gặp, thuộc nhóm bệnh tự miễn khó điều trị dứt điểm nên gây ra nhiều phiền toái suốt đời cho người bệnh. Vậy cụ thể, bệnh viêm đa khớp là gì và bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không?
Theo thông tin từ bài viết “Chẩn đoán và điều trị viêm đa khớp” của Klinkhoff, Alice. CMAJ in trên tạp chí Hiệp hội y khoa Canada, thì bệnh viêm đa khớp là tình trạng sụn ở 2 đầu xương dần bị bào mòn và mất đi sự trơn láng, nguyên nhân là do dịch khớp cung cấp cho các đầu xương này giảm dần dẫn đến bào mòn, đây là thời gian của bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Tình trạng này diễn ra lâu ngày còn làm sinh ra các gai xương khớp, chèn vào dây thần kinh và gây nên các hiện tượng đau, nhức, tê mỏi các khớp, lúc này bệnh đã chuyển hóa dần thành bệnh viêm đa khớp mãn tính.
Có tới trên 80% người trưởng thành và người cao tuổi mắc bệnh viêm đa khớp, theo thống kê cứ 8 người trong độ tuổi từ 18-79 thì có 1 người bị viêm đa khớp, tuy nhiên vẫn có trường hợp bệnh viêm đa khớp ở trẻ em. Đặc biệt, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh viêm đa khớp nhiều gấp 3 lần so với nam giới.
Bên cạnh viêm đa khớp thì bệnh viêm đa khớp dạng thấp cũng khá phổ biến. Tỷ lệ dân số thế giới mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gần 3%, còn tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh chiếm đến 20%.
Sau đây là một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh viêm đa khớp:
-
Nhân viên văn phòng
Đây là nhóm đối tượng ít vận động toàn thân, phần lớn thời gian làm việc là ngồi cố định khiến xương khớp không vận động thường xuyên. Hoạt động chủ yếu là phân tay. Sự mất cân bằng trong quá trình sinh hoạt này đã khiến nhân viên văn phòng dễ bị bệnh viêm đa khớp.
-
Những người làm việc nặng nhọc
Một số công việc nặng nhọc, cần nhiều sức khỏe như bốc vác, bưng bê, vác kéo vật nặng,… Làm thường xuyên, gắng sức sẽ khiến xương khớp bị quá tải, không thể chịu đựng được rồi dần dần bị yếu đi, kéo theo là các chức năng bị suy giảm khiến cơ thể dễ bị các chứng bệnh xương khớp.
-
Người làm nội trợ, lái xe, may vá
Những người làm công việc này rất dễ bị các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh viêm đa khớp. Nguyên nhân là vì bệnh thường diễn ra ở bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân,… các bộ phận sử dụng nhiều trong quá trình làm các công việc trên.
Khớp tay bình thường và khớp tay bị viêm đa khớp
2. Triệu chứng bệnh viêm đa khớp
Mọi người cùng xem xét và nhận biết những triêu chứng chính của bệnh viêm đa khớp. Dưới đây là những dấu hiệu bệnh viêm đa khớp phổ biến nhất:
-
Triệu chứng ở giai đoạn đầu
Vào giai đoạn đầu của bệnh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu ngoài khớp như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, gầy sút, ra nhiều mồ hồi và bị tê ở đầu các chi. Các triệu chứng bệnh viêm đa khớp này diễn ra từ từ, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng rồi mới chuyển sang giai đoạn toàn phát. Chỉ có khoảng 10-20% là bị đau cấp tính ngay từ giai đoạn đầu.
-
Triệu chứng ở giai đoạn toàn phát
Lúc này người bệnh mới bắt đầu có cảm giác đau tại các khớp, viêm một số khớp như khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân, cổ tay, cổ chân. Bắt đầu từ các khớp nhỏ sau mới lan dần sang các khớp lớn.
Các cơn đau mang tính đối xứng, đau một bên sau đó lan sang bên kia với những biểu hiện tương tự. Ngoài ra, người bệnh còn bị cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, phải xoa bóp khớp khoảng 10-15 phút mới có thể vận động được.
Một triệu chứng khác nữa thường xuất hiện trong giai đoạn này của bệnh viêm đa khớp là nổi hạt dưới da, ở trên xương gần khớp khuỷu tay, trên xương chày (gần khớp gối), quanh khớp cổ tay. Những hạt này từ 5-15mm, chắc, không di chuyển và không gây đau.
Có khoảng dưới 5% người bệnh có thêm triệu chứng mắt đỏ, đau mắt, khô mắt, thậm chí là bị giảm thị lực và có cảm giác sợ ánh sáng. Một số khác bị sốt cao 40 độ, nổi ban đỏ trên cơ thể. Người bệnh cũng có khả năng bị viêm màng tim, tắc nghẽn động mạch gây đau tức ngực, nhồi máu cơ tim trong giai đoạn này.
Bệnh viêm đa khớp thường gây đau nhức từ 3 khớp trở lên
3. Nguyên nhân bệnh viêm đa khớp
Cũng trên bài viết “Chẩn đoán và điều trị viêm đa khớp” của Klinkhoff, Alice. CMAJ in trên tạp chí Hiệp hội y khoa Canadahực tế, các bệnh xương khớp nói chung và bệnh viêm đa khớp nói riêng đều chưa đưa ra được nguyên nhân gây bệnh chính xác. Nên khi bàn về nguyên nhân bệnh viêm đa khớp, các bác sĩ thường đưa ra một số yếu tố liên quan như:
-
Tuổi tác
Tuổi tác là yếu tố quan trọng nhát liên quan đến bệnh xương khớp. Khi càng lớn tuổi thì quá trình lão hóa càng diễn ra mạnh mẽ khiến xương khớp dần yếu đi, các sụn khớp bị bào mòn và không thể bảo vệ cho hai đầu xương gây ra các bệnh như bệnh viêm đa khớp.
-
Di truyền
Khoa học đã chứng minh được gen di truyền liên quan đến sự phát sinh của bệnh viêm đa khớp. Cụ thể, những người mang gen di truyền của bệnh này thì có nguy cơ mắc bệnh rất cao, nhưng tỷ lệ này vẫn không vượt qua 100%.
-
Thừa cân, béo phì
Khi bị thừa cân, béo phì thì cơ thể sẽ phải chịu đựng trọng lượng lớn, gây quá tải và chèn ép lên dây thần kinh, mô cơ. Trường hợp này thường gây tổn thương chủ yếu cho khớp gối, khớp vai, khớp cổ. Yếu tố này góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp.
-
Chấn thương
Những chấn thương trong quá trình vận động, làm việc, chơi thể thao khiến xương khớp bị tổn thương, từ đó làm tăng nguy cơ bị chứng viêm đa khớp.
-
Nhiễm khuẩn
Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn do virut hay vi khuẩn thì các chức năng miễn dịch sẽ giảm sút, đây là cơ hội cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập và làm hại xương khớp.
-
Cơ địa
Yếu tố cơ địa có liên quan đến nguyên nhân bệnh viêm đa khớp vì căn cứ vào tỷ lệ đối lập giữa nam và nữ, theo đó cơ địa của người phụ nữ khiến họ dẽ mắc bệnh này hơn so với nam giới.
Ngay khi phát hiện những dáu hiệu bệnh và xác định nguyên nhân gây bệnh kể trên thì người bệnh cần đi khám bệnh viêm đa khớp và cách điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuân thủ theo phác đố điều trị bệnh viêm đa khớp.
>> Video: Tổng quan về bệnh viêm đa khớp
4. Điều trị bệnh viêm đa khớp
Theo bác sĩ chuyên khoa Robert Meador và bác sĩ chuyên khoa H. Ralph Schumacher, có khá nhiều cách điều trị bệnh viêm đa khớp, tuy nhiên phần lớn đều dựa trên nguyên tắc giảm đau, giảm viêm và giảm cứng khớp.
-
Thuốc Tây y
Thuốc điều trị bệnh viêm đa khớp trong Tây y được chia làm hai loại chính là thuốc cổ điển (Methotrexate, sulfasalazine,..) và thuốc mới (Ức chế TNF, Cyclosporine A, Leflunomid, Mycophenolate, Mofetil,..). Các loại thuốc giảm đau, chống viêm này thường được chỉ định sử dụng khi bệnh ở giai đoạn đầu, ngay khi xuất hiện các cơn đau khi phần sụn khớp, đầu xương chưa bị tổn thương quá lớn.
Nhưng bên cạnh tác dụng chính thì các loại thuốc này còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, vì vậy người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị mà còn tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Đặc biệt, không nên tiêm bất cứ loại thuốc nào vào vùng đau của khớp khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Song song với việc dùng thuốc thì người bệnh còn được hỗ trợ tập luyện, vật lí trị liệu và phục hồi chức năng.
-
Áp dụng bước sóng ngắn
Sóng ngắn hỗ trợ điều trị bệnh viêm đa khớp
Sóng ngắn trị liệu là phương pháp hỗ trợ điều trị sử dụng các bức xạ điện từ có bước sóng tính bằng mét. Sóng ngắn trong điều trị có bước sóng từ 11m đến 22m. Sử dụng sóng ngắn có tác dụng lên các hạch giao cảm ở cổ và thắt lưng, từ đó làm dịu, giảm căng thẳng của hệ thần kinh thực vật do đó có tác dụng giảm đau ở nội tạng. Sau đó là giảm viêm nhờ làm tăng bạch cầu, tăng khả năng di chuyển và thực bào.
Ngoài ra, sóng ngắn còn có tác dụng tốt đối với mạch máu, giúp giảm ứ đọng tăng cường lưu thông máu. Tác dụng lên hệ thần kinh vận động tạo kết quả tốt cho quá trình phục hồi chức năng chữa trị bệnh viêm đa khớp.
-
Thuốc Đông y
Theo Đông y thì bệnh viêm đa khớp là chứng tý tức là kinh lạc, khí huyết bị bế tắc, không lưu thông, dẫn đến giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây ra cảm giác đau. Vì vậy nguyên tắc chữa bệnh của Đông y là khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc, sơ thông kinh lạc, kết hợp với đó là dưỡng âm, bổ thận, mạnh gân cốt, bổ khí huyết.
Bài thuốc dưới đây sẽ có tác dụng chữa bệnh viêm đa khớp lại vừa bồi bổ sức khỏe:
Nguyên liệu:
Phòng phong 16 gram, hoàng cầm 12 gram, xuyên quy 16 gram, cát căn 16 gram, xích phục linh 12 gram, khương hoạt 10 gram, hạnh nhân 8 gram, quế chi 8 gram, tần giao 12 gram và cam thảo 6 gram.
Cách thực hiện:
Hạnh nhân bỏ vỏ, xuyên quy tẩm rượu, quế chi cạo vỏ. Dùng tất cả các vị thuốc trên sắc cùng 2 lít nước, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Chia số thuốc thu được thành 6 lần, ngày uống 5 lần, tối uống 1 lần, uống khi thuốc còn ấm.
-
Châm cứu, bấm huyệt
Châm cứu là phương pháp an toàn không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào, đặc biệt hiệu quả với những chứng viêm khớp mãn tính. Châm cứu có tác dụng giúp điều hòa bài tiết một số hormone liên quan đến cơ chế chống đau của cơ thể như catecholamine, cortisol.
Còn bấm huyệt là phương pháp giúp khí huyết lưu thông bằng cách sử dụng ngón tay cái và ngón tay trỏ bấm vuông góc với huyệt. Bấm day huyệt đau trong khoảng 1-2 phút.
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!