Viêm đa khớp dạng thấp là gì – Nguyên nhân & Cách điều trị bệnh
Viêm khớp dạng thấp hay viêm đa khớp dạng thấp đều có tên gọi dân gian là bệnh thấp khớp. Bệnh gây ra các cơn đau tại nhiều khớp trong cơ thể, nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây biến dạng khớp.
1. Viêm đa khớp dạng thấp là gì?
Sự khác nhau giữa khớp bình thường và viêm đa khớp dạng thấp
Viêm đa khớp dạng thấp là một dạng của viêm khớp dạng thấp, bệnh còn có tên gọi dân gian là phong thấp . Đây là một bệnh lý xương khớp khá phổ biến, dễ bắt gặp ở nhiều lứa tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ tuổi dưới 40 và trẻ em dưới 16 tuổi ngang bằng với tỷ lệ mắc bệnh ở người già.
Cụ thể, theo trang Arthritis – chuyên trang nghiên cứu bệnh xương khớp, có khoảng 1,5 triệu người Mỹ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp, tỷ lệ phụ nữ bị bệnh cao gấp 3 lần so với đàn ông. Độ tuổi phụ nữ mang bệnh dao động từ 30 đến 60 tuổi, còn nam giới thường mắc bệnh khi bước vào tuổi già. Tỷ lệ dân số thế giới mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gần 3%, còn tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh chiếm đến 20%.
Bệnh có thể gây ra nhiều cơn đau đồng thời tại các khớp nhỏ như khớp bàn tay, khuỷu tay, bàn chân và mắt cá chân. Ngoài ra, tỷ lệ đau tại các khớp đầu gối, xương hàm và hông cũng khá cao, nếu không điều trị còn gây biến dạng khớp.
2. Triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp
Bệnh có tính đối xứng, gây sưng ở khớp cả hai bàn tay
Bác sĩ chuyên khoa David Effron từ trường cao đẳng y khoa khẩn cấp Hoa Kỳ (FACEP) đã chỉ rõ những dấu hiệu viêm đa khớp dạng thấp rõ ràng nhất . Cùng nhận biết một số dấu hiệu bệnh để nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh:
-
Triệu chứng ngoài khớp
Ngoài các triệu chứng tại các khớp như trên thì người bệnh còn bị sốt nhẹ, da xanh xao, người mệt mỏi, kém ăn kém ngủ. Từ đó dẫn đến cơ thể gầy yếu, suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần, nặng còn bị rối loạn thần kinh thực vật.
-
Triệu chứng cận khớp
Dưới da xuất hiện những hạt nhỏ, nổi gồ lên, sờ rắn chắc nhưng không gây đau. Da người bệnh khô teo lại. Cơ teo rõ ràng tại các vị trí quanh khớp, viêm gân. Xuất hiện ban đỏ trong lòng bàn tay và gan bàn chân. Dây chằng khớp bị co kéo hoặc giãn ra gây nên hiện tượng lỏng lẻo các khớp.
>> Xem thêm: 5 dấu hiệu của bệnh viêm đa khớp dạng thấp
3. Nguyên nhân viêm đa khớp dạng thấp
Bệnh này được đánh giá là viêm đa khớp dạng thấp mãn tính, rất khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, muốn hạn chế bệnh phát triển thì trước tiên cần tìm ra nguyên nhân viêm đa khớp dạng thấp. Cùng lắng nghe ý kiến của các sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng chuyên khoa xương khớp Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc về những nguyên nhân gây bệnh:
-
Tác nhân khởi phát
Bệnh xảy ra khi các tế bào bạch cầu hoạt động quá mức, vừa chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virut vừa chống lại chính tế bào trong cơ thể, từ đó gây ra phản ứng viêm khớp.
-
Yếu tố cơ địa
Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn gấp 2-3 lần so với nam giới, chiếm tới 80%. Còn những người trong độ tuổi 30 – 35 có nguy cơ mắc bệnh là 70%.
-
Yếu tố di truyền
Viêm đa khớp dạng thấp có di truyền, vì vậy đây là một trong những yếu tố gây bệnh hàng đầu. Nếu trong gia đình có bố mẹ, hoặc người thân bị viêm đa khớp dạng thấp thì khả năng cao người con cũng sẽ mắc bệnh.
-
Yếu tố thuận lợi
Ngoài các nguyên nhân kể trên, còn tồn tại các nguyên nhân khác không kém phần nguy hiểm. Điển hình là do chấn thương, do bệnh tật, sinh sống lâu trong môi trường ẩm thấp, lạnh lẽo,…
Khi đã hiểu hơn về những triệu chứng, dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh rồi thì quý vị cần tìm ra những cách điều trị bệnh an toàn và hiệu quả.
Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh góp phần tìm được cách điều trị phù hợp
4. Điều trị viêm đa khớp dạng thấp
Người bệnh cần xác định phải sống chung với bệnh viêm đa khớp dạng thấp đến cuối đời, vì đây là bệnh mãn tính, khó điều trị dứt điểm. Nhưng cũng có khá nhiều phương pháp điều trị viêm đa khớp dạng thấp, giúp bệnh giảm dần.
-
Sử dụng thuốc Tây y
Khi ở thể nhẹ – giai đoạn 1 thì chỉ cần dùng thuốc giảm đau thông thường. Còn đối với giai đoạn 2 khi nhiều khớp bị viêm gây hạn chế vận động thì người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc giảm đau, chống viêm liều trung bình.
Khi đã bị bệnh ở thể nặng gây đau nhức khớp ngay cả khi ngủ, khớp dần mất khả năng hoạt động thì cần phải dùng tới thuốc liều cao, hoặc các loại thuốc chuyên biệt trong điều trị viêm đa khớp dạng thấp.
-
Điều trị bằng Đông y
Trong điều trị viêm đa khớp dạng thấp bằng Đông y, bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – trưởng chuyên khoa xương khớp Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc cho biết, đây là phương pháp điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, không gây ra tác dụng phụ, đồng thời bồi bổ sức khỏe người bệnh.
Chia sẻ: Mách bạn bài thuốc đông y điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả
-
Áp dụng bài thuốc Nam
Tuy giảm đau nhanh, hiệu quả nhưng nếu dùng lâu dài thì thuốc Tây sẽ mang lại nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Chính vì thế nhiều người lựa chọn điều trị bệnh theo thuốc Nam, tuy kết quả đạt được chậm hơn nhưng lại vô cùng an toàn, giá thành rẻ phù hợp với mọi người.
-
Tập thể dục
Một số động tác tập tay điều trị viêm đa khớp dạng thấp
Mặc dù đây không phải là cách điều trị viêm đa khớp dạng thấp nhưng nó lại giúp người bệnh khỏe mạnh, dẻo dai hơn, từ đó giảm cơn đau, cơ cứng khớp. Tùy vào từng khu vực đau mà người bệnh chọn ra bài tập phù hợp, nhằm tăng cường lưu thông máu, cải thiện tình trạng co cứng khớp.
Nên tập thể dục khoảng 30 phút/ngày, có thể tập thành một lần hoặc chia thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 5-10 phút.
-
Chế độ ăn uống khoa học
Nên xây dựng một chế độ ăn giàu canxi, vitamin C, D, E vì đây là những nguyên tố quan trọng góp phần làm tăng sự chắc khỏe cho xương, phòng ngừa bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
Canxi có nhiều trong phomai, sữa, cải xoong, bông cải xanh, cá hồi, tôm,… Còn vitamin D có nhiều trong cá, trứng, nấm, đậu nành,… Bổ sung vitamin C, E qua các loại quả họ cam, ổi, súp lơ, ớt chuông, khoai lang, bơ, bí đỏ,…
Đọc thật chậm: Những cách điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp tốt nhất mọi người không nên bỏ qua
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!