Cách điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Cách điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm là điều mà nhiều người khi bước sang độ tuổi ngoài 30 vô cùng quan tâm. Bệnh không chỉ gây ra những cơ đau mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin thú vị hơn nhé!

1. Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ giúp người bệnh tìm ra các điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Hầu hết mọi người đều không biết chính xác nguyên nhân tại sao mình bị thoát vị đĩa đệm. Nhiều người chỉ tới bệnh viện khám khi những cơn đau đột ngột tìm đến ở vùng thắt lưng mỗi khi vận động hoặc bê vác những vật nặng. Qua đó, các bác sĩ có thể sàng lọc ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Cách điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm qua nguyên nhân

Căn cứ vào nguyên nhân để đưa ra cách điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tốt nhất

– Nguyên nhân do thoái hoá tự nhiên: Tuổi tác và các bệnh lý cột sống như gai cột sống, gù lưng, thoái hóa cột sống,… cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh. Những người ở độ tuổi ngoài 30 có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao nhất do đĩa đệm đã mất dần sự đàn hồi, mềm mại theo năm tháng.

– Phụ nữ mang thai, những người béo phì cũng làm tăng áp lực gánh nặng thêm cho cột sống. Do đó, những người này cũng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.

– Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có thành viên bị thoát vị đĩa đệm thì những thế hệ sau rất có khả năng bị thoát vị do cấu trúc đĩa đệm và cột sống bị yếu bẩm sinh.
– Yếu tố nghề nghiệp: Tỷ lệ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao đều là những người làm công việc văn phòng, lái xe, công nhân, thợ xây,… những người phải ngồi lâu trong một tư thế và thường xuyên phải bê vác các vật nặng.

– Ngoài ra còn một số nguyên do nữa là do phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót quá cao, hút thuốc hoặc theo mang ví nặng trong túi.

Tìm hiểu chi tiết: Tổng hợp 7 nguyên nhân thoát vị đĩa đệm hay mắc phải nhất

2. Cách điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Từ những nguyên nhân nêu trên, người bệnh có thể dựa vào đó để đưa ra phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm tốt nhất cho mình.

Cách điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tốt nhất

Dùng thuốc được xem là phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tiện lợi nhất

  • Điều trị thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng khi bị thoát vị đĩa đệm đó là đau nhức tại đốt sống lưng, tê mỏi tay chân, đau vai gáy lan xuống 2 cánh tay và bàn tay. Thông thường chụp X-quang cũng khó chẩn đoán chính xác bệnh mà chụp cộng hưởng từ mới cho ra kết quả chính xác nhất.

Cách điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm còn tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh bao gồm điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc, vật lí trị liệu hay phẫu thuật,….

– Đối với những trường hợp nhẹ, mới chớm bị, các bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên dùng thuốc vì nhưng loại thuốc tây không hề tốt cho dạ dày, gan, thận và đại tràng. Bạn chỉ cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và canxi, vận động, tập luyện, nghỉ ngơi phù hợp là được.

– Việc dùng thuốc phải được thực hiện theo sự chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc bao gồm thuốc giảm đau như paracetamol; giảm đau chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam… Các thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal dùng trong trường hợp co cứng cơ ở cột sống. Và các loại thuốc bổ thần kinh như vitamin  nhóm B, thuốc giảm đau thần kinh neurontin. Đối với những người bị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm có thể dùng thuốc tại chỗ là tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison. Tuy nhiên, quá trình này phải được thực hiện tại cơ sở chuyên khoa có kinh nghiệm và trong điều kiện vô trùng.

– Còn với phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng trong các trường hợp nặng như đau thần kinh tọa gây liệt, rối loạn cơ hoặc đau dữ dội tại vùng sống lưng. Phẫn thuật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả nhất hiện nay

  • Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh việc chữa bệnh, chúng ta nên có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe và có những cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.  Qua đó, có một số điều bạn nên ghi nhớ như sau:

Cách điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm an toàn

Bổ sung vitamin, khoáng chất là cách điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hữu hiệu nhất

– Chú ý luôn giữ tư thế ngồi thẳng lưng. Việc làm này không chỉ tránh cong vẹo cột sống mà còn làm giảm nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm.

– Đối với những người ngoài 40 không nên chơi thể thao quá sức, không vận động mạnh, tránh khuân vác những vật nặng.

– Đối với dân văn phòng, sau khoảng 1 – 2 tiếng, bạn nên đứng dậy, giải lao, đi vệ sinh, vận động nhẹ nhàng 5 – 10 phút. Vì ngồi quá lâu trong tư thế gò bó sẽ khiến cột sống cảm thấy đau mỏi, cơ thể phát phiền và dễ gây stress.

– Có chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin, sinh hoạt lành mạnh, thay đổi gối và đệm ngủ nếu đã quá cũ, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đi bộ, tập xà đơn xà kép, yoga, bơi lội… những phương pháp này đều có tác dụng rất lớn trong việc điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm.

– Đối với công nhân, thợ xây, và những người lao động chân tay khác cần chú ý không mang vác những vật nặng quá sức. Tuyệt đối không được đứng cúi người để nhấc vật lên mà phải ngồi xuống, nâng vật lên từ từ.

Trên đây là cách điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm mà các bạn nên ghi nhớ. Trên thực tế tỉ lệ mắc bệnh thoát vị ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng, do đó ngay từ hôm nay hãy tự bảo vệ lấy sức khỏe của chính mình bằng những phương pháp trên. Hi vọng các bạn sẽ có những thông tin bổ ích về căn bệnh thoát vị đĩa đệm để giúp mình và người thân luôn khỏe mạnh.

Tiếp tục đọc: Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không và chữa bằng cách nào?

Phương Hoa (Tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo