Dùng cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm từ uống, đắp trong ngoài hiệu quả cao
Cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm có lẽ là một trong những vị thảo dược được ứng dụng phổ biến. Nhờ tác dụng từ cây chìa vôi, nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm thấy giảm hẳn các triệu chứng bệnh. Những thông tin sau đây sẽ lí giải hiệu quả thần kì mà chìa vôi đem lại trong tiến trình điều trị thoát vị đĩa đệm.
>> Cây cỏ ngươi gây bất ngờ bởi công dụng chữa thoát vị đĩa đệm
>> Phương pháp dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây chuối
1. Công dụng của cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Cây chìa vôi hay cây đau xương, bạch phấn đắng là cây thân leo được dân gian, đông y sử dụng trong điều trị bệnh. Mặc dù chưa có tài liệu nghiên cứu nào chỉ ra tác dụng của cây chìa vôi nhưng theo đông y, chìa vôi có công dụng trừ tê thấp, thông kinh, tiêu độc, phá huyết, lợi tiểu, sát trùng, giảm viêm… Chính vì vậy mà cây chìa vôi được sử dụng trong bài thuốc giảm đau đầu, sưng tấy, mụn nhọt, đặc biệt là đau xương khớp, phong thấp, thoát vị đĩa đệm…
Hiệu quả thần kì từ việc sử dụng cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Những tiềm chất có trong chìa vôi đem lại tác dụng giảm đau, kháng viêm cho người bệnh thoát vị đĩa đệm khi sử dụng đúng cách. Bên cạnh đó, chìa vôi này còn giúp bồi bổ cơ thể, khí huyết lưu thông, thần kinh an lạc mà không để lại bất kì một tác dụng phụ nào. Điều này khiến chìa cây khẳng định vị trí quan trọng của nó trong chữa thoát vị đĩa đệm cũng như một số bệnh lí xương khớp khác.
2. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ cây chìa vôi trong ngoài kết hợp
Hiểu được hiệu quả từ cây chìa vôi đem lại, bạn hãy tham khảo thêm những bài thuốc từ cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm được giới thiệu dưới đây và tiến hành thực hiện để bắt đầu tiến trình trị liệu bệnh lí của mình.
-
Bài thuốc uống chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây chìa vôi
Cách tiến hành:
– Dây chìa vôi sau khi được rửa sạch đem cắt khúc, phơi khô hoặc sao vàng.
– Sau đó, mỗi khi cần dùng thuốc, lấy một lượng chìa vôi thích hợp đem sắc rồi uống.
– Mỗi ngày người bệnh thoát vị đĩa đệm nên dùng từ 2 – 3 lần, liên tục trong vòng 2 tuần bạn sẽ cảm nhận được sự suy giảm của bệnh, trước hết là từ biểu hiện giảm bớt những cơn đau.
Bài thuốc hiệu quả từ lá chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm
-
Cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm với bài thuốc đắp
Để phát huy tối đa tác dụng từ chìa vôi, bạn nên kết hợp bài thuốc đắp cùng bài thuốc uống từ chìa vôi để đạt hiệu quả cả bên trong lẫn bên ngoài.
Cách tiến hành:
– Chìa vôi rửa sạch, rang nóng với muối.
– Đợi cho nguội bớt rồi đắp lên vị trí đĩa đệm bị tổn thương.
– Sử dùng bà thuốc từ cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đều đặn để việc điều trị đạt kết quả nhanh chóng.
Nếu bạn thấy những cơn đau do thoát vị đĩa đệm đã ít dần, việc vận động xương khớp ngày càng trở nên dễ dàng hơn thì đã yên tâm về tác dụng của chìa vôi rồi đó.
3. Lời khuyên khi sử dụng cây chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm
– Tùy vào cơ địa mỗi người mà tác dụng từ chìa vôi có thể có sự khác biệt. Nghĩa là không phải ai sử dụng bài thuốc từ cây chìa vôi cũng đạt hiệu quả mong muốn. Nếu trong một thời gian dài không nhận thấy sự suy giảm của tình trạng bệnh thì bạn cũng nên thử một số phương pháp khác xem sao.
– Bạn có thể kết hợp chìa vôi cùng một số loại thảo dược khác như: cỏ xước, lá lốt, ngải cứu,… trong cả hai bài thuốc trên để hỗ trợ tối ưu nhất cơ thể cho điều trị thoát vị đĩa đệm.
Cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cùng với các loại thảo dược khác
– Điều quan trọng là sự kiên trì trong điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cây chìa vôi. Chính sự kiên trì đó sẽ là chiếc chìa khóa giúp bạn mở cánh cửa thành công trong chữa bệnh cho chính bản thân mình.
Những thông tin trên đã kết thúc phần giới thiệu về cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Bạn đã hiểu hơn về hiệu quả từ loài thảo dược này trong điều trị chưa? Nếu có thể, hãy nhanh chóng áp dụng những bài thuốc để tìm kiếm lại những khoảng thời gian khỏe mạnh, nói không với bệnh tật bạn nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm cột sống bạn đã thử chưa?
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y hiệu quả không lo tác dụng phụ
Minh Tú (T/h).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!