Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cần làm gì để mau chóng hồi phục?
Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể để lại một số biến chứng không mong muốn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe và hồi phục nhanh chóng, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần được chăm sóc kỹ càng, tránh để tái phát bệnh gây ảnh hưởng đến nguời thân cũng như tiền bạc.
Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Có nhiều yếu tố gây nên căn bệnh này như chấn thương do chơi thể thao, vận động mạnh, mang vác đồ năng thường xuyên, tư thế sinh hoạt không hợp lý,… Người mắc bệnh chủ quan và luôn lơ là những nguyên nhân dễ nhận thấy này. Thoát vị đĩa đệm gây đau và tê buốt liên tục tại thắt lưng hoặc cổ, gây khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Có rất nhiều cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Song, nhiều bệnh nhân chọn phẫu thuật là phương pháp tiếp cận trực tiếp vào chỗ đau để điều trị thoát vị đĩa đệm. Với công nghệ và trang thiết bị hiện đại ngày nay, hầu hết các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đều trở nên dễ dàng. Người mắc bệnh có thể hồi phục sau 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, một vài trường hợp vẫn để lại biến chứng sau phẫu thuật.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
1. Biến chứng trước và sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Với căn bệnh thoát vị đĩa đệm, nếu không điều trị ngay từ khi phát sinh sẽ dẫn đến các biến chứng như teo cơ, rối lọan khả năng vận động, rối loạn cảm giác,… Nguy hiểm hơn, thoát vị đĩa đệm còn có thể gây ra bại liệt vĩnh viễn do các rễ thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm: Tiến hành mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Phẫu thuật giúp đặt lại đĩa đệm, đồng thời giảm áp lực lên các dây thần kinh trong khớp. Tuy nhiên, các biến chứng mà một ca phẫu thuât có thể để lại là:
-
Nhiễm trùng vết mổ
Vệ sinh không sạch sẽ vùng mổ sẽ gây ra nhiễm trùng vết thương, gây viêm và có thể gây sốt cho bệnh nhân sau phẫu thuât thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, cần phải chăm sóc và vệ sinh vùng vết thương hở sạch sẽ, tránh nhiễm trùng, không băng bó quá bí gây lâu lành vết thương.
Nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
-
Đau và tê buốt sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm từ 2 tuần – 1 tháng, bệnh nhân vẫn sẽ cảm giác được đau và tê buốt chỗ mổ, 2 chân hoặc 2 tay. Bạn cũng sẽ cảm thấy sức khỏe suy giảm một chút, đêm khó ngủ vì đau. Đừng quá lo lắng vì thời gian đầu, chỗ phẫu thuật còn sưng nề, chưa lành nên đau và tê là điều bình thường. Bạn có thể dùng thêm thuốc kháng viêm giảm đau và thuốc an thần để dễ ngủ và tránh lo lắng quá mức, hạn chế cử động mạnh để vết thương hồi phục từ bên trong.
2. Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cần lưu ý những điều gì?
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm xong cần phải chú ý nghỉ ngơi hợp lý, có chế độ sinh hoạt phù hợp. 1 – 3 tháng đầu sau phẫu thuật nên tuyệt đối nằm tại giường, tránh vận động quá đà. Có thể vận động nhẹ nhàng từ tháng thứ 4 trở đi, lưu ý không cúi gập người, không mang vác đồ nặng. Có thể đi bộ nhẹ nhàng và tập các bài tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tránh để va chạm vào vết thương khi làm việc.
Tư thế ngồi phải tạo sự thoải mái cho sống lưng. Ngồi thẳng, tựa lưng vuông góc với mặt ghế. Có thể đặt một chiếc khăn bông phía sau lưng cho êm. Các hoạt động nhu tắm rửa, vệ sinh cần có sự hỗ trợ của người thân. Hạn chế quan hệ tình dục đối với những người đã lập gia đình.
Hạn chế tuyệt đối các món ăn dầu mỡ, chiên rán , nhiều chất béo. Ăn các món dễ tiêu hoá, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để vết mổ mau lành. Bổ sung canxi từ các loại thực phẩm hải sản và chất xơ từ rau xanh, hoa quả,…
Để mau chóng hồi phục sau phẫu thuât thoát vị đĩa đệm, người bệnh và người thân cần chú ý các vấn đề trên để tránh lo lắng quá mức về tình hình sức khỏe hiện tại.
Bạn có biết: Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
Thúy Nhi (tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!