Tất tần tật kiến thức về gai đốt sống cổ c5 bạn cần biết
Nếu bạn đang nghi ngờ mình mắc bệnh gai đốt sống cổ c5 thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn có những thông tin tổng quan về bệnh, từ đó giúp bạn hiểu rõ và có cách điều trị bệnh đúng đắn hơn.
1. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh gai đốt sống cổ c5
Nếu bạn có nhiều hơn 1 hoặc tất cả các triệu chứng gai đôi đốt sống cổ sau đây thì có nguy cơ cao là bạn đã mắc bệnh gai đốt sống cổ c5 rồi đó:
-
Các triệu chứng bệnh phổ biến
– Biểu hiện đầu tiên và thường thấy nhất là đau cổ, cụ thể là vùng gáy – phần xương cột sống cổ.
– Có thể kèm theo hạn chế vận động hay vận động khó khăn ở vùng cổ khi thực hiện các động tác như xoay, cúi, ngửa hay nghiêng đầu.
– Có thể có những tiếng lạo xạo khi thực hiện các động tác xoay cổ, vai, gáy.
– Đốt sống cổ c5 thuộc vào đoạn chuyển động từ vị trí c4-c7, do đó còn gây ra các ảnh hưởng trên cánh tay như đau dữ dội vùng từ cổ tới vai, lan sang mặt ngoài cánh tay, cẳng tay, thậm chí tới cả ngón cái, ngón trỏ.
– Đau dải dẳng, kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm.
Vậy đâu là những nguyên nhân gây ra gai đốt sống cổ c5 và tại sao người bệnh lại mắc phải căn bệnh này?
Đau, nhức mỏi, kém vận động vùng cổ, gáy là biểu hiện điển hình của bệnh
-
Các nguyên nhân gây bệnh cụ thể
Đốt sống cổ c5 được cấu thành bởi 3 khớp sau: Đĩa đệm cột sống, khớp mỏm liên sau, khớp mỏm móc hay còn gọi là khớp bán động sang bên.
Các yếu tố như tuổi tác, điển hình là trường hợp từ 45 tuổi trở lên là đối tượng dễ mắc bệnh, ngoài ra những người bị chấn thương trong lao động hay tập luyện, có dị tật cột sống bẩm sinh,… đây là các tác nhân chính gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gai đốt sống cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ theo thời gian, sự lão hóa của cơ thể và các tác động từ bên ngoài sẽ dần hình thành nên các gai xương ở phần đốt sống cổ bị thoái hóa. Các gai xương này khi xuất hiện sẽ chèn ép, tạo áp lực lên các rễ thần kinh, tủy cổ và động mạch sống gây ra cảm giác tê mỏi, đau đớn dữ dội cho cổ và cánh tay, tạo ra nhiều triệu chứng gai đốt sống cổ.
Gai đốt sống cổ c5 thường xảy ra ở những người phải mang vác nặng nhiều, chịu sức đè từ trên vùng cổ xuống, mang vác một bên trong thời gian dài dẫn đến sai lệch tư thế, người làm các công việc hay phải cùi nhiều, ngửa nhiều.
Vị trí gai đốt sống cổ c5
Thoái hóa đốt sống cổ hay gai đốt sống cổ nói chung nếu không được điều trị cụ thể và bài bản có thể xảy ra tình trạng gai xương mọc về phía sau dẫn đến liệt nửa người hay liệt tứ chi. Vì thế ngay từ bây giờ các bạn cần quan tâm tới hướng điều trị bệnh hiệu quả nhất.
2. Các phương pháp điều trị bệnh gai đốt sống cổ c5
Điều trị bệnh gai cột sống có thể chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát. Dưới đây là cách điều trị theo từng giai đoạn khác nhau.
-
Giai đoạn bệnh khởi phát
Đối với gai đốt sống cổ c5, ở giai đoạn bệnh mới khởi phát cách điều trị gai cột sống cổ đơn thuần chưa cần sử dụng đến thuốc mà chủ yếu là các biện pháp vật lý trị liệu kết hợp luyện tập bài bản tại nhà dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia.
Các liệu pháp áp dụng thường bao gồm chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, sử dụng xung điện hoặc siêu âm bước sóng ngắn, điện châm. Ngoài ra, bác sỹ có thể kê thêm các bài thuốc đắp, chườm thực hiện tai nhà để giảm đau nhanh chóng. Cần chú ý đến việc luyện tập đều đặn và thường xuyên. Trong trường hợp các cơn đau gây khó chịu thì người bệnh cần nằm nghỉ ngơi và tránh các vận động mạnh có thể gây đau đớn.
-
Giai đoạn toàn phát
Để chuẩn đoán bệnh gai đốt sống cổ thì việc chụp xquang thông thường cũng đủ xác định được mức độ và tình trạng thoái hóa, chèn ép gai xương. Còn các trường hợp cơn đau quá mức thì người bệnh nên chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp để xác định rõ tình trạng rễ thần kinh bị ép để có cơ sở kết luận về điều trị nội khoa hay ngoại khoa.
Đối với điều trị bệnh ở giai đoạn này có thể sử dụng 2 phương pháp đông y và tây y:
Chườm nóng là một phương pháp vật lý trị liệu dễ thực hiện tại nhà
# Đối với tây y:
Sử dụng các thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không chứa steroid, có thể bổ sung thêm thuốc giãn cơ. Ngoài ra loại thuốc ức chế interleukine-1 có chứa hoạt chất diacereine mang tác dụng chống thoái hoá trong trường hợp mãn tính. Bên cạnh đó vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu song song.
Các phương án phẫu thuật sẽ tùy tình hình cụ thể của bệnh nhân mà được bác sỹ quyết định.
# Đối với đông y:
Bên cạnh các phương pháp vật lý trị liệu kể trên thì người bệnh nên kết hợp thêm với các bài thuốc đông y đặc trị bệnh. Phương pháp điều trị này có ưu điểm là ít gây ra các kích ứng phụ, điều trị dài lâu, không cần phẫu thuật xâm lấn và có mức độ hiệu quả khá cao trong chữa trị.
Một điểm lưu ý để việc điều trị bằng đông y đạt hiệu quả như mong muốn là người bệnh cần hết sức kiên trì và tương tác tốt với thầy thuốc cũng như lựa chọn được cơ sở uy tín, đảm bảo.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về bệnh gai đốt sống cổ c5 được chúng tôi tổng hợp đầy đủ và chi tiết với mong muốn giúp bạn đọc nắm được những thông tin cơ bản nhất về bệnh nhằm giúp bạn đọc phần nào có thể xác định được tình trạng của bản thân cũng như đưa ra được những phương hướng thăm khám, điều trị bệnh thích hợp nhất.
>> Tham khảo thêm: Cách điều trị gai cột sống cổ bằng thuốc nam cho hiệu quả tức thì
Minh Châu
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!