Thoái hóa đốt sống cổ gây mất ngủ: Nguyên nhân và điều trị
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây mất ngủ có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, việc sớm nắm rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này sẽ giúp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.
1. Thoái hóa đốt sống cổ gây mất ngủ do đâu?
Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh thường có cảm giác khó chịu như mỏi vai gáy, cứng cổ, đặc biệt là cơn đau lan xuống dưới bả vai, hai cánh tay, toàn cơ thể tê bì… ảnh hưởng tới việc vận động ở vùng cổ vai gáy.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ hình thành nên các gai xương, gây chèn ép tới các dây thần kinh và tủy sống, khiến người bệnh đau tai, đau đầu gây cảm giác khó chịu. Những cơn đau này thường diễn biến âm ỉ hoặc dai dẳng khiến người bệnh thường bị mất ngủ và tỉnh giấc vào ban đêm, rất khó để tiếp tục ngủ sau đó.
Đặc biệt, những cơn đau do bệnh thoái hóa đốt sống cổ còn khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và mất ngủ. Khi bị mất ngủ thường xuyên sẽ dẫn tới sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút nghiêm trọng, nên những cơn đau nhức càng nặng hơn. Chính điều đó, khiến cho người bệnh cảm thấy bế tắc trong tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây mất ngủ.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ hình thành nên các gai xương, gây chèn ép tới các dây thần kinh và tủy sống.
2. Hướng dẫn chăm sóc vùng đốt sống cổ bị thoái hóa
Cùng với những phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ ở trên, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để hạn chế tình trạng mất ngủ do căn bệnh này gây nên như:
- Chỉ nên kê gối cao đầu khi ngủ có chiều cao khoảng 10-15cm, tránh kê gối quá cao sẽ khiến cho máu không thể lưu thông được lên não.
Tránh kê gối quá cao sẽ khiến cho máu không thể lưu thông được lên não.
- Tránh nằm úp khi ngủ, mà người bệnh bị thoái hóa khớp gối nên nằm thẳng.
- Để hạn chế mất ngủ do bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh nên nằm ghé về phía vai không bị đau hay nằm ngửa.
- Tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ giúp thư giãn dây thần kinh và cơ bắp, từ đó lưu thông máu và giảm đau, giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Chườm nóng hoặc lạnh tại vị trí bị đau, để đạt hiệu quả nên chườm nóng trước rồi mới chườm lạnh.
- Massage, xoa bóp vùng cổ vai gáy giúp kích thích máu lưu thông, tăng cường oxy lên não giảm xoa dịu cơn đau và ngủ ngon hơn.
3. Bị thoái hóa đốt sống cổ gây mất ngủ dùng thuốc gì?
Lời khuyên từ các chuyên gia về xương khớp, để khắc phục tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây mất ngủ triệt để, thì ngay sau khi phát hiện ra bệnh cần điều trị kiên trì. Tốt nhất người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây mất ngủ, hiện nay có hai phương pháp chính là uống thuốc (điều trị nội khoa) và phẫu thuật (điều trị ngoại khoa). Trong đó, điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng phẫu thuật thường được chỉ định đối với trường hợp bệnh nặng, đã trải qua điều trị bằng nội khoa nhưng không có hiệu quả. Do đó, người bệnh cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi áp dụng phương pháp này.
Đối với điều trị thoái hóa đốt sống cổ theo phương pháp nội khoa, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc phổ biến như:
Thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ.
- Thuốc điều trị có công dụng nhanh
Đó là thuốc chống viêm không steroid như Felden, Diclophenac, Voltaren. Đối với người già và người bệnh bị tim, gan, thận cần giảm liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ có tác dụng chậm
Phù hợp với những trường hợp phát hiện bệnh muộn (khoảng 2 tháng), công dụng của nhóm thuốc này là kích thích tế bào sụn khớp để sản xuất ra proteoglycan hay làm giảm sụn khớp, bôi trơn khớp sụn.
Trên đây là những tư vấn về cách xử lí khi người bệnh gặp phải tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây mất ngủ. Hy vọng sẽ giúp cho người bệnh có cách khắc phục căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.
Tùy thuộc vào thể trạng của từng người bệnh, bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể kết hợp cùng với những phương pháp như vật lí trị liệu. Thời gian điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây mất ngủ có thể kéo dài hơn bình thường.
Xem thêm: Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn cho hiệu quả cao
Nguyễn Nga (TH)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!