Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không và thông tin cần biết
Một trong những câu hỏi được chị em phụ nữ quan tâm đó là thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Đây là câu hỏi cần thiết bởi thông thường khi mang thai chị em đã bị đau lưng và vùng chậu rồi, nếu kèm thêm căn bệnh thoát vị đĩa đệm nữa thì sẽ vất vả hơn rất nhiều.
1. Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy bị thoát vị đĩa đệm không hề gây ảnh hưởng đến kết quả có thai cũng không gây nguy hiểm cho bà mẹ trong quá trình sinh con. Tuy nhiên, việc mắc thoát vị đĩa đệm sẽ khiến cho mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai 9 tháng vất vả hơn so với những mẹ khác.
Theo thống kê cho thấy có tới 90% phụ nữ khi mang thai sẽ bị đau lưng và vùng xương chậu ở bất cứ thời điểm nào có thể là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối… Trong đó ⅓ mẹ bầu phải chịu những cơn đau thắt dữ dội, vô cùng khó chịu.
Chị em cần đi khám và xin tư vấn để biết mình có nên mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm không
Vậy chị em bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Trong quá trình mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi về thể chất và cả tâm lý. Chính vì thế, khi tình trạng đau nhức xuất hiện sẽ khiến tâm lý mẹ bầu nặng nề hơn, mệt mỏi hơn khi phải đối mặt với những cơn đau nhức.
Do sức ép của thai nhi càng về cuối thai kỳ thì sức ép lên vùng cột sống của lưng càng tăng. Một vấn đề nữa cũng là trở ngại khi người bệnh thoát vị đĩa đệm mang thai đó chính là việc lựa chọn các phương pháp giảm đau cũng sẽ bị hạn chế so với những người bình thường. Bởi phụ nữ mang thai chắc chắn sẽ không được sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian này bởi chúng có thể gây những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi, và có thể gia tăng nguy cơ bị dị tật thai nhi.
Vì vậy, nếu thắc mắc bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? thì câu trả lời là các bạn nên điều trị dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm trước khi mang thai. Nếu như đang chữa thoát vị đĩa đệm nhưng bạn vẫn mong muốn có con các bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có thể nhận được những lời khuyên và tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp nhằm giảm đau mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Bạn có biết: Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi
2. Phụ nữ mang thai rất dễ mắc thoát vị đĩa đệm
Có rất nhiều chị em phụ nữ khi mang bầu mới bị mắc thoát vị đĩa đệm, nguyên nhân dẫn đến phụ nữ mang thai bị thoát vị đĩa đệm là do:
Nhiều nguyên nhân khiến chị em bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai
– Cân nặng tăng nhanh và tập trung ở vùng bụng, điều này sẽ gây áp lực lên vùng cột sống lưng và cả vùng xương chậu.
– Rất nhiều mẹ bầu đứng sai tư thế khi cố gắng gồng người về phía sau, điều này sẽ gây sai lệch cấu trúc cột sống dẫn đến bị thoát vị đĩa đệm.
– Thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai cũng là nguyên nhân khiến chị em bị thoát vị đĩa đệm bởi khi đó nội tiết tố tăng khiến dây chằng, cơ bị yếu từ đó giảm khả năng chống đỡ cột sống.
– Một nguyên nhân khác nữa là do triệu chứng của thoát vị đĩa đệm trong khi mang thai lại rất dễ bị nhầm lẫn với các cơn đau mỏi bình thường của bà bầu chính vì thế sẽ khiến người bệnh chủ quan. Và cho đến khi phát hiện ra thì các chấn thương đĩa đệm cũng đã ở giai đoạn nặng, làm cho quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn.
3. Điều trị thoát vị đĩa đệm trong thai kỳ như thế nào?
Điều trị thoát vị đĩa đệm với bà mẹ mang thai thường sẽ sử dụng các biện pháp không xâm lấn như các bài tập hỗ trợ, các bài tập yoga, bấm huyệt… Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ kết hợp các biện pháp giảm đau: như chườm nóng, chườm lạnh, hay các bài tập giảm đau nhẹ nhàng. Ở giai đoạn mang thai này, mục đích của điều trị thoát vị đĩa đệm là giảm đau và theo dõi tiến triển của bệnh đồng thời điều chỉnh tư thế tránh để bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. Sau khi sinh con các bác sĩ cũng sẽ áp dụng các phương pháp điều trị dứt điểm.
Để cải thiện, làm giảm triệu chứng thoát vị đĩa đệm chị em cần tập luyện hợn lý
– Hạn chế những vận động mạnh và đột ngột.
– Tuyệt đối không được tự ý điều trị bằng bất cứ loại thuốc nào trong quá trình mang thai ngay cả thuốc giảm đau.
– Có chế độ nghỉ ngơi khoa học và phù hợp.
– Cần luyện tập theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
– Nên tránh thức khuya, và hạn chế những căng thẳng, lo âu.
– Cần thực hiện các bài tập vận động để có thể tăng cường sức khỏe, dẻo dai
Qua những thông tin trên chắc chắn mọi người đã biết thoát vị đĩa đệm có mang thai được không. Mẹ có thể đến gặp bác sĩ phụ sản để được tư vấn, cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm trước khi mang thai để không bị triệu chứng bệnh làm phiền nhiều.
Nguyễn Thảo (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!