Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không? Hướng dẫn cách đi bộ cho người bệnh
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay không là điều mà rất nhiều người bệnh quan tâm bởi sợ cơn đau có thể xảy ra trong quá trình di chuyển. Chính vì vậy mà bài viết này sẽ cung cấp thông tin, đưa ra lời khuyên hữu ích nhất để người bệnh bớt lo lắng và đi bộ đúng cách nhất để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.
>> Thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì, nguyên nhân và cách phòng ngừa hữu hiệu
>> Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp và hướng điều trị
1. Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ hay không?
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng chất nhầy đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí khiến cột sống không có sự nâng đỡ, hỗ trợ, qua một thời gian va chạm sẽ bị viêm sưng, gây đau đớn. Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm thường bị đau nhức và càng đau hơn khi vận động nên rất ngại di chuyển đi lại. Cũng có không ít người băn khoăn lo lắng vận động sẽ khiến bệnh tình tăng nặng hơn. Vậy bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không.
Theo các chuyên gia thì vận động nói chung và đi bộ nói riêng không những không ảnh hưởng tới tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm mà còn giúp bạn khỏe mạnh, nhanh lành hơn.
-
Lợi ích của việc đi bộ với người bị thoát vị đĩa đệm
Rất nhiều lợi ích của đi bộ đối với hệ xương khớp cột sống và sức khỏe bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là những tác dụng điển hình nhất:
Khi bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ vì rất tốt cho sức khỏe
– Đi bộ là cách vận động đơn giản, dễ thực hiện và giúp xương khớp dẻo dai, kích thích quá trình phát triển, phục hồi của cột sống bị tổn thương nên với người bị bệnh thoát vị đĩa đệm rất có lợi.
– Khi đi bộ, người bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ thấy tinh thần thoải mái, khoan khoải hơn từ đó giảm hẳn các triệu chứng đau mỏi, khó chịu tại cột sống.
– Không chỉ giúp cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm, đi bộ còn giúp người bệnh có hệ tim mạch ổn đinh, sức đề kháng tốt hơn.
Với những thông tin trên có thể kết luận thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không chắc chắn là có tuy nhiên cần chú ý một số lưu ý cụ thể để việc đi bộ hiệu quả và không gây ảnh hưởng tiêu cực tới bệnh tình.
Còn về thắc mắc bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không thì câu trả lời là không nên. Bởi khác với đi bộ, chạy bộ sẽ tác động nhiều hơn đến cột sống và lực tác động cũng mạnh hơn do đó dễ dẫn đến ảnh hưởng xấu đến bệnh.
2. Hướng dẫn cách đi bộ tốt nhất cho người bị thoát vị đĩa đệm
Nếu muốn đi bộ, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần phải biết cách đi, tư thế sao cho đúng để không tác động, khiến bệnh trở nên nặng hơn. Đồng thời người bệnh cũng cần lưu ý một số điều để tránh ảnh hưởng gây tác nhân, nguyên nhân thoát vị đĩa đệm.
-
Hướng dẫn tư thế đi bộ đúng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ theo đúng tư thế và hướng dẫn sau đây:
# Tư thế đi bộ
Thoát vị đĩa đệm nên đi bộ với tư thế đúng là: lưng thẳng, mặt ngẩng cao ngang tầm nhìn bình thường, toàn thân thư giãn, hai tay thả lỏng, có thể nắm hờ. Khi đi cần thoải mái, cả người sảng khoái, hai tay vung vẩy nhẹ nhàng, biên độ vừa phải.
# Tinh thần và cách hít thở khi đi bộ
Khi đi bộ cần duy trì tâm tình thoải mái, thở đều tự nhiên và tập trung cao độ. Hãy chú ý vào bước chân, nhịp tay của mình, không được lơ là quá mà mất nhịp sẽ làm giảm hiệu quả của việc vận động và ảnh hưởng đến bệnh thoát vị đĩa đệm.
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ và đi đúng tư thế sẽ hỗ trợ điều trị bệnh
# Quãng đường đi bộ và vật dụng
Khi đi bộ người bệnh thoát vị đĩa đệm nên đi tay không, không mang theo đồ vật, nhất là đồ vật nặng. Kể cả đồ ăn, nước uống hay nắm tay người khác cũng cần hạn chế vì nó sẽ tạo áp lực cho các bước đi khiến cột sống phải hoạt động mạnh hơn, khiến cơn đau tăng lên. Rất nên nếu đi đúng cách được hướng dẫn.
Đi bộ đúng cách cũng là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, cải thiện tình trạng bệnh cũng như các triệu chứng do bệnh gây ra.
-
Một số lưu ý cho người bệnh thoát vị đĩa đệm khi đi bộ
Nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bị thoát vị đĩa đệm khi đi bộ cần chú ý những thông tin sau:
– Nếu có điều kiện, người bị thoát vị đĩa đệm hãy thay đổi các lộ trình khác nhau, không nên ngày nào cũng đi theo cùng một con đường sẽ gây nhàm chán, mất hứng thú và tâm tình khi đi giống như ép buộc. Nếu bệnh nhân có thể hưng phấn, thích thú thì không những đi bộ hiệu quả mà còn sản sinh ra hormone tích cực giúp thuyên giảm bệnh tình một cách đáng kể.
– Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, tránh nhắc tới những chuyện gây căng thẳng như công việc, gia đình, các mối quan hệ tiêu cực. Bạn nên hướng tới những mẩu chuyện thú vị, nhẹ nhàng, vui vẻ và có tính chất giải trí.
Hỏi ý kiến bác sĩ để biết bệnh thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không?
Tuyệt đối không đi bộ với tốc độ nhanh, bước dài đặc biệt là đi chúi về phía trước hoặc quá ngả về phía sau đều không thích hợp. Đặc biệt là đi bộ chậm rãi, tránh đi quá nhanh, quá vội sẽ khiến tăng cảm giác đau.
Vậy là thắc mắc bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không đã được giải đáp rồi nhé. Mỗi ngày chỉ cần dành 15 tới 30 phút đi lại thong thả là bạn đã góp phần tích cực đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm rồi. Phương pháp này có thể áp dụng rộng rãi, cả với người khỏe mạnh để phòng chống các bệnh xương khớp, giảm bệnh tim mạch, bệnh ung thư cùng nhiều loại bệnh nguy hiểm khác.
Xem ngay:
Tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm – Phương pháp hữu ích nhất hiện nay
6 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả và an toàn
Trình Trình (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!