Tư vấn trực tuyến: Giải đáp thắc mắc về bệnh lý xương khớp
Bạn đang gặp một số vấn đề xương khớp, hay được chẩn đoán là mắc bệnh xương khớp nghiêm trọng ? Mọi thắc mắc của bạn về các bệnh lý xương khớp sẽ được bác sĩ chuyên khoa giải đáp thông qua chương trình Tư vấn sức khỏe trực tuyến diễn ra vào lúc 10 giờ sáng thứ 4 hằng tuần
Hiện nay, ngày càng nhiều người mắc các bệnh về xương khớp, không chỉ những người cao tuổi, người có bệnh di truyền mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng dễ mắc các bệnh lý xương khớp.
Từ thực tế đó, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng thuốc dân tộc đã phối hợp cùng Fanpage Bác sĩ online tổ chức chương trình tư vấn sức khỏe trực tuyến với chủ đề: Giải đáp thắc mắc về bệnh xương khớp.
Tham gia chương trình, trả lời mọi thắc mắc của độc giả về bệnh lý xương khớp là TS, BS CK II Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên trưởng khoa nội bệnh viện y học cổ truyền trung ương, trưởng khoa nội trung tâm nghiên cứu ứng dụng thuốc dân tộc.
Bác Phạm Đặng Chiến (75 tuổi): Tôi năm nay 75 tuổi, mắc bệnh xương khớp cột sống, thoát vị đĩa đệm và xương khớp gối. Tôi đã điều trị bằng thuốc như Hoạt huyết nhất nhất, viên khớp Tân Bình, uống theo liệu trình của nhà thuốc nhưng chỉ đỡ, khi dừng thuốc thì đau trở lại. Tôi muốn được trung tâm tư vấn và điều trị. Cảm ơn bác sĩ.
TS, BS CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Chào bác, bệnh lý về xương khớp như thoái hóa, bệnh thoát vị đĩa đệm có nhiều đợt tái phát, việc điều trị ban đầu chỉ giải quyết được những cơn đau cấp, sau đó cơn đau lại tái phát trở lại. Vì thế người bệnh cần kiên trì điều trị.
Có thể điều trị bằng phương pháp Tây y như sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid , áp dụng vật lý trị liệu. Hoặc điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền cũng giúp bệnh nhên giảm đau, phòng chống thoái hóa.
Bên cạnh đó, người bệnh nên có chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ, kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng béo phì gây gánh nặng cho khớp. Chế độ vận động 1 tuần 3 lần để tốt cho xương khớp, bác không nên đi bộ nhiều tránh tổn thương khớp gối và cột sống. Tốt nhất nên tập yoga, tập dưỡng sinh, bơi lội, đi xe đạp, kết hợp cùng châm cứu, bấm huyệt để tránh các đợt tái phát và giảm sự thoái hóa của bệnh.
Bạn Phạm Lịch: Nhà em có con 7 tuổi, thi thoảng bé bị đau xương ống chân và đầu gối. Như thế có phải bị khớp không ạ ?
TS, BS CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Bạn có thể theo dõi xem cháu bị đau nhưng có bị sưng, nóng đỏ hay không, nếu chỉ bị đau không thôi thì có thể đó là sự phát triển giữa xương, gân cơ không đồng bộ, từ đó gây nên tình trạng đau chân, buồn bực.
Còn trường hợp nguy hiểm hơn là bé bị bệnh thấp khớp, thấp tim. Đây là bệnh lý thường gặp, triệu chứng chính là sưng đau khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng, cơn đau di chuyển từ khớp này sang khớp khác, khi di chuyển thì cơn đau ở khớp cũ mất đi.
Nguyên nhân gây nên bệnh là vì người bệnh bị viêm họng do liên cầu, lúc này cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại liên cầu, tuy nhiên kháng thể này lại cùng lúc chống lại cả khớp gối, cơ tim, thận từ đó gây ra viêm khớp, viêm cơ tim, viêm thận. Bạn cần đưa cháu đi khám kịp thời để các định nguyên nhân gây đau và có phương pháp điều trị cụ thể hơn.
>> Xem video: Tư vấn trực tuyến – Giải đáp thắc mắc về bệnh lý xương khớp
Bạn Trần Dương (Bắc Giang): Thưa bác sỹ, cháu đã đi khám và được chẩn đoán bị thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng, trượt trước đốt sống L1, L4, phình đĩa đệm L4, L5 gây hẹp ống sống, mức chèn ép rễ thần kinh. Vậy bệnh này có thể chữa khỏi được hay không ạ ?
TS, BS CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Theo chẩn đoán bệnh thì bạn có các triệu chứng là đau ngang thắt lưng, đau xuống hông, cơn đau chạy xuống chân, mặt trước bên chân hoặc mặt sau, cơn đau càng mạnh khi đi lại vận động nhiều. Nếu không chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ nặng lên, dễ bị teo cơ khiến người bệnh không đi lại được.
Theo Đông y thì đây là chứng tí, khi huyết lưu thông bị tắc trong kinh mạch gây ra đau. Các phương pháp chữa trị của y học cổ truyền sẽ giúp tiêu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, giãn cơ giảm đau. Bạn có thể sử dụng thuốc uống Đông y theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp cùng phương pháp châm cứu, bấm huyết giúp giãn cơ, chống chèn ép lên các dây thần kinh và giảm đau.
Bạn cũng nên có một chế độ vận động hợp lý, tránh các tư thế xấu như ngồi xổm, cúi lưng bê vác vật nặng. Phương pháp tập luyện “Treo người lên xà” rất tốt, giúp kéo dãn tự nhiên để các đĩa đệm trở về vị trí ban đầu, giúp các đốt sống xa rời ra và không gây các chèn ép lên dây thần kinh. Ngoài ra, bạn nên đeo đai ở lưng để giữ lưng cố định, tránh lệch cột sống.
Bạn Sơn Trần (18 tuổi): Thưa bác sĩ, em năm nay 18 tuổi, thường bị đau lưng vào lúc 3 -4 giờ sáng, gây mất ngủ. Em đã đi khám nhưng các bác sĩ bảo là không bị bệnh gì, nhưng khi về nhà vẫn bị đau lưng, không ngồi được lâu, tình trạng này kéo dài 2 năm khiến ảnh hưởng sức khỏe rất nhiều. Xin bác sĩ tư vấn.
TS, BS CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Trường hợp của bạn có thể khi đi khám, chụp phim lên không thấy có biểu hiện của thoái hóa cột sống, để chắc chắn bạn nên đi khám lại, chụp cộng hưởng từ để có hướng điều trị, tránh để các cơn đau gây mất ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Còn theo y học cổ truyền thì tình trạng đau lưng vào lúc 3 -4 giờ sáng có thể là do lạnh. Lúc này bạn nên dùng các bài thuốc uống của Đông y, kết hợp với châm cứu, đặc biệt là phương pháp ôn châm hơ ngải. Bạn có thể làm tại nhà bằng cách sử dụng bài thuốc chườm ngải cứu muối trắng.
Dùng ngải cứu tươi, sao khô lên cùng muối trắng hạt to, sau đó bọc vào một tấm vài mỏng và chườm lên vùng bị đau. Nên chườm trước khi đi ngủ để ôn ấm vùng cột sống, giảm đau và giúp ngủ ngon hơn.
Chị Thu Nguyễn (45 tuổi): Tôi bị thoát vị đa tầng. Tôi đã uống Glucosamine 3 tháng, uống sụn cá mập 3 tháng. Tôi xin hỏi bác sĩ hiện nay tôi cần uống thuốc như thế nào nữa ạ ? Tôi cảm ơn.
TS, BS CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng này có thể xảy ra ở nhiều người, nhất là người cao tuổi. Việc thoái hóa cột sống làm cho các đĩa đệm giữa 2 đốt sống bị trật ra gây thoái hóa. Bạn đã sử dụng thuốc Glucosamine và sụn cá mập để tăng cường sụn khớp, đây là các sản phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và ngăn bệnh nặng hơn, tuy nhiên đối với trường hợp thoái hóa nặng thì rất khó.
Ngoài sử dụng thuốc, bạn nên đến các trung tâm y tế để chụp chiếu, kết hợp điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền. Uống thuốc Đông y có tác dụng bổ can thận, thông kinh hoạt lạc. Có một chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh các động tác đột ngột, không bê vác quá nặng. Bạn có thể tập dưỡng sinh, yoga, tập treo người trên xà hằng ngày, mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối trước khi đi ngủ. Và nên đeo đai cố định cột sống, hạn chế dư lệch.
Bên cạnh các phương pháp vật lý trị liệu của Tây y thì các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của Đông y đưa lại hiệu quả tích cực, được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng. Điển hình tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc và trung tâm Đông phương y pháp là phương pháp giác hơi, châm cứu: điện châm, ôn chấm, bấm huyệt, phương pháp cấy chỉ.
Đối với phương pháp châm cứu và phương pháp cấy chỉ đều có chung một cơ chế, nhưng khác nhau là phương pháp châm cứu sẽ sử dụng mũi kim tác động trực tiếp vào các huyệt, để kích thích. Tuy nhiên, việc châm mũi kim vào rồi rút ra ngay trong một khoảng thời gian ngắn sẽ không giữ được tác động lâu dài, nên cần áp dụng phương pháp này hằng ngày. Thời gian điều trị bằng châm cứu cho các cơn đau cấp tính là khoảng 5 – 7 ngày, những trường hợp bệnh nặng hơn thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn, khoảng 2 tuần đến 1 tháng.
Còn đối với những người không có thời gian thì có thể áp dụng phương pháp cấy chỉ. Cụ thể, bác sĩ sẽ cấy chỉ vô khuẩn thẳng vào các huyệt vị, gây kích thích, hoạt hóa huyệt giúp lưu thông khí huyết chữa bệnh, chỉ được để vào trong cơ thể và chỉ sẽ tự tiêu trong thời gian 2 tuần. Vì thế mỗi đợt cấy chỉ cách nhau 2 tuần.
Hoài An
Nhập nội dung bìtnh luận Thưa bác sĩ,cách đây 1 tháng. E té trên cao xuống khoảng 2m, gây nhức lưng. E chụp x quang, bác sĩ nói giãn cơ. Chấn thương phần mềm, xương cột sống bình thường. Dạo này e ngủ trở mình là thốn với nhức. E so sánh lưng với người khác thấy lưng e hót hơi sâu, đoạn gần mong. Vậy có nguy hiểm về sau không.. .E cám ơn…
Bác sĩ cho em hỏi.ba em bi lao khớp đã mổ lâu rồi.giơ chân ba đi nhiều rất mõi.chân đi cà nhón không thẳng chân được.giơ cho em hỏi phải điều trị cách nào và điều trị ở bệnh viện nào ạ.em cảm ơn
chào anh chị cho em hỏi về khớp cổ chân ạ
Em chào bác sĩ.em tên là Phương năm nay em 34t .em vừa đi chụp cộng hưởng từ cach đây 1thang.em bị phình đĩa đệm L4.L5 cấp gây chèn ép tủy sống. Và thoát vị đĩa đệm thì có chữa khỏi được không.và cách điều trị bằng thuốc có còn tác dụng nữa ko ? Cháu có đi viện và bác sĩ có chỉ định cho cháu mổ.nhưng cháu ko muốn mổ.Mong bs tư vấn giup cháu với
e moi bi te xe chup xquang bs chuan doan e bi gay 1/3 ngoai xuong don phai ma bs ko noi e nen uong thuoc gi ca moi lan e cu dong la no co cam giac keu rac rac vay co sao ko bs e cam on
Nhập Chào bác sĩ. Khớp vai phải của em không linh hoạt như tay trái. Khi khép hai cùi chỏ vào trước ngực thì vai phải căng cứng. Bác sĩ cho e hỏi em bị gì ạ dung bình luận
Minh năm nay 54 tuổi cách đây 2,3 năm có bị sóng biển đánh bị bong gân bà vai phải. Sau khi chữa cũng đã hết khoảng 2 năm. Đến đầu năn 2019 có hiện tượng đau lại giờ cư mỗi lần làm gì (quét nhà, cầm ly) uống nước là no bị đau. minh cũng đã đi chữa nhiều Đông & Tây y. Nhưng cứ còn thuốc là nó bớt hết thuốc là đau lại. Tháng 6/2019 minh có đi MRI với kết quả như sau:
– Đứt bán phần gân cơ trên vai.
– Viêm bao hoạt dịch dưới mõn cùng và quanh khớp vai.
Bác sĩ cũng cho thuốc uông nhưng ko hiệu quả ( nói sống chung)
Giờ nhờ bác sĩ tư vẫn dùm.
Chào bs em năm nay 30 tuổi là nam giới em bị đau nhức xương toàn thân ( tay chân lưng ngực vai cổ cánh tay kể cả hàm mặt và đau răng nữa) em có đi bệnh viện làm xét nghiệm gout và rf kết quả bình thường các bs chuẩn đoán là viêm khớp nhưng em uống thuốc 2 tháng này ko bớt… Em có cần làm thêm xét nghiệm nào nữa k ạ
Chào bác sĩ, cháu là Thái 20 tuổi, cháu mấy hôm trước tập luyện xong bị đau bắp chân như bị chuột rút, cháu dùng phương pháp như xoa bóp nhẹ, chườm nóng thì khỏi hơn rất nhiều, sắp hết rồi nhưng giờ lại xuất hiện tình trạng hai bên đầu gối của chúng đột nhiên có hiện tượng có vẻ cứng hơn, tất nhiên vẫn cử động được, hiện tại chưa gặp vấn đề gì cả nhưng mà cứ thấy nó có vẻ cứng lên nên cũng hơi lo, vậy bác sĩ có thể cho cháu lời khuyên ko ạ