Đau nhức toàn thân là bệnh gì và cách điều trị ra sao?

Triệu chứng đau nhức toàn thân thường xuất hiện ở những người từ 30 tuổi trở lên. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách điều trị đau nhức toàn thân như thế nào là hiệu quả nhất? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Đau nhức toàn thân là bệnh gì và nguyên nhân từ đâu?

Nhận biết đau nhức toàn thân là bệnh gì?

Những điểm xương khớp thường bị đau nhức

  • Do thoái hóa xương khớp

Đau nhức toàn thân thường gặp ở độ tuổi ngoài 30, lúc này các lớp sụn khớp bị thoái hóa, không có chất bôi trơn nên khi cọ vào nhau gây đau đớn cho người bệnh. Vị trí khớp bị thoái hóa sẽ gây ra cảm giác đau đớn tại khớp đó và đôi khi còn gây đau mỏi khắp toàn thân. Ví dụ: nếu  bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ lan sang 2 cánh tay hoặc nếu thoái hóa đốt sống lưng, bẹn thì sẽ lan xuống 2 chân.

  • Sự rối loạn hệ thống thần kinh nội tiết

Phần lớn các cơ quan trong cơ thể chúng ta đều bị chi phối bởi hệ thống thần kinh nội tiết, nên khi cơ quan này gặp trục trặc, cơ thể chúng ta sẽ được thông báo bằng những cơn đau.

  • Do Yếu tố di truyền

Chứng bệnh này có liên quan đến yếu tố gia đình, liên quan đến nhiều vị trí gen trong hệ thống serotonin, dopamin và catecholamin được nhiều người giả định.

  • Do lao động nặng trong thời gian dài

Việc lao động nặng kéo dài khiến sự dẫn truyền các tín hiệu trong các tế bào cơ bắp hoạt động quá nhiều và căng thẳng,cơ thể phải chịu đựng trong thời gian dài khiến lượng acid lactic  tăng cao gây đau nhức, uể oải cho người bệnh.

  • Do thiếu khoáng chất

Một số khoáng chất bị thiếu hụt như canxi, magie, kẽm, sắt, kali… cũng khiến người bệnh bị đau xương, cơ bắp, nhức mỏi. Cách chẩn đoán rất dễ dàng khi người bệnh thấy ê ẩm các ống xương tay, chân, đau nhức cơ thể vào ban đêm thì có thể thiếu caxi, còn nếu bị kích thích cơ, chuột rút, đau cơ thì thiếu magie…

  • Do Stress

Stress có thể làm thay đổi chức năng của axit HPA , từ đó làm thay đổi hàm lượng cortisone trong cơ thể, dẫn đến đau lan toả toàn thân và kéo dài.

  • Do rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ chập chờn không sâu, khó ngủ,… có thể gây đau nhức toàn thân. Đó là lý do vì sao đây cũng là triệu chứng phổ biến trong chứng bệnh này.

2. Triệu chứng của bệnh đau nhức toàn thân

Giải đáp đau nhức toàn thân là bệnh gì?

  • Người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể đau mọi lúc mọi nơi

Đau nhức toàn thân khi ngủ dậy, đau nhức toàn thân vào ban đêm. Có thể là đau cơ, đau lưng, đau chân, đau cột sống…càng vận động càng đau, và trời càng lạnh thì càng đau. Đối với phụ nữ, hiện tượng đau nhức toàn thân sau sinh cũng hay xảy ra do nội tiết thay đổi và cơ thể mất sức.

  • Đau nhức toàn thân gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ thường xuyên và khó khăn khi tập trung công việc.
  • Đau nhức cơ khớp toàn thân dẫn đến trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc và thường xuyên bị thức giấc giữa chừng.
  • Thần kinh bị căng thẳng thường trực, đau nửa đầu, đãng trí, chứng trầm cảm,…
  • Một số người bệnh còn trở nên nhạy cảm với mùi, với ánh sáng, với tiếng động.
  • Đi kèm là các biểu hiện nhẹ như sốt cao đau nhức toàn thân, hoặc nặng hơn thì co giật, kiệt sức, mất khả năng vận động

3. Cách điều trị bệnh đau nhức xương khớp toàn thân

Ngay khi phát hiện ra các triệu chứng bị đau nhức toàn thân, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị. Trong trường hợp bệnh chỉ có biểu hiện nhẹ thì người bệnh có thể nghỉ ngơi để giảm đau mỏi.

Bổ sung các khoáng chất cần thiết để cơ thể dẻo dai. Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, các loại hạt như hạnh nhân, hạt vừng, quả óc chó… Ăn nhiều các loại rau lá màu xanh thẫm như rau muống, mồng tơi, cải xanh… Bên cạnh đó, người bệnh cần  bổ sung magie B6, B3 chống đau mỏi.

Cần luyện tập thể dục thể thao đều đặn giúp cơ thể dẻo dai, rèn luyện và gia tăng sức chịu đựng cho các cơ. Luyện tập vừa sức làm gia tăng tuần hoàn máu cũng như khắc phục hội chứng đau nhức toàn thân. Không nên ngồi, đứng quá lâu một chỗ. Nếu vận động quá sức thì cần bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc xương khớp khi không có chỉ định của bác sỹ.

Có thể bạn muốn biết: Danh sách các bệnh đau khớp thường gặp nhất

Minh Huyền (tổng hợp)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo