Trả lời câu hỏi “Bị phong thấp có đi nghĩa vụ quân sự không?”

Bị phong thấp có đi nghĩa vụ quân sự không là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ trong độ tuổi nhập ngũ quan tâm và tìm kiếm một lời giải đáp chính xác. Các thông tin mà chúng tôi tổng hợp và cập nhật từ Luật nghĩa vụ quân sự mới nhất sau đây sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin cụ thể về vấn đề này.

1. Giải đáp thắc mắc “Bị phong thấp có đi nghĩa vụ quân sự không?”

Theo điều 12 luật nghĩa vụ quân sự ban hành, công dân trưởng thành trong độ tuổi từ 18 – 25 sẽ phải tham gia khám nghĩa vụ quân sự để xác định mức độ đảm bảo và phù hợp của sức khỏe khi được nhận thông báo nhập ngũ.

bị phong thấp có đi nghĩa vụ không trả lời

Công dân từ 18-25 tuổi là đủ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự

Theo điều 14 luật nghĩa vụ quân sự 2017, các đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự là người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần, bệnh mãn tính theo quy định Pháp Luật.

Đối với các trường hợp bệnh phong thấp có được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không thì cần đối chiếu với danh sách các bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định Luật pháp dưới đây:

– Bệnh động kinh (thỉnh thoảng mới phát bệnh)

– Các bệnh về tâm thần mất kiểm soát hành vi chưa được điều trị hoặc điều trị nhiều lần không khỏi

– Phù thũng do biến chứng từ suy tim, viêm thận, suy thận…

– Bệnh chân voi

– Cơ quan vận động bị tàn tật, khuyết tật, mất khả năng lao động từ nặng đến đặc biệt nặng.

– Mắc các bệnh lao xương khớp, lao hạch để lại di chứng nặng nề

– Bệnh phong (bệnh hủi) để lại di chứng

– Bệnh Parkinson, bệnh lý chân tay run mất kiểm soát vận động

– Mù một bên mắt

– Bị điếc từ nhỏ hoặc điếc bẩm sinh

– Lao cột sống để lại di chứng

– Các bệnh lý ác tính không có phương pháp chữa trị

– Các bệnh lý về xương khớp bị di chứng teo cơ, cứng khớp không thể đi lại

– Người nhiêm HIV/AIDS

Như vậy trường hợp bị phong thấp có phải đi nghĩa vụ quân sự không thì giải đáp là chưa đủ cơ sở để người bị phong thấp được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự căn cứ theo các quy định và danh sách bệnh được công bố trên.

Tuy nhiên, nếu không được trị phong thấp kịp thời thì bệnh cũng có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường nên trong trường hợp bị phong thấp, người bệnh vẫn sẽ tham gia thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bình thường và chờ đợi kết quả để biết kết luận về khả năng đủ điều kiện tham gia hay không. Để có được kết luận chính xác thì cần phải xem xét các quy định về tạm hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự được quy định trong Luật.

2. Các yếu tố tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

Người bệnh phong thấp khi cân nhắc yếu tố tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ sẽ được xếp vào trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đối với người chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.

Cụ thể việc có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay không sẽ được quyết định dựa trên kết luận của Hội đồng. Nếu Hội đồng khám sức khỏe đưa ra kết luận người đang mắc bệnh phong thấp, có sử dụng thuốc trị phong thấp nhưng trong giai đoạn sức khỏe đảm bảo việc thực hiện nghĩa vũ quân sự thì sẽ không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và ngược lại.

bị phong thấp có đi nghĩa vụ quân sự không câu hỏi

Quyết định tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ dựa trên kết luận của Hộ đồng khám

Việc kết luận sẽ được dựa trên các tiêu chí khám, phân loại, và kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển khám sức khỏe và công dân đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự tại Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện.

Trong đó, khi thực hiện khám, sức khỏe sẽ được phân thành 6 loại. Đối với những người có sức khỏe đạt loại 1,2,3 sẽ đủ tiêu chuẩn về sức khỏe và thể lực được xét duyệt tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự của bản thân. Đối với sực khỏe thuộc loại 4 chỉ đủ tiêu chuẩn phục vụ hạn chế cho một số binh chủng, quân đoàn, loại 5 phù hợp cho các công vụ hành chính khi có lệnh tổng động viên và loại 6 là trường hợp được tạm hoãn tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự do lý do sức khỏe.

Kết luận đối với vấn đề bị phong phong thấp có đi nghĩa vụ quân sự không thì còn cần căn cứ vào kết quả khám sức khỏe tại hội đồng khám sức khỏe tại cấp nơi bạn đang sinh sống. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng thực tế sức khỏe tại thời điểm hiện tại và căn cứ theo các tiêu chuẩn và phân loại khám sức khỏe hiện hành mà bạn sẽ có được kết quả chính xác nhất về vấn đề này.

Cần phải đọc: Bệnh phong thấp có lây không và những sự thật ít ai biết

Minh Châu

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo