Giải đáp thắc mắc chỉ số acid uric bao nhiêu là cao?
Chỉ số acid uric bao nhiêu là cao câu hỏi thường gặp với cả những người bình thường và những người mắc bệnh gout. Bởi dựa vào chỉ số này mọi người biết đươc mình có mắc bệnh gout không để từ đó sớm có phương hướng xử lý. Để giải đáp câu hỏi chỉ số acid uric bao nhiêu là cao mọi người hãy theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Hàm lượng acid uric trong máu cao
Chỉ số acid uric bao nhiêu là cao? Trước tiên, acid uric là một acid yếu thường bị ion hóa thành muối urat có khả năng hòa tan trong huyết tương. Hầu hết các acid uric trong máu ở dạng tự do và một phần nhỏ được gắn với protein huyết thanh. Giới hạn hòa tan bình thường của muối urat trong huyết tương là 6,8mg.dl và ở nhiệt độ cơ thể bình thường 37 độ C.
Acid uric là rất ít tan, chủ yếu được đào thải ra ngoài cơ thể qua qua nước tiểu. Khi axit uric trong máu cao ở mức khoảng 7 đến 9mg/dl gọi là chứng tăng acid uric máu không triệu chứng, bạn cần phải kiểm soát và thực hiện chế độ ăn phù hợp.
Chỉ số acid uric bao nhiêu là cao đối với người bệnh gout
Khi acid uric máu đo được trên 9mg/dl, aicd uric dễ kết tinh lại tạo thành tinh thể muối urat tích tụ trong cơ, khớp xương sụn gây nên dấu hiệu bệnh gout. Khi hàm lượng acid uric trong máu cao, vượt quá ngưỡng cho phép mà không phát hiện kịp thời, thận của chúng ta không lọc kịp khiến chúng sẽ đọng lại trong cơ thể hình thành bệnh gout. Như vậy chắc hẳn câu hỏi chỉ số acid uric bao nhiêu là cao đã được giải đáp.
Do vậy nên acid uric liên quan khá mật thiết với bệnh gout. Acid uric cũng có thể hình thành sỏi thận và cũng là một trong những nguyên nhân gây nên suy thận.
2. Acid uric cao là gì?
Ngưỡng acid uric an toàn trong cơ thể trung bình là từ 140.0-420.0 μmol/L. Ở nam và nữ, ngưỡng an toàn của chỉ số acid uric cũng khác nhau. Chi số acid uric ở ngưỡng an toàn với:
– Nam giới là: dưới 420 µmol/l (7mg/dl
– Nữ giới là dưới 360 µmol/l (6mg/dl)
Chỉ số acid uric cao không hẳn đã mắc bệnh gout, acid uric được theo dõi để đánh giá nồng độ acid uric trong máu, việc tăng acid uric không phải là tiêu chuẩn chấn đoán bệnh gout, đây yếu tố cần được lưu ý khi chấn đoán bệnh gout. Hàm lượng acid uric trong máu tăng cao cũng có khả năng là do bệnh về thận hay rối loạn chuyển hóa chất gây nên.
Việc nhận biết chỉ số acid uric bao nhiêu là cao sẽ giúp phòng ngừa bệnh gout
Nếu muốn biết chính xác có bị bệnh gout hay không thì nên thực hiện một số thí nghiệm lâm sàng khác nữa mới biết chính xác về bệnh gout. Chấn đoán và xác định bệnh gout dựa vào nhiều yếu tố, cần phải làm thêm các cận lâm sàng khác. Nguyên nhân gây bênh gout bới sự lắng đọng của các tinh thể muối urat natri. Do vậy, ngoài thông tin chỉ số acid uric bao nhiêu là cao, mọi người cần phải chú ý thêm nhiều vấn đề khác thì mới xác định được bản thân có mắc bệnh gout hay không. Một trong những tiêu chuẩn vàng để chấn đoán bệnh gout là phát hiện có tinh thể hình kim urat dưới kính hiển vị phân cực.
3. Các nguyên nhân dẫn đến chỉ số Acid Uric tăng cao
-
Tăng sản xuất acid uric
Có khoảng 30% người mắc bệnh gout mắc phải hội chứng tăng Acid Uric không có triệu chứng. Một số khác lại cũng có lượng Acid Uric tăng cao do các bệnh như đa hồng cầu, đau tủy xương hoặc hàm lượng acid uric trong máu cao ở những người thiếu máu do tan máu, trong quá trình hóa trị liệu, xạ trị khiến tổ chức tế bào bị phá hủy. Những người bị thừa cân hoặc mắc chứng béo phì thường cũng có chỉ số acid uric rất cao.
Xét nghiệm để biết chỉ số acid uric bao nhiêu là cao từ đó tìm cách giảm xuống đến mức ổn dđịnh
-
Giảm bài tiết acid uric
Mỗi ngày cơ thể đào thải khoảng 500- 1200mg acid uric qua hai đường chính là nước tiểu và đường tiêu hóa. Khi cơ thể mắc phải những bệnh liên quan đến quá trình đào thải acid uric như suy tim ứ huyết, suy thận, tổn thương ống thận sẽ ảnh hưởng khiến cho lượng acid uric đào thải ra khỏi cơ thể thấp dẫn đến lượng acid trong máu tăng cao. Đặc biệt thường gặp phải ở những người sử dụng quá nhiều bia rượu khiến thận bị ức chế không thể đào thải acid uric. Tình trạng tăng cao lượng acid uric trong máu cũng gặp ở các phụ nữ bị tiền sản giật và nhiễm độc thai nghén. Do đó, cần biết chỉ số acid uric bao nhiêu là cao để biết cách cải thiện và giảm hàm lượng acid uric xuống mức bình thường.
4. Cần làm gì khi hàm lượng acid uric tăng cao?
Khi hàm lượng acid uric trong máu cao, việc giảm lượng acid là rất quan trọng. Nếu quá trình tăng này chỉ là tạm thời thì hệ bài tiết như gan, thận sẽ nhanh chóng cân bằng lại. Những người có chỉ số acid uric cao, do mắc bệnh như bệnh Gout cần phải hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu chất đạm như hải sản, các loại thịt đỏ, tuyệt đối hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá. Chế độ ăn uống giàu rau xanh, hoa quả tươi như: chanh, anh đào, bơ và hạt cần tây có tác dụng rất tốt cho việc giảm, giúp ích rất nhiều trong quá trình đào thải acid uric có trong cơ thể.
Việc nắm được thông tin chỉ số acit uric bao nhiêu là cao vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn cũng như gia đình bạn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!