Bị tê tay khi ngủ có phải bệnh nghiêm trọng không?
Không ít người bị tê tay khi ngủ và thắc mắc không biết mình có đang mắc căn bệnh gì nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những nguyên nhân khiến tay bạn bị tê khi ngủ, đối chiếu trường hợp của mình vào đó để xác định tình trạng của bạn thân là lành tính hay nghiêm trọng nhé.
Bị tê tay khi ngủ dậy không phải là bệnh lý mà có thể là triệu chứng của bệnh lý hoặc triệu chứng cơ học. Nhiều người tỉnh dậy với những cơn tê cứng tay, khó cử động, mất một lúc sau mới có thể vận động bình thường, đó là do những nguyên nhân dưới đây.
1. Nguyên nhân cơ học
Ngủ sai tư thế, nằm đè lên tay,… khiến bạn dễ bị tê tay khi ngủ
Người hay bị tê tay chân sau khi ngủ dậy thường là do ngủ sai tư thế, tì đè lên tay, chân khiến máu huyết không thể lưu thông, dẫn tới tình trạng hạn chế vận động tạm thời. Duy trì quá lâu một tư thế, người có thói quen ngủ nghiêng người sang một bên, người có thói quen gối đầu lên tay khi ngủ là đối tượng có nguy cơ cao bị tê tay khi ngủ.
Tình trạng này không hề nguy hiểm, chỉ là mạch máu bị chèn ép, các dây thần kinh tạm thời không được cung cấp đủ oxy. Sau khi ngủ dậy cố gắng vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông thì lập tức tay chân sẽ linh hoạt trở lại.
Ngoài ra, người cao tuổi, người bước vào tuổi trung niên khả năng trao đổi chất và lưu thông máu huyết kém đi. Đối tượng này dễ bị tê tay khi ngủ hơn người trẻ nên có thể chỉ một chút sức ép cũng mang tới những cơn tê kéo dài, mất thời gian lâu hơn để phục hồi.
Tuy không phải bệnh nhưng hay bị tê tay là cảm giác rất khó chịu nên để hạn chế tình trạng này, hãy ngủ trên giường có đệm mềm, không ngủ ở mặt sàn quá cứng và cố gắng tạo thói quen nằm ngủ thẳng, không gác, gối hay chèn ép lên tay chân.
Đặc biệt, tập thể dục buổi sáng, vận động hàng ngày có tác động tích cực tới toàn bộ cơ thể, tăng cường thể chất, hữu ích trong việc hạn chế những cơn tê mỏi cũng như giúp thoát khỏi tình trạng tê chân tay nhanh hơn.
2. Nguyên nhân bệnh lý
Ngủ bị tê tay là bệnh gì? Người mắc các bệnh khiến máu huyết kém lưu thông cũng thường xuyên bị tê chân tay sau khi ngủ dậy. Đây là dấu hiệu đáng báo động, cần phân biệt rõ ràng để phát hiện bệnh và tiến hành điều trị kịp thời.
Người mắc bệnh tim mạch khiến khả năng vận chuyển máu bị thuyên giảm, các bộ phận cách xa tim như chân, tay đều dễ bị thiếu máu dẫn tới tình trạng tê. Bị tê đầu ngón tay là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất mà bệnh nhân tim mạch thường xuyên phải đối diện.
Người bị bệnh tim mạch thường bị tê tay khi ngủ
Người mắc bệnh xơ vữa động mạch, giãn tĩnh mạch, các bệnh lý về mạch máu nói chung do cơ quan vận chuyển máu làm việc không hiệu quả dẫn tới thiếu máu cục bộ ở các bộ phận mà chân và tay là vị trí điển hình nhất. Vì thế bị tê tay khi ngủ với người có bệnh lý mạch máu không hề hiếm gặp. Khi điều trị bệnh, cải thiện tình trạng mạch máu thì hiện tượng này cũng sẽ giảm bớt đáng kể.
Người mắc bệnh thiếu máu có tỉ lệ mắc chứng tê mỏi tay chân cao hơn người bình thường. Với trường hợp này, ngoài ngủ đúng tư thế, mát xa, vận động phù hợp thì nhất thiết phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt tăng cường các nhóm thực phẩm giàu sắt như các loại đậu đỗ, trứng, thịt đỏ, rau có lá màu xanh đậm, thủy sản, quả chín,…. Các loại thực phẩm nên hạn chế là muối, chất béo, thực phẩm nhiều cholesteron như nội tạng động vật,….
Thêm vào đó cần bổ sung vitamin nhóm B, nhất là B1 và B2, B6,B12 cùng Ginkgo Biloba và cao Blueberry. Những chất này có tác dụng điều trị bệnh về xương khớp, đau do khớp bị thoái hóa, biến chứng thần kinh, mạch máu nên hiệu quả trong việc đẩy lùi, thuyên giảm chứng đau nhức chân tay do các bệnh mãn tính.
Bị tê tay khi ngủ gây cảm giác khó chịu, phiền toái cho bạn sau một giấc ngủ dài. Nó cũng có thể là dấu hiệu báo trước những căn bệnh khá nguy hiểm nên khi tê mỏi, đừng nên chủ quan. Nếu tình trạng này kéo dài dù đã vận động và thay đổi điều kiện ngủ tốt hơn hãy tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe, nhờ sự tư vấn của bác sĩ. Đừng để tê mỏi là nỗi ám ảnh của bạn. Bên cạnh đó tay bị tê đôi khi cũng có nguy cơ chuyển thành bệnh viêm khớp cổ tay, ngón tay
Đọc tiếp: Viêm khớp ngón tay- Triệu chứng thường gặp và cách điều trị
Trình Trình (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!