Viêm khớp dạng thấp: Triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, dân gian thường gọi là bệnh thấp khớp. Đây là bệnh lý gây đau mỏi xương khớp, có nguy cơ ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể nếu không được chữa trị kịp thời.
1. Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là một dạng đặc biệt của chứng viêm khớp do hệ miễn dịch trong cơ thể gây ra, dân gian thường gọi đây là bệnh thấp khớp. Đây là bệnh mãn tính có tính quá trình, đối xứng và gây suy nhược, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác như tim, phổi, mạch máu, dây thần kinh và mắt.
Theo bác sĩ chuyên khoa Nisha Manek – tổ chức phi lợi nhuận Mayo Clinic, bệnh viêm khớp dạng thấp tấn công vào các màng của khớp xương, khiến cho người bệnh thường xuyên bị sưng đau khớp xương, nhói, nếu để lâu có thể khiến khớp bị biến dạng. Các khớp nhỏ dễ bị đau nhất là bàn tay, cổ tay, mắt cá chân và bàn chân.
Nhiều người thường nghĩ rằng bệnh chỉ xảy ra ở người già, nhưng bệnh cũng dễ bắt gặp ở người trẻ, phụ nữ mang thai gây ra viêm khớp dạng thấp ở trẻ em và viêm khớp dạng thấp khi mang thai.
Cụ thể, theo thống kê có khoảng 0,5% – 1,5% dân số thế giới mắc chứng bệnh này, độ tuổi trung bình mắc bệnh là 30-50 tuổi, tỷ lệ nữ giới bị bệnh cao hơn so với nam giới. Đặc biệt, bệnh còn tấn công trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và được gọi là viêm khớp dạng thấp thiếu niên tự phát.
Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
2. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp thường khó phát hiện ngay từ đầu, vì ở mỗi người thì lại có những biểu hiện viêm khớp dạng thấp khác nhau. Bệnh chỉ có thể được nhận biết khi phát lên khiến cho các bộ phận cơ thể đều bị viêm.
Nếu như có triệu chứng cứng khớp, đau khớp vào buổi sáng thì người bệnh dễ nhầm với các chứng viêm khớp bình thường. Thậm chí khi chụp Xquang hay xét nghiệm cũng khó chẩn đoạn được bệnh. Vì thế cần tổng hợp nhiều yếu tố và các triệu chứng liên quan khác để kết luận có bị viêm khớp dạng thấp hay không.
Một số dấu hiệu cơ bản giúp nhận biết bệnh:
- Cứng khớp vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy, kéo dài khoảng 1 giờ
- Thường bị sưng, đau kéo dài từ 3 khớp trở lên, điển hình như khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, cổ chân, ngón bàn chân.
- Sưng khớp đối xứng
- Nổi hạt dưới da
Nổi hạt dưới da là một trong những triệu chứng của viêm khớp dạng thấp
Một số triệu chứng ngoài khớp:
- Toàn thân: sốt nhẹ, da xanh, ăn ngủ kém, gầy, rối loạn thần kinh thực vật
- Cận khớp: hạt nổi gồ lên khỏi mặt da, không gây đau. Vị trí thường mọc là trên xương trụ gần khớp khuỷu, trên xương chày gần khớp gối.
- Da khô teo, phủ 1 đoạn chi, lòng bàn tay hồng
- Viêm gân, teo cơ, rõ rệt nhất ở vùng quanh khớp viêm.
Số ít biểu hiện hiếm gặp trên lâm sàng:
- Tim: có thể gây tổn thương cơ tim, gây viêm ngoài màng tim
- Phổi: viêm màng phổi nhẹ, gây xơ phế nang
- Lách: lách to ra và giảm bạch cầu
- Xương: mất vôi, dễ bị gãy
- Ngoài ra còn bị viêm giác mạc, viêm mống mắt, đè ép các dây thần kinh ngoại biên
Cụ thể, các triệu chứng cũng được chia theo 2 giai đoạn bệnh:
Bệnh gây ra các cơn đau từ các khớp nhỏ đến khớp lớn
-
Viêm khớp dạng thấp giai đoạn 1
Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh viêm khớp dạng thấp, lúc này bệnh xuất hiện tù từ và tăng dần, chỉ có 10-15% bệnh bắt đầu đột ngột và cấp tính. Lúc này người bệnh thường bị sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, ra nhiều mồ hôi. Giai đoạn này kéo dài vài tuần đến vài tháng rồi chuyển sang giai đoạn 2.
-
Viêm khớp dạng thấp giai đoạn 2
Giai đoạn 2 còn gọi là giai đoạn toàn phát, các cơn viêm đau xuất hiện ở khớp khớp nên gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Các khớp hay bị đau nhất là khớp cổ tay, khớp ngón gần bàn tay, khớp gối, khớp cổ chân, khớp ngón chân, khớp khuỷu. Các khớp ít gặp như khớp háng, cột sống, khớp vai, khớp ức, đòn.
3. Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp
-
Bệnh tự miễn
Hệ thống bạch cầu – hẹ thống tự miễn dịch của cơ thể hoạt động quá mức, không phân biệt được tế bào gây bệnh với tế bào cơ thể, vì thế chúng tự tấn công chính cơ thể ngiwowif và gây tổn thương các khớp.
Vì đặc điểm này mà bệnh viêm khớp dạng thấp được xếp vào loại tự miễn, tức là cơ thể tự tạo ra kháng thể để chống lại chính nó.
-
Cơ địa
Bệnh viêm khớp dạng thấp liên quan mật thiết đến giới tính và tuổi tác
-
Di truyền
Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền. Cụ thể, nếu những người có người thân trong gia đình bị viêm khớp dạng thấp thì nguy cơ mắc bệnh của họ sẽ tăng cao. Và có 60-70% người bệnh mang yếu tố kháng nguyên phù hợp tổ chức HLA-DR4, trong khi đó ở người bình thường chỉ là 30%.
-
Hút thuốc
Người hút thuốc sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
-
Yếu tố thuận lợi
Có thể bị mắc bệnh sau khi sang chấn, cơ thể suy yếu, sau khi mang thai và sinh đẻ.
4. Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp
Nhiều người thắc mắc: Viêm khớp dạng thấp có chữa được không? Thực tế, không có biện pháp đặc hiệu nào để chữa viêm khớp dạng thấp, những phương pháp áp dụng chữa trị chỉ có mục đích giảm tình trạng viêm của khớp và làm chậm quá trình tổn thương khớp.
Theo bác sĩ chuyên khoa Nisha Manek – tổ chức phi lợi nhuận Mayo Clinic việc chữa viêm khớp dạng thấp càng sớm thì sẽ càng giảm nguy cơ bệnh gây tổn thương các khớp. Việc điều trị chủ yếu phụ thuộc vào thuốc, ở trường hợp nặng còn phải kết hợp phẫu thuật:
-
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bao gồm nhóm thuốc kháng viêm không steroid giúp giảm đau, giảm viêm khớp, nhưng thuốc có tác dụng phụ như ù tai, loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, thận, tim mạch.
Tiếp theo là nhóm steroid có tác dụng giảm viêm, đau và làm chậm sự tổn thương khớp. Sử dụng thuốc trong thời gian ngắn sẽ giúp người bệnh đỡ hơn, nhưng nếu sử dụng lâu dài sẽ giảm hiệu quả của thuốc, khiến người bệnh bị mỏng xương, sụt cân và dễ mắc bệnh tiểu đường.
Nhóm thuốc tác động lên khớp gồm hydroxychloroquine, sulfasalazine, minocycline hay methotrexate. Thuốc được dùng vào giai đoạn khởi phát, lúc này khớp chưa bị viêm nặng và thuốc có thể cứu lấy các mô khớp còn lại.
-
Điều trị bằng phẫu thuật
Khi việc điều trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả như mong muốn, không giúp bệnh thuyên giảm mà còn khiến khớp biến dạng nhiều hơn thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Cách này nhằm sửa chữa khớp, làm giảm đau nhức.
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc, kết hợp ăn uống lành mạnh
5. Phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp
-
Tập luyện thể dục thể thao
Bệnh khó có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh cũng có thể phòng các đợt viêm khớp tăng dần bằng viện dùng thuốc, kết hợp vận động và sinh hoạt khoa học. Việc duy trì khớp hoạt động sẽ giúp khỏe mạnh và bảo vệ người bệnh khỏi những biến chứng như bệnh tim.
Người bệnh nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện một số môn phù hợp như bơi, đi bộ, trong quá trình tập nên nghỉ ngơi từ 5-10 phút, không nên tập gắng sức. Tuy nhiên cũng không nên nằm hoặc đứng, ngồi một chỗ quá lâu, nên giữ tư thế thẳng khi đi, đứng, làm việc.
-
Chế độ ăn uống
Người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn gì ? Hãy bổ sung chế độ ăn giàu canxi và vitamin D để có được khung xương chắc khỏe. Có thể ăn thêm sữa, rau xanh, cá, trứng, hải sản,… Không nên ăn quá nhiều đạm, muối, hải sản vỏ cứng. Tuyệt đối hạn chế rượu bia, thuốc lá.
Đặc biệt, không nên quá lo lắng hay tạo áp lực cho bản thân, như thế chỉ làm tăng nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp và thúc đẩy bệnh phát triển nhanh hơn. Do vậy, để phòng ngừa và chữa trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả người bệnh cần có lối sống lành mạnh, tập luyện thường xuyên và xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!