Xét nghiệm RF giúp chẩn đoán chính xác bệnh viêm khớp dạng thấp

Tiến hành xét nghiệm RF sẽ giúp phát hiện, chẩn đoán chính xác bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp cho nên đây gần như là một bước kiểm tra bắt buộc với người bệnh. Vậy xét nghiệm RF là gì, tiến hành như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Xét nghiệm RF là gì?

Theo các chuyên gia xương khớp thì xét nghiệm RF (viết tắt của Rheumatoid Factor) là xét nghiệm được áp dụng tại các cơ sở y tế dùng để đo, phát hiện yếu tố dạng thấp trong máu.

Tỉ lệ yếu tố dạng thấp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp sẽ tăng lên theo thời gian. Cụ thể, người bị bệnh 3 tháng đầu là 33%, trong khi đó ở bệnh nhân bị bệnh > 1 năm sẽ là 75%.

Thực hiện xét nghiệm RF

Xét nghiệm máu RF để nhận biết mình có bị viêm khớp dạng thấp hay không

Xét nghiệm RF sẽ giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp một cách chính xác. Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp xác định hội chứng Sjogren hay các rối loạn như nhiễm trùng (vi khuẩn, virut) hay bệnh ung thư; bệnh gan, thận, phổi…

2. Khi nào nên đi xét nghiệm RF?

KHi nào cần đi xét nghiệm RF là câu hỏi nhiều người bệnh quan tâm. Theo Hiệp hội Viêm khớp khi có các dấu hiệu sau thì người bệnh nên đi khám:

– Sưng, đau tại một hoặc nhiều khớp

– Hiện trượng sưng đau này kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần

– Khi khả năng vận động bị cản trở

Bước đầu người bệnh sẽ tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác trước khi đưa ra phác đồ điều trị. Với bệnh nhân nghi ngờ bị viêm khớp dạng thấp thường được thực hiện xét nghiệm RF và CRP kết hợp với kết quả chẩn đoán hình ảnh, các chẩn đoán khác theo yêu cầu.

3. Xét nghiệm RF được tiến hành như thế nào?

Để tiến hành xét nghiệm máu RF, người bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp sẽ trải qua 3 bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị

– Trước tiên người bệnh sẽ được giải thích về việc lấy máu để làm xét nghiệm.

– Điền thông tin vào phiếu xét nghiệm gồm thông tin cá nhân, phòng khoa, chẩn đoán của bệnh nhân, chỉ định xét nghiệm.

Xét nghiệm RF thế nào?

Mọi xét nghiệm được thực hiện trong phòng kín đảm bảo vô trùng

  • Bước 2: Tiến hành xét nghiệm

– Bác sĩ sẽ tiến hành lấy khoảng 3ml máu tĩnh mạch cho vào ống có chất chống đông hay ống không có chất chống đông.

– Máu được lấy đem tách lấy huyết thanh hay huyết tương và để bệnh phẩm này trong thời gian và nhiệt độ nhất định.

– Tiếp đến kỹ thuật viên sẽ tiến hành cài đặt chương trình xét nghiệm RF, nhập thông tin người bệnh cùng chỉ định xét nghiệm.

– Cho bệnh phẩm vào máy phân tích và lệnh cho máy phân tích.

– Đợi máy phân tích, khi có kết quả, bác sĩ sẽ xem xét, đánh giá và ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm của người bệnh và trả về.

  • Bước 3: Thông báo kết quả

– Tại phiếu được trả về, trong trường hợp RF < 14=“”u/ml””> thì bình thường.

– Trường hợp bị viêm khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc hội chứng Sjogren thì nồng độ RF trên sẽ cao hơn. Mức độ viêm càng nặng thì nồng độ càng cao.

– Trong một số trường hợp xét nghiệm RF âm tính thì không loại trừ khả năng bị viêm khớp dạng thấp cần thực hiện một số chẩn đoán khác theo chỉ định.

4. Nên xét nghiệm RF ở đâu?

Hiện nay xét nghiệm RF đã được ứng dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám công lập, tư nhân,… Tuy nhiên để đảm bảo các khâu xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp, tốt nhất mọi người hãy đến các bệnh viện lớn để thực hiện.

xét nghiệm RF ở đâu?

Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên tìm hiểu các bệnh viện lớn để xét nghiệm RF

Một số địa chỉ người bệnh có thể tham khảo:

– Khu vực miền Bắc: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E, Bệnh viện Quân đội 108,…

– Khu vực miền Trung: Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec,…

– Khu vực miền Nam: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh,…

Giá xét nghiệm RF vào khoảng 50.000 – 100.000 VNĐ tuỳ từng bệnh viện công lập hay tư nhân.

Trên đây là những thông tin cơ bản về xét nghiệm RF cho bệnh nhân viêm khớp, viêm khớp dạng thấp người bệnh có thể tham khảo tiến hành xét nghiệm và chẩn đoán bệnh sớm. Sau khi có kết quả xét nghiệm chính xác cùng hình ảnh chụp X-quang hay MRI bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.

Xem ngay: Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp mới nhất theo chuẩn mực thế giới

T.H (Tổng hợp).

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo