Bấm huyệt có tác dụng gì? Ai nên bấm huyệt và những địa chỉ bấm huyệt uy tín nhất nên biết
Bấm huyệt là một trong những phương pháp trị liệu cổ xưa đơn giản, cho hiệu quả tốt mà không cần đến dùng thuốc. Để thực hiện bấm huyệt trị bệnh cần phải xác định được đúng các huyệt liên quan trong số 108 huyệt trên cơ thể con người. Hiện bấm huyệt được áp dụng phổ biến trong diều trị các bệnh như xương khớp, bệnh về hệ hô hấp, thần kinh, tuần hoàn máu…
1. Bấm huyệt là gì?
Mọi người nên hiểu rõ về cách thức tác động, chữa bệnh của phương pháp này, tại sao lại gọi là bấm huyệt. Bởi phương pháp này áp dụng cách bấm – ấn từ lực tay tác động lên cơ thể, vị trí được tác động đó chính là huyệt đạo.
Theo Đông y nhận định, cơ thể con người có tổng cộng là 108 huyệt phân bố khắp cơ thể. Trong đó 72 huyệt là cơ bản còn 36 huyệt khác được coi là “tử huyệt” ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và gây nguy hiểm nếu bấm sai cách. Huyệt được xem là cửa ngõ nơi tà khí xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh tật, có mối liên hệ chặt chẽ giữ phủ tạng, kinh mạch. Chính vì thế mục đích của bấm huyệt là tăng khả năng lưu thông của khí qua huyệt để cân bằng khí ở bên trong và ngoài cơ thể.
Hình ảnh các huyệt bị trên cơ thể con người có thể được bấm để trị bệnh
Y học cổ truyền cũng đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy rằng các huyệt được y học cổ truyền xác định là những đầu mối của mạch máu cùng dây thần kinh. Chính vì thế mà bấm huyệt chữa bệnh trong Đông y hoàn toàn có cơ sở.
Một số huyệt thường được tác động để chữa bệnh gồm có: bấm huyệt dũng tuyền, bấm huyệt nội quan, bấm huyệt phong trì, huyệt túc tam lý, huyệt thần môn…
2. Các vị trí thường được bấm huyệt
Các huyệt có ở khắp trên cơ thể, tuy nhiên để chữa bệnh, các lương y, bác sĩ thường tập trung vào một số vị trí sau:
– Bấm huyệt bàn chân bao gồm: bấm huyệt lòng bàn chân, bấm huyệt ở ngón chân, bấm huyệt gót chân… Theo Tiến sĩ Helena Reid – Chuyên gia về sức khỏe của Mỹ, bấm huyệt bàn chân trị bệnh tương ứng với các bộ phận như đầu (não bộ), mắt, cơ quan tiêu hóa, phổi, tim, gan, cột sống lưng, cột sống cổ, đầu gối…
– Bấm huyệt bàn tay bao gồm: bấm huyệt lòng bàn tay, bấm huyệt ngón tay. Bấm huyệt bàn tay chữa bệnh: đau đầu, đau xoang, đau cổ, đau dạ dày, đau bụng kinh…
– Bấm huyệt mặt (bấm huyệt diện chẩn) giúp làm đẹp, chữa đau đầu, mất ngủ…
– Bấm huyệt lưng giúp chữa bệnh xương khớp đau cột sống lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…
– Bấm huyệt vùng cổ, vai chữa bệnh đau vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm…
3. Tác dụng của bấm huyệt là gì?
Bấm huyệt chữa bệnh gì là điều mà nhiều người không biết. Bởi rất nhiều bệnh lý đều được hỗ trợ từ phương pháp này. Những tác dụng điển hình của bấm huyệt y học cổ truyền.
- Giúp cải thiện, điều trị các bệnh về tuần hoàn: Bấm huyệt hạ huyết áp (bấm huyệt giảm huyết áp), bấm huyệt lưu thông khí huyết, bấm huyệt giảm nhịp tim…
- Tăng cường chức năng, chữa bệnh về hệ thần kinh: bấm huyệt chữa bệnh đau đầu, bấm huyệt trị mất ngủ, bấm huyệt chống buồn ngủ, bấm huyệt rối loạn tiền đình, bấm huyệt chữa run tay, bấm huyệt say xe, bấm huyệt nhức răng…
- Điều trị các bệnh xương khớp: Bấm huyệt chữa đau bả vai, bấm huyệt vai gáy, bấm huyệt chữa bệnh đau lưng, bám huyệt chữa thoát vị, chữa thoái hóa xương khớp…
Chữa bệnh xương khớp hiệu quả nhờ bấm huyệt
- Tác dụng bấm huyệt chữa bệnh về đường hô hấp: Bấm huyệt chữa ho, chữa ho có đờm, bấm huyệt trị nghẹt mũi, bấm huyệt chữa xoang, bấm huyệt viêm xoang, bấm huyệt sổ mũi, bấm huyệt chữa viêm amidan…
- Chữa bệnh hệ sinh sản: Bấm huyệt kích thích sinh lý, bấm huyệt vùng kín, bấm huyệt xác định trinh tiết, bấm huyệt giảm đau bụng kinh, bấm huyệt chữa rong kinh, bấm huyệt chữa yếu sinh lý, bấm huyệt kích thích sinh dục nam, bấm huyệt kích thích sinh dục nữ, bấm huyệt chữa u xơ tử cung…
- Phục vụ mục đích làm đẹp: bấm huyệt làm đẹp da mặt, bấm huyệt giảm béo mặt (bấm huyệt mặt thon gọn), bấm huyệt nâng mũi, bấm huyệt bụng giảm béo, bấm huyệt massage mặt, bấm huyệt để giảm cân, bấm huyệt nâng cơ mặt, bấm huyệt tăng vòng 1…
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác: Bấm huyệt giải độc gan, bấm huyệt chữa thận yếu, bấm huyệt bổ thận, bấm huyệt hạ sốt, bấm huyệt chữa tiểu đường, bấm huyệt sáng mắt, bấm huyệt mắt chữa cận thị, bấm huyệt giảm đau dạ dày, bấm huyệt trị ung thư…
4. Nhận biết đối tượng nên và không nên bấm huyệt
Phương pháp nào cũng có đối tượng được chỉ định và đối tượng chống chỉ định, bấm huyệt không phải ngoại lệ. Mọi người có thể theo dõi để biết bản thân nằm trong nhóm đối tượng nào.
-
Đối tượng được chỉ định bấm huyệt chữa bệnh
Dưới đây là những đối tượng thường được bấm huyệt chữa bệnh:
– Người cao tuổi, người trẻ mắc các bệnh lý về tuần hoàn, tắc nghẽn khí huyết.
– Những người bị bệnh mãn tính, đau đầu và các bệnh về hệ thần kinh.
– Người mắc bệnh về tiêu hóa chủ yếu là bệnh đau dạ dày, bệnh đường ruột.
– Bấm huyệt cho những người muốn cải thiện sắc vóc.
– Bệnh nhân tiểu đường
– Người mắc bệnh phụ khoa, nam khoa
– Một số người bị bệnh ung thư cũng có thể áp dụng phương pháp này.
Còn rất nhiều đối tượng khác được chỉ định bấm huyệt, để biết bản thân có nên áp dụng cách chữa bệnh Đông y này hay không mọi người hãy đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và đưa hướng chữa trị thích hợp.
-
Những người không nên bấm huyệt
Một số đối tượng sau đây tốt nhất nên lựa chọn phương pháp điều trị khác thay vì bấm huyệt. Cụ thể:
– Bị đau nhức xương khớp do chấn thương bao gồm vết thương kín, hở bởi bấm huyệt có thể khiến tổn thương thêm nghiêm trọng hơn.
– Vùng da cần bấm huyệt có vết thương hở, nhiễm trùng, lở loét, chai cứng…
– Bệnh nội khoa đau vòi trứng, đau hoặc viêm ruột thừa…
Người có vết thương ngoài da tại vị trí huyệt vị không nên tiến hành bấm huyệt
5. Giải đáp những thắc mắc của người bệnh về phương pháp bấm huyệt
Bấm huyệt là một trong những phương pháp điều trị bệnh cho hiệu quả tốt mà không cần dùng thuốc. Chính vì thế rất nhiều người tò mò về hiệu quả điều trị của phương pháp này cũng như địa chỉ chữa bệnh tốt nhất, uy tín nhất hiện nay.
-
Bấm huyệt có hại không?
Hiệu quả của phương pháp bấm huyệt trong y học cổ truyền là không thể phủ nhận, tuy nhiên nếu bấm huyệt sai cách hoặc lạm dụng có thể gây phản và tác dụng gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
– Người bệnh không hề thấy khỏe ra mà còn bị đau mỏi, ê nhức người nhiều hơn sau khi bấm huyệt. Xảy ra tình trạng này phần lớn là do không dây ấn đúng huyệt.
– Bấm không đúng cách, ấn bẻ quá mạnh các khớp dẫn đến tổn thương, bong gân, sai khớp…
– Bấm huyệt tại vùng cột sống cổ sai có thể gây co rút, bong gân, yếu liệt tứ chi thậm chí dẫn đến tử vong vô cùng nguy hiểm.
-
Bấm huyệt nhiều có tốt không?
Ở trường hợp bệnh cấp tính thông thường, một liệu trình bấm huyệt thường kéo dài từ 7 – 10 ngày liên tiếp. Mỗi ngày chỉ cần bấm huyệt 1 lần.
Trong trường hợp bệnh mãn tính, quá trình điều trị kéo dài hơn từ khoáng 1 tháng – 1 tháng rưỡi. Tùy vào tình trạng bệnh lý từng người bác sĩ, lương y sẽ xác định phác đồ điều trị, thời gian cụ thể để chữa bệnh hiệu quả, tránh mất thời gian và tốn kém cho bệnh nhân.
Có thể thấy, bấm huyệt đi theo liệu trình do đó bấm huyệt nhiều cũng không thể cho hiệu quả tốt hơn thậm chí còn phản tác dụng gây nguy hiểm.
-
Chữa bệnh xương khớp bằng bấm huyệt có tốt không?
Do số bệnh nhân mắc bệnh xương khớp ngày càng tăng chủ yếu là các bệnh mãn tính chính vì thế nhu cầu chữa trị bằng bấm huyệt cũng nhiều hơn. Dù đã được chứng minh mang lại tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về xương khớp nhưng một số người bệnh vẫn hoài nghi về hiệu quả điều trị. Sau đây sẽ là giải đáp của chuyên gia về vấn đề bấm huyệt chữa bệnh xương khớp có tốt không.
Bấm huyệt là hình thức tác động vào các huyệt qua da, tác động này sẽ kích thích thụ cảm thần kinh từ đó tạo ra phản xạ để điều chỉnh lại cơ thể. Trong đó phản xạ giúp giảm đau nhức, giãn cơ, thư giãn thần kinh, lưu thông khí huyết… đối với các bệnh lý về xương khớp.
Tuy nhiên bấm huyệt tốt hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh, tình trạng bệnh lý, cơ sở điều trị, người thực hiện bấm huyệt tay nghề tốt hay không.
Trình độ tay nghề của lương y bấm huyệt quyết định hiệu quả điều trị
-
Có nên bấm huyệt tại nhà không?
Tình trạng gần đây là nhiều người tự theo dõi các trang web hướng dẫn bấm huyệt tại nhà để điều trị bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo bấm không đúng huyệt, không đúng trình tự có thể gây ra những hậu quả khó lường, nặng nề nhất chính là tử vong bởi trên cơ thể có đến 36 tử huyệt.
Bởi vậy để đảm bảo an toàn, điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt, mọi người khi muốn bấm huyệt hãy tìm đến cơ sở điều trị Đông y uy tín để thăm khám và tiến hành chữa trị theo liệu trình, sớm khỏe mạnh.
-
Bấm huyệt ở đâu tốt? Lương y nào giỏi?
Trên cả nước hiện nay có rất nhiều cơ sở bấm huyệt, trong đó nhiều cơ sở mọc lên với mục đích thư giãn, làm đẹp thay vì điều trị. Bởi vậy nhiều người hoang mang khi không biết bấm huyệt ở Hà Nội và ở đâu tốt Tp.HCM giúp chữa bệnh xương khớp và các bệnh lý khác uy tín, đảm bảo chất lượng.
# Tại Hà Nội
Người bệnh có thể đến 1 trong 3 địa chỉ chữa bệnh bằng y học cổ truyền có bấm huyệt ở Hà Nội sau:
– Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội
Địa chỉ: 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
– Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công An
Địa chỉ: 278 Lương Thế Vinh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
– Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Địa chỉ: 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tiến hành bấm huyệt tại cơ sở uy tín – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
# Tại Hồ Chí Minh
Bấm huyệt ở đâu TP.HCM mọi người có thể tin tưởng và điều trị tại những cơ sở sau:
– Viện Y dược học Dân tộc TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 273 – 275 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
– Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 179 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Phường 7, TP. Hồ Chí Minh
– Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Sài Gòn
Địa chỉ: 1061b Cách Mạng Tháng 8, phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM
-
Bác sĩ, lương y bấm huyệt giỏi
Ngày nay tình trạng thầy thuốc, lương y, bác sĩ không được đào tạo bài bản, chỉ bằng một số mánh khóe, cũng tự tin hành nghề đi bấm huyệt chữa bệnh. Một số trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi người bệnh đi chữa bệnh bằng bấm huyệt thậm chí đã có người tử vong. Điều này cảnh báo mọi người phải thật cẩn trọng nếu muốn tìm địa chỉ bấm huyệt đặc biệt là người thực hiện các thao tác bấm huyệt chữa bệnh cho mình. Dưới đây là những bác sĩ bấm huyệt giỏi được người bệnh đánh giá cao sau khi chữa trị.
– Thầy bấm huyệt Lý Phước Lộc
– Bấm huyệt Bùi Quốc Châu
– Thần y bấm huyệt Võ Hoàng Yên
– Thầy Trần Thế Hằng
– Lương y Tăng Văn Quang
…
Có thể thấy, rất nhiều vấn đề xoay quanh phương pháp bấm huyệt trong đông y mà không tìm hiểu mọi người không thể biết được sự “thần kỳ” trong điều trị bệnh của phương pháp này. Nếu muốn điều trị bệnh hay làm đẹp hãy tìm hiểu trước về bấm huyệt để chuẩn bị tốt nhất.
T.H (Tổng hợp).
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!