Khô khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất
Tình trạng khô khớp ngày càng khó lường hơn khi không chỉ người già mà cả người trẻ cũng dễ bị khô khớp chỉ bởi những thói quen hàng ngày, chấn thương hay công việc. Do đó nhận biết triệu chứng bệnh, nguyên nhân và cách chữa khô khớp là vô cùng cần thiết.
Nên đọc:
>> Khô khớp ở người trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
>> Bệnh khô khớp ở người già: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Khô khớp là bệnh gì?
Theo PGS.TS Nguyễn Mai Hồng hiện là Trưởng khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai, khô khớp hay khô nhờn khớp, khô dịch khớp là tình trạng dịch khớp giảm tiết, không thể bôi trơn toàn bộ bề mặt khớp. Trong quá trình cử động khiến sụn khớp bị mòn, đầu xương dưới sụn tiếp xúc với nhau dẫn đến các biểu hiện bệnh đặc trưng.
Khô khớp thường gặp nhất ở người già từ 60 tuổi trở lên, ngoài ra những người trẻ tuổi thường xuyên làm việc nặng hoặc do thói quen có tư thế xấu khi vận động cũng rất dễ bị khô khớp.
Khi bệnh xảy ra, nếu phát hiện sớm việc điều trị khô khớp sẽ rất đơn giản bởi trong giai đoạn đầu khô khớp không gây ra triệu chứng gì ngoài việc có tiếng kêu lạ khi cử động khớp. Trong trường hợp để bệnh kéo dài thì sẽ dẫn đến triệu chứng đau, viêm hạn chế cử động nặng hơn có thể gây hư hại, tàn phế khớp.
Hình ảnh khớp bị khô dịch
Những khớp bị khô phổ biến nhất là khớp gối, khớp cổ tay, khớp cổ chân, khớp ngón tay, khớp háng… Mọi người cần sớm nhận biết dấu hiệu bệnh và nguyên nhân để kịp thời phát hiện, điều trị.
2. Triệu chứng khô khớp
Biểu hiện khô dịch khớp sẽ diễn tiến theo các giai đoạn bệnh do đó mọi người có thể nhận biết mình đang bị khô khớp giai đoạn nào qua các triệu chứng sau đây:
-
Triệu chứng khô xương khớp giai đoạn đầu
Người bệnh thường không nhận thấy rõ dấu hiệu bệnh ở giai đoạn này. Do bệnh mới hình thành nên người bệnh sẽ chỉ thấy tiếng kêu lạ tại khớp bị khô trong quá trình di chuyển. Rõ ràng nhất và dễ nhận biết nhất là khô khớp gối trong quá trình leo cầu thang.
-
Ở giai đoạn tiến triển và nặng
– Khô khớp tiến triển sang giai đoạn này người bệnh sẽ thấy khớp bị khô phát ra tiếng kêu rõ ràng hơn đó là tiếc khục, lắc rắc, lộp cộp trong xương.
– Bị đau nhức khi cử động, mức độ đau nhức sẽ gia tăng khi người bệnh cử động mạnh, liên tục tại khớp.
– Đau do khô khớp gây ra có thể âm ỉ, đau nhói hoặc đau dữ dội kéo dài.
Nếu để nặng các biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa người bị khô dịch khớp trong đó mất khả năng cử động, biến dạng khớp, tàn phế. Bởi vậy mọi người cần sớm phát hiện và đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám.
3. Nguyên nhân khô khớp phổ biến nhất hiện nay
Khô khớp được hình thành do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có các nguyên nhân gồm:
– Tuổi tác: Khi tuổi càng cao lượng dịch khớp giảm dần từ đó khiến khớp dễ bị khô, không được bôi trơn nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy
– Chấn thương các va đập: Tai nạn gây tổn thương sụn khớp khi đó khiến cho bề mặt sụn không được trơn bóng, mà xù xì, lồi lõm tùy theo mức độ chấn thương đồng lợi dịch bôi trơn khớp không đủ đến vùng tổn thương dẫn đến khô khớp.
Chấn thương khiến lượng dịch khớp tiết ra không đủ bôi trơn dẫn đến khô khớp
– Yếu tố nghề nghiệp: Hoạt động quá nhiều tại khớp khiến dịch tiết ra không kịp để bôi trơn đều, điều này có thể khiến bao hoạt dịch vị viêm, dẫn đến khô khớp và đau nhức.
– Béo phì: Sức nặng của cơ thể là một trong những lý do dẫn đến khô khớp do trọng lượng đè lên ổ khớp khiến lượng dịch tiết ra bị hạn chế.
– Bệnh thoái hóa khớp: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khô khớp, do khớp bị thoái hóa bề mặt sụn khớp bào mòn, đầu xương cọ vào nhau, bao hoạt dịch bị tổn thương khiến việc cử động khớp khó khăn hơn.
– Các nguyên nhân khác: Loãng xương, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, thói quen, tư thế xấu…
4. Các cách điều trị bệnh khô khớp đang được áp dụng hiện nay
Theo các chuyên gia xương khớp, hiện nay ở nước ta có các phương pháp chữa trị khô khớp chính là dùng thuốc dân gian, Tây y và Đông y.
-
Chữa bệnh khô khớp bằng dân gian
Phương pháp dân gian chữa bệnh dựa trên kinh nghiệm thực tế mà ông cha để lại. Đó là dùng cây cỏ và những thứ có xung quanh để tạo nên bài thuốc chữa các triệu chứng khô khớp. Mặc dù các công trình nghiên cứu để chứng minh hiệu quả của các bài thuốc dân gian chữa khô xương khớp chưa được thực hiện nhưng trải qua hàng trăm hàng nghìn năm thì có thể đánh giá phần nào tác dụng chữa bệnh của các bài thuốc dân gian.
Chữa bệnh khô khớp, mọi người có thể áp dụng những bài thuốc dân gian nổi tiếng chữa khô khớp gồm có: Bài thuốc từ lá lốt, bài thuốc từ quả đậu bắp, bài thuốc từ nghệ, đu đủ và mễ nhân, cỏ xước…
Bài thuốc dân gian chữa khô dịch khớp lành tính, dễ áp dụng
-
Điều trị bệnh khô khớp bằng Tây y
Hiện Tây y ở nước ta có các cách chữa khô khớp chính gồm dùng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật. Cụ thể:
# Thuốc Tây y cho bệnh nhân khô khớp
Các loại thuốc được dùng cho người bệnh trong giai đoạn khô khớp nhẹ và vừa với tác dụng nhanh, tiện lợi khi sử dụng. Tùy vào mức độ tiếp nhận và tình trạng khô khớp mà người bệnh có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm theo chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc thường dùng là: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc bổ sung glucosamine, glucosamine, collagen…
# Vật lý trị liệu
Trường hợp chữa khô khớp không cần dụng thuốc trong Tây y đó chính là áp dụng các phương pháp trị liệu vật lý. Cách chữa bệnh này bao gồm có nhiệt trị liệu, điện trị liệu và các bài tập phục hồi chức năng sụn khớp bị khô dịch.
# Phẫu thuật khô khớp
Khi khớp bị khô đến giai đoạn nặng không thể phục hồi, cải thiện bằng thuốc hay vật lý trị liệu bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật sẽ giúp thay thế sụn khớp bị khô, hư hỏng bằng sụn khớp khác sao cho người bệnh vận động dễ dàng, không bị đau nhức khi cử động.
-
Chữa trị bệnh khô dịch khớp bằng Đông y
Khô khớp phần lớn xảy ra ở người cao tuổi do đó rất nhiều bệnh nhân tin tưởng áp dụng phương pháp đông y để điều trị bệnh. Dùng các bài thuốc sắc uống, châm cứu hay bấm huyệt sẽ được áp dụng tùy theo yêu cầu của bệnh nhân và thể trạng của mỗi người bệnh.
# Bài thuốc Đông y
Ưu điểm của các bài thuốc Đông y là an toàn, không gây tác dụng phụ, không gây nhờn thuốc dù sử dụng kéo dài. Đặc biệt bài thuốc phù hợp cho từng thể bệnh, giúp nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tái phát.
Dùng thuốc đông y để chữa khô dịch khớp được khuyên dùng
Bài thuốc chữa bệnh được nhiều người bệnh khô khớp tin tưởng và đánh giá cao gồm các vị: Quế chi, phòng phong, tang ký sinh, ngưu tất, đương quy, độc hoạt… có tác dụng đả thông kinh mạch, khí huyết, trừ phong thấp, tăng cường nuôi dưỡng sụn khớp, tăng máu lưu thông tới khớp.
# Châm cứu trị khô khớp
Châm cứu cũng là cách chữa trị khô khớp cho hiệu quả cao và an toàn với sức khỏe người bệnh. Bởi khi châm cứu vào các huyệt sẽ kích thích vùng sụn khớp, bao hoạt dịch hoạt động tốt hơn, giúp lượng dịch tiết ra nhiều hơn để bôi trơn sụn khớp.
# Bấm huyệt
Chỉ với vài thao tác đơn giản bằng tay, người bệnh khô khớp sẽ thấy cơ thể được thư giản, giảm đau nhức hiệu quả. Bấm huyệt chủ yếu tác động vào da, dây thần kinh và các huyệt vị để thông kinh hoạt lạc, tăng cường dưỡng chất tại các vị trí xung quanh huyệt được bấm từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu, đau nhức.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh khô khớp và các cách điều trị bệnh tốt nhất. Hy vọng mọi người sẽ chú trọng hơn đến sức khỏe bản thân, đi khám ngay nếu có các dấu hiệu khô khớp kể trên để được khắc phục sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.
ĐỌC THÊM:
Đông y chữa khô khớp có ưu điểm gì và những cách nào được áp dụng hiện nay
T.H (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!