Cứ thực hiện 4 mẹo sau, bị chuột rút khi mang thai chỉ còn là CHUYỆN NHỎ!
Không chỉ nghén, đau lưng mà rất nhiều chị em bị chuột rút khi mang thai. Chính những điều này khiến cho chị em mất ăn, mất ngủ, sức khoẻ suy giảm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy nguyên nhân do đâu xảy ra hiện tượng này và hướng điều trị tốt nhất cho chị em là gì?
1.Tại sao bị chuột rút khi mang thai?
Phụ nữ bị chuột rút khi mang thai có thể ở tháng đầu tiên hoặc ở tháng thứ 6, tháng thứ 8 hay đến tháng cuối thai kỳ vẫn bị chuột rút.
Nguyên nhân được chỉ ra là do:
Hiện tượng chuột rút khi mang thai do cân nặng
-
Khi mang thai cơ thể có nhiều thay đổi đặc biệt thay đổi hormone từ đó dễ gây ra nhiều hiện tượng mà trước đó ít gặp điển hình có chuột rút.
-
Khi mang thai trọng lượng cơ thể tăng từ đó dẫn đến bắp chân phải làm việc nhiều hơn, áp lực hơn dễ bị mỏi và chuột rút.
-
Do tử cung mở rộng, xương chậu, khớp háng bị ảnh hưởng chèn ép lên mạch máu, dây thần kinh dẫn đến chuột rút.
-
Do chế độ ăn uống bổ sung quá nhiều chất dẫn đến dư thừa nhất là photpho trong khi đó lại bị thiếu hụt canxi.
-
Bà bầu bị bệnh tiểu đường cũng thường bị chuột rút.
2. Biểu hiện chuột rút ở chị em khi mang thai
Một số biểu hiện dưới đây sẽ giúp chị em sớm nhận biết mình bị chuột rút:
-
Chuột rút có thể xảy ra ở vùng bắp thịt như bắp chân, bắp đùi, hông, cơ bụng dưới, ngón tay, ngón chân. Với bà bầu chuột rút thường xảy ra ở vùng cơ bụng dưới và bắp chân.
-
Chỉ cần một số tác động như ho, hắt hơi, đứng lâu một chỗ hay tác động đột ngột lên vùng cơ bắp này có thể dẫn đến chuột rút.
-
Khi đó chị em sẽ thấy biểu hiện cơ bị co rút vô cùng đau nhức và khó chịu; vùng tử cung có cảm giác co giật nặng nề.
-
Thời gian bị chuột rút có thể kéo dài vài giây có khi vài phút.
-
Đặc biệt là vào ban đêm khi đã đi ngủ, chuột rút có thể xảy ra khiến chị em tỉnh giấc phải ngồi hẳn dậy để xoa bóp mới đỡ.
Chuột rút gây đau đớn, khó chịu
3. Giải pháp cải thiện cho chị em bị chuột rút khi mang thai
Do mang thai nên chị em không nên sử dụng bất cứ loại thuốc chữa chứng chuột rút này. Thay vào đó áp dụng các mẹo đơn giản tại nhà mà cho hiệu quả tốt.
-
Chườm nóng, chườm lạnh
Mẹ bầu chuẩn bị một chai nước ấm, khăn ấm hoặc khăn lạnh áp lên vùng bị chuột rút chỉ một lúc sau hiện tượng đau nhức, co rút sẽ dịu dần rồi biến mất.
Ngâm chân với nước ấm có pha gừng hoặc các thảo dược khác vào mỗi tối trước khi đi ngủ cũng giúp cải thiện và phòng ngừa hiện tượng chuột rút khi mang thai hiệu quả.
-
Massage, kê chân lên gối
Dùng tay massage có thể cho thêm 1 giọt tinh dầu để tạo cảm giác thoải mái, thư thái, giúp máu lưu thông tốt, các cơ được giãn. Đây là cách giảm chuột rút hữu hiệu cho mẹ bầu không cần dùng thuốc.
Kê cao gối chân khi ngủ là lời khuyên của các chuyên gia bởi khi kê cao gối sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn.
-
Thực hiện bài tập kéo căng tại chỗ
Duỗi thẳng chân bị chuột rút sau đó vươn tay nắm lấy ngón chân, gập mắt cá chân và ngón chân từ từ đưa vào trong đến khi hết chuột rút. Có thể thực hiện động tác này vài ba lần. Với mẹ bầu bụng to không thể thực hiện hãy nhờ người thân của mình để cải thiện.
Để phòng ngừa trước khi đi ngủ, mẹ bầu cũng nên thực hiện động tác này cho cả 2 chân để không bị chuột rút làm phiền giấc ngủ.
-
Chữa bệnh bằng chế độ dinh dưỡng
Cân bằng chế độ dinh dưỡng bằng cách không nên ăn quá nhiều một thứ nào đó. Cần đa dạng dinh dưỡng bổ sung canxi, magie hằng ngày để cải thiện bệnh từ bên trong, ít bị chuột rút hơn.
Uống đủ nước mỗi ngày, đây là điều vô cùng quan trọng bởi cơ thể mẹ lúc này tiêu tốn nhiều nước hơn so với bình thường, ngoài nước lọc thông thường mẹ bầu nên uống sữa, nước dừa hay sinh tố đều tốt cho thai nhi.
Trên đây là những cách đơn giản mà mẹ bầu nào cũng có thể thực hiện. Tuy nhiên có trường hợp mẹ bầu đã áp dụng các cách trên nhưng tình trạng chuột rút vẫn kéo dài và gây đau nhức thậm chí xuất hiện vết bầm hay sưng thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị đúng cách.
Qua những thông tin trên chắc hẳn chị em đã nhận biết và khắc phục hiện tượng bị chuột rút khi mang thai. Ngoài chuột rút chị em trong suốt thời gian mang thai thường gặp phải hiện tượng đau khớp háng vì vậy cần phải tìm hiểu thêm hiện tượng này để giảm gánh nặng cho bản thân.
Đọc thêm: Đau khớp háng – Tổng quan bệnh đau khớp háng và cách điều trị
T.H (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!