Tìm hiểu phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối cho mọi đối tượng
Phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối như thế nào là điều mà nhiều người bệnh vô cùng quan tâm. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cho các bạn về cách điều trị tràn dịch khớp gối hiệu quả. Mời các bạn tham khảo!
Phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối ai cũng nên biết
Trước tiên khi thực hiện phác đồ điều trị bệnh không chỉ riêng bệnh tràn dịch khớp gối mà với bất cứ bệnh xương khớp cũng cần tiến hành theo trình tự các bước sau đây:
1/Nguyên tắc điều trị tràn dịch khớp gối
– Giảm đau và có sự tiến triển qua từng đợt điều trị.
– Phục hồi chức năng vận động của xương khớp, hạn chế sự biến dạng của khớp.
– Hạn chế đến mức tối đa các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
– Giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Có thể bạn muốn biết: Tràn dịch khớp gối uống thuốc gì tốt nhất theo từng giai đoạn?
Chữa tràn dịch khớp gối nên tuân theo phác đồ của bác sĩ
2/Phác đồ điều trị bằng thuốc
Điều trị tràn dịch khớp gối ở giai đoạn đầu thường sử dụng thuốc giảm đau để hạn chế nhiễm trùng, giảm đau nhức, sưng, viêm. Nếu dịch khớp gối quá nhiều sẽ phải tiến hành chọc hút dịch khớp để giảm áp lực lên khớp gối. Tùy vào tình trạng của bệnh, các bác sĩ sẽ đưa cho bạn phác đồ điều trị phù hợp.
-
Khám và điều trị nội khoa
– Vật lý trị liệu: Sử dụng các phương pháp siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn khoáng để làm giảm đau, giúp lưu thông khí huyết và thư giãn gân cốt.
– Sử dụng thuốc điều trị tác dụng nhanh, ngắn hạn có tác dụng giảm đau trong các trường hợp khẩn cấp:
+ Thuốc giảm đau bậc 1: Paracetamol: 1g-2g/ ngày.
+ Thuốc giảm đau bậc 2: Paracetamol kết hợp với Tramadol 1g-2g/ngày.
+ Thuốc chống viêm không steroid bao gồm các loại: Etoricoxia 30mg – 60 mg/ngày, Celecoxib 200mg/ngày, Meloxicam 7,5 – 15mg/ngày, Diclofenac 50 – 100mg/ngày, Piroxicam 20mg/ngày…
+ Thuốc bôi khớp: Voltaren Emugel bôi trực tiếp lên vị trí khớp bị đau 2-3 lần/ ngày có tác dụng giảm đau và ít tác dụng phụ.
– Đường tiêm nội khớp giúp giảm đau và làm ổn định lượng dịch trong khớp. Các loại thuốc được sử dụng đó là:
+ Hydrocortison acetat: Mỗi đợt tiêm cách nhau 5 – 7 ngày, không quá 3 mũi/đợt. Không tiêm quá 3 đợt/năm.
+ Các chế phẩm chậm: Methylprednisolon, Betamethasone dipropionate mỗi mũi tiêm cách nhau 6-8 tuần. Không tiêm quá 3 đợt/năm.
+ Acid hyaluronic dưới dạng hyaluronate: tiêm 1 ống/tuần sử dụng liên tục từ 3-5 tuần.
– Thuốc điều trị bệnh, giảm đau, có tác dụng chậm nhưng lâu dài. Để điều trị bệnh lâu dài, các bác sĩ sẽ kê cho người bệnh tràn dịch khớp gối các loại thuốc sau:
– Piascledine 300mg uống 1 viên/ngày.
– Glucosamine sulfate: uống 1,5g/ngày.
– Acid hyaluronic và Chondroitin sulfate: uống 30ml mỗi ngày.
– Thuốc ức chế Interleukin 1: Diacerein 50mg uống 2 viên/ngày.
Sử dụng thuốc uống hay thuốc tiêm theo chỉ định
-
Khám và điều trị ngoại khoa
– Điều trị dưới nội soi khớp, cắt lọc, bào, rửa khớp.
+ Khoan kích thích tạo xương
+ Cấy ghép tế bào sụn
+ Phẫu thuật thay khớp nhân tạo khi bệnh ở giai đoạn quá nặng, không thể đi lại được.
– Chọc hút dịch khớp: phương pháp này chính là việc lấy một ít chất lỏng từ bên trong đầu gối ra để nuôi cấy vi khuẩn, và kiểm tra xem có dấu hiệu của bệnh gout hay không? Kỹ thuật chọc hút dịch khớp được thực hiện theo đúng kỹ thuật và đảm bảo vô trùng.
– Chụp X-quang: Cách kiểm tra này sẽ giúp bác sĩ thấy được những tổn thương như: gãy xương, trật khớp, u xương, thoái hoá khớp để tiến hành điều trị.
– Chụp cộng hưởng từ: có thể phát hiện các tổn thương xương và phần mềm của khớp gối như sụn chêm, dây chằng, gân hay sụn khớp.
– Xét nghiệm máu: giúp xác định được tình trạng nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp.
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc bệnh nhân tràn dịch khớp gối sau phẫu thuật
3/Chế độ ăn uống luyện tập cho người bị tràn dịch khớp gối
Trong quá trình thực hiện phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối người bệnh cần phải theo dõi và kết hợp với một chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập thể dục thể thao hợp lý.
-
Về chế độ ăn uống
– Có thể ăn thịt lợn, thịt gia cầm, tôm, cua, trứng. Đặc biệt là nên ăn cá cá hồi, cá ngừ vì chúng chứa nhiều acid béo omega-3.
– Nên ăn những món ăn làm từ xương ống, sụn hoặc xương sườn vì chúng chứa nhiều canxi, glucosamine và chondroitin có tác dụng giúp xương khớp chắc khỏe.
– Cung cấp nhiều hoa quả và rau xanh có chứa vitamin B, C, D. Hạn chế các loại thực phẩm có nhiều đạm.
Dinh dưỡng cần thiết khi áp dụng phác đồ chữa bệnh tràn dịch khớp gối
-
Về chế độ luyện tập
– Để phòng tránh và điều trị bệnh tràn dịch khớp gối, bạn cần tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Vừa giúp tránh được tình trạng thừa cân, béo phì mà còn giúp cho cơ bắp dẻo dai, xương khớp linh hoạt.
– Khi tập cần tránh những động tác quá mạnh có thể làm lệch trục khớp và cột sống. Một số bài tập cho bạn đó là: đạp xe, đi bộ, tập thể dục nhịp điệu, yoga,…
-
Về quá trình sinh hoạt
– Luôn giữ tư thế thẳng đứng và cân bằng giúp bảo vệ các khớp tránh bị chèn ép không cân đối, giúp giảm bớt lực đè lên hai mặt sụn khớp.
– Nên sắp xếp công việc hợp lý, cần nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng. Không nên ngồi lâu, khuân vác những vật nặng quá sức chịu đựng của cơ thể sẽ làm tổn thương sụn khớp.
Trên đây là phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối mà người bệnh nên tham khảo. Các bệnh về xương khớp thường ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Do đó hãy đi thăm khám kịp thời ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh để tăng khả năng điều trị bệnh thành công nhé!
Xem chi tiết: Tràn dịch khớp gối nên ăn gì để điều trị bệnh hiệu quả?
Phương Hoa (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!