Nếu không biết 3 cách chữa thoát vị đĩa đệm cổ này, bệnh sẽ còn đeo bám mãi
Chữa thoát vị đĩa đệm cổ là vấn đề quan trọng, cần được tiến hành kịp thời vì thoát vị đĩa đệm cổ nguy hiểm hơn nhiều so với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Với nền y học hiện đại ngày nay đã có khá nhiều phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cổ, các bạn có thể tham khảo những phương pháp hiệu quả nhất đang được áp dụng phổ biến.
Để có cách chữa thoát vị đĩa đệm cổ phù hợp trước tiên phải xác định các biểu hiện thoát vị đĩa đệm cổ, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
Ngoài cảm giác đau nhức thì người bệnh còn bị tê bì, làm mất cảm giác, đặc biệt là khó cầm nắm đồ vật. Ở một số trường hợp bệnh nặng, cơn đau còn bốc lên đỉnh đầu khiến người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt và đau tức cả hai hốc mắt.
Đọc ngay: Xác định chính xác triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ
Biểu hiện khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trong một thời gian dài, bệnh sẽ gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống hằng ngày. Điển hình là làm suy giảm khả năng vận động và sinh hoạt. Nếu không điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ kịp thời bệnh nhân sẽ có thể bị teo cơ, thậm chí là tàn phế suốt đời nếu thoát vị chèn ép vào phần tủy sống cổ.
Vì vậy, hiện nay có khá nhiều phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cổ đang được áp dụng. Hầu hết các cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ này đều đưa lại hiệu quả, phù hợp với từng tình trạng bệnh riêng biệt:
1. Chữa thoát vị đĩa đệm cổ theo nội khoa
Phương pháp đầu tiên mà ThS. BS Nguyễn Vũ – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đưa ra là điều trị nội khoa, nó góp phần quan trọng trong việc cắt giảm các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, góp phần phục hồi sau khi đã can thiệp.
-
Thời kỳ cấp tính: Áp dụng chế độ bất động
Nguyên tắc đầu tiên trong chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng nội khoa là nằm bất động. Cụ thể, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, nhất là khi xuất hiện các cơn đau. Cụ thể, trong giai đoạn cấp tính, xuất hiện nhiều cơn đau nhức dai dẳng bệnh nhân nên nằm nghỉ ngơi trên giường, nệm không quá mềm, đeo nẹp cố định khoảng 5-7 ngày. Hạn chế vận động đốt sống cổ quá nhiều, tránh các tư thế xấu làm tăng áp lực nội đĩa.
-
Vật lý trị liệu kết hợp cùng các liệu pháp phản xạ
Châm cứu là một trong những phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cổ
Nghỉ ngơi chỉ giúp giảm đau tức thời, để điều trị dứt điểm các cơn đau cũng như giúp cho xương khớp, các cơ trở nên khỏe mạnh, dẻo dai hơn thì cần áp dụng những cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sau đây:
# Phương pháp nhiệt
Trong chữa thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định áp dụng phương pháp nhiệt. Cụ thể là dùng sức nóng tác động lên vùng bị đau, nhất là vùng vai gáy để chống co cứng cơ, giãn mạch chủ động, tăng chuyển hóa và tăng dinh dưỡng tại khu vực đó.
# Châm cứu
Phương pháp châm cứu là phương pháp rất linh hoạt, có thể được chỉ định áp dụng cho mọi giai đoạn của hội chứng đau.
# Sử dụng tia laser mềm
Khi áp dụng chiếu tia laser mềm trong điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ có nhiều tác dụng sinh học. Điển hình là giảm đau, chống viêm, kích thích tái tạo tổ chức, đặc biệt nó còn có tác dụng an thần.
-
Dùng thuốc Tây y
Việc sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường được áp dụng trong chữa thoát vị đĩa đệm cổ giai đoạn cấp tính và các đợt tái phát. Những thuốc thường được chỉ định là thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (AINS-NSAID).
Trong trường hợp bệnh đã tiến triển nặng, việc uống các loại thuốc trên không có kết quả như ý muốn thì có thể chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng cách sử dụng liệu pháp Corticoid.
2. Chữa thoát vị đĩa đệm cổ theo ngoại khoa
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ được xem là phương pháp hiệu quả nhất
Mục đích chính khi chữa thoát vị đĩa đệm cổ là lấy phần đĩa đệm gây chèn ép ra ngoài mà không làm tổn thương đến cấu trúc thần kinh, vẫn đảm bảo độ vững chắc cho cột sống. Phương pháp này chỉ được chỉ định khi thoát vị đĩa đệm gây ra hội chứng tủy cổ hoặc hội chứng rễ – tủy.
Hiện có hai phương pháp phẫu thuật chính được áp dụng phổ biến, đó là: Mổ theo lối trước bên và mổ lối sau. Thông thường, với những trường hợp thoát vị đĩa đệm đơn thuần thì sẽ được mổ đường trước bên.
Hình ảnh chụp Xquang bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ sau khi đã phẫu thuật
-
Một số lưu ý sau phẫu thuật
– Sau ca phẫu thuật, người bệnh sẽ bị đau khi nuốt nước, nuốt thức ăn. Do đó, mọi người nên chịu khó tập nuốt và nói chuyện. Sau khoảng 4 – 5 ngày cơn đau khi nuốt sẽ biến mất.
– Việc mang nẹp cổ sẽ khiến người bệnh khó chịu, bị mỏi và cứng gáy, cũng như hai vai. Tuy nhiên cảm giác này sẽ biến mất sau khoảng 6 tuần từ khi bỏ nẹp cố định và người bệnh tập luyện cổ bằng các động tác cúi, ngửa, nghiêng cổ…
Như vậy với những phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cổ kể trên, hy vọng người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ điều trị bệnh dứt điểm, không còn bị các cơn đau hành hạ.
Có thể bạn quan tâm: Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ công hiệu
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!