Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là được xem là tình trạng bệnh vô cùng nguy hiểm và đây cũng là căn bệnh cũng khá hiếm gặp. Vậy thực sự thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì? nguyên nhân nào gây ra bệnh. Xác định được những vấn đề đó sẽ giúp người bệnh có được cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ kịp thời và hiệu quả nhất.
>> Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ và những biến chứng thường gặp
1. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?
Theo BS. Tăng Hà Nam Anh – khoa xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cột sống cổ có tất cả 7 đốt, từ C1 đến C7, chúng được phân cách nhau bằng các đĩa đệm giúp giảm sóc khi cơ thể hoạt động, đi lại, vận động hằng ngày.
Cụ thể, phần đĩa đệm là những bao xơ có cấu tạo khá chắc chắn, phía trong là một lớp nhầy, chúng có chức năng co giãn giúp cột sống vận động linh hoạt như cúi, ngửa, vặn mình… Khi quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra, các bao xơ này cũng dần bị thoái hóa, chúng trở nên giòn, dễ rách hoặc đứt.
Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh lý nguy hiểm và có thể gặp ở bất cứ ai
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được hình thành sẽ gây chèn ép chèn lên rễ dây thần kinh, gây ra các cơn đau, tê mỏi, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
So với bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, thì thoát vị đĩa đệm cổ được đánh giá là nguy hiểm hơn rất nhiều bởi vùng cổ là trung tâm chứa nhiều dây thần kinh quan trong với cơ thể. Do đó nếu không sớm nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và chữa trị thì các biến chứng sẽ xảy ra ảnh hưởng vô cùng lớn đến bản thân người bệnh và những người xung quanh.
2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể phát sinh bởi các nguyên nhân sau:
-
Tư thế sinh hoạt, làm việc sai
Nhân viên văn phòng ngồi quá lâu, màn hình quá thấp hoặc quá cao khiến cổ phải điều chỉnh cho phù hợp. Sự chèn ép cho tại các đốt sống cổ nhất là C5 C6 khiến nứt vỡ vòng đĩa đệm và gây thoát vị.
Nhân viên khuân vác hàng, nhân viên dọn dẹp vệ sinh… thường xuyên chịu áp lực lớn khiến cột sống cổ chịu sức ép và gây thoát vị.
-
Yếu tố tuổi tác gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Tuối càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ càng tăng. Bởi cột sống bị thoái hóa, đĩa đệm mất dần các chức năng do đó chỉ cần vài chấn thương nhỏ cũng có thể gây lẹch, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
-
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ do chấn thương
Cột sống, đốt sống cổ đột nhiên chịu lực tác động lớn khiến đĩa đệm bị nứt vỡ cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.
Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ
-
Do các bệnh lý về cột sống như thoái hóa
Xương khớp bị thoái hóa vòng ngoài đĩa đệm, đĩa đệm dễ bị nứt vỡ do đó nhân nhầy dễ thoát ra ngoài và gây bệnh.
Ngoài ra còn các nguyên nhân như lười vận động, lười tập thể dục, hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích thương xuyên hay ăn uống không đủ chất cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
2. Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được phân ra theo nhóm bệnh lý mà đĩa đệm chèn ép đó là rễ dây thần kinh và tủy.
– Đau tại đốt sống cổ sau khi bệnh chuyển nặng tùy vào dây thần kinh bị chèn ép.
– Tê cứng cột sống nhất là vào buổi sáng người bệnh phải nằm nghỉ khoảng vài phút sau đó mới có thể dậy và cử động bình thường.
– Các cử động tại cổ bị hạn chế người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gặp khó khăn khi cúi, ngửa cổ, xoay trái, xoay phải.
– Bị tê buốt, cảm giác châm chích tại cổ gáy.
– Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ lan sang các vùng khác như vai gáy, cánh tay, bàn tay và trên đầu.
Biểu hiện thoát vị đĩa đĩa tại cổ và vùng xung quanh
Nếu không sớm nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và điều trị các biến chứng như thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não, tàn phế có thể xảy ra.
4. Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, trước tiên người bệnh cần phải đi khám, chẩn đoán chính xác giai đoạn mắc bệnh từ đó áp dụng phương pháp điều trị theo yêu cầu của bác sĩ, lương y. Dưới đây là một số phương pháp trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ được áp dụng nhiều nhất hiện nay.
-
Áp dụng Tây y
Tây y chữa thoát vị cổ chủ yếu là dùng thuốc và phẫu thuật. Dưới đây là từng bước cụ thể:
– Dùng thuốc
Uống hoặc tiêm thuốc tây y trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là phương pháp chủ đạo trong điều trị bệnh. Căn cứ vào mức độ tổn thương, chèn ép của đĩa đệm cổ lên rễ thần kinh, tủy mà bác sĩ kê đơn thuốc thích hợp nhất. Trường hợp bị đau dữ dội, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm để giảm nhanh triệu chứng bệnh, giúp cử động cổ dễ dàng hơn.
Thuốc tây y được dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm cổ bao gồm: thuốc giảm đau đơn thuần, thuốc kháng viêm NSAID, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc giãn cơ, thuốc bổ…
– Phẫu thuật
Phương pháp điều trị ngoại khoa này chỉ được áp dụng khi người bệnh đã bị teo cơ hoặc xuất hiện nhiều biểu hiện của bệnh lý tủy. Phẫu thuật/mổ giúp giải thoát cho rễ dây thần kinh, tủy bị chèn ép và loại bỏ phần đĩa đệm thoát ra ngoài.
Một số phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm cổ được áp dụng hiện nay: mổ hở truyền thống, mổ nội soi…
-
Vật lý trị liệu trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Phục hồi chức năng đĩa đệm cổ, cải thiện bệnh theo chiều hướng tích cực bằng vật lý trị liệu đang là giải pháp được nhiều người thực hiện. Với phương pháp điều trị bảo tồn này, người bệnh vừa được điều trị bệnh vừa tăng cường khả năng lưu thông máu, ngăn chặn biến chứng bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
Các phương pháp trị liệu thoát vị đĩa đệm cổ đang được áp dụng hiện nay tại nhiều trung tâm, bệnh viện: phương pháp nhiệt (đắp paraphin, hồng ngoại, chườm ngải cứu…); điện trị liệu (sóng ngắn, dòng xung điện, dòng galvanic và faradic); chiếu laser; siêu âm; kéo giãn cột sống…
Kết hợp dùng thuốc Tây y và tập vật lý trị liệu để điều trị bệnh
-
Dùng thuốc đông y
Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng các bài thuốc đông y cổ truyền là giải pháp ưu Việt, thuốc đi sâu vào căn nguyên gây bệnh để chữa trị đồng thời còn tăng cường, bồi bỏ cơ thể phòng ngừa hiện tượng mất nước, tăng khả năng đàn hồi cho đĩa đệm…
Các bài thuốc đông y trị bệnh thường dùng theo các thể như: thể hàn thấp, thể phong thấp, thể thấp nhiệt, thể thận hư, khí trệ huyết ứ…
-
Châm cứu, bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Châm cứu và bấm huyệt là phương pháp cổ xưa có nguồn gốc từ Trung Hoa mang lại những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe con người đặc biệt là khả năng trị bệnh. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ tiến hành chữa trị bằng phương pháp này ở giai đoạn đầu, khi bệnh còn nhẹ có thể loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng bệnh.
Tùy vào mỗi thể bệnh sẽ có những cách châm cứu, bấm huyệt vào các huyệt và những bài thuốc riêng. Bệnh nhân cũng nên đến các trung tâm y tế y học cổ truyền để được khám và chữa trị.
Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Hy vọng thông qua bài viết này mọi người sẽ hiểu thêm về bệnh, từ đó không còn thờ ơ chủ quan mà sớm thăm khám để có hướng điều trị bệnh phù hợp với tình trạng của bản thân.
Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Hy vọng thông qua bài viết này mọi người sẽ hiểu thêm về bệnh, từ đó không còn thờ ơ chủ quan mà sớm thăm khám để có hướng điều trị bệnh phù hợp với tình trạng của bản thân.
Xem thêm:
Tổng hợp phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cổ TẬN GỐC
Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ công hiệu
T.H (Tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!