Đau dây thần kinh lưng và những điều cần biết
Đau dây thần kinh lưng là một bệnh về xương khớp khiến nhiều người lo âu. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những điều cần biết về đau dây thân kinh ở lưng.
Bên cạnh những thắc mắc về đau dây thần kinh tọa là gì thì người bệnh còn quan tâm đến đau dây thần kinh lưng. Đây là một bệnh về xương khớp phổ biến. Hiện nay, số người mắc bệnh đau dây thần kinh ở lưng ngày một tăng. Vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn cần trang bị cho mình thông tin cần thiết về bệnh này để có cách phòng ngừa cũng như phương pháp điều trị thích hợp cho chính mình và người thân.
1. Đau dây thần kinh lưng là gì?
Đau dây thần kinh lưng là hiện tượng đau thắt ở vùng cột sống lưng
Đau dây thần kinh thắt lưng là hiện tượng tổn thương dây thần kinh toạ, một loại dây thần kinh dài nhất của cơ thể. Dây thần kinh toạ có độ dài từ thắt lưng đến các ngón chân, điều khiển hầu hết mọi hoạt động của phần dưới cơ thể.
Đau dây thần kinh ở lưng sẽ gây ảnh hưởng đến các cử động của chân, hạn chế khả năng đi lại và vận động đứng, ngồi.
2. Đau dây thần kinh lưng – nguyên nhân do đâu?
Các bệnh về cột sống có thể dẫn đến đau dây thần kinh lưng
Nguyên nhân phổ biến của đau dây thần kinh lưng xuất phát từ sự tổn thương cột sống thắt lưng, hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
Bên cạnh thoát vị đĩa đệm thắt lung, những nguyên nhân thường thấy gây nên đau dây thần kinh lưng có thể kể đến là thoái hoá cột sống, viêm cột sống, cột sống có dị tật bẩm sinh hoặc viêm đốt sống.
Ngoài ra, những bệnh nhân có tiền sử bệnh đái tháo đường hoặc viêm thần kinh toạ, có bướu ở cột sống, lao cột sống,…cũng có nguy cơ đau dây thần kinh ở lưng cao hơn.
Có thể bạn muốn biết: Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đau thần kinh toạ hiệu quả
3. Những dấu hiệu nhận biết đau dây thần kinh thắt lưng
Bệnh nhân đau thần thần kinh lưng thường có những dấu hiệu tương tự triệu chứng đau dây thần kinh tọa:
- Cảm giác đau âm ỉ từ cột sống lưng lan xuống đùi, dọc theo phần lưng phía ngoài xuống động mạch ở chân hoặc các khớp ngón chân. Đồng thời cũng xuất hiện những cơn đau từ đầu gối chạy dài đến phần mắt cá chân.
- Sau thời gian làm việc với một tư thế, người bệnh đau dây thần kinh lưng sẽ cảm thấy tê cứng, ê buốt các khớp từ cột sống đến phần khớp chân.
Ngoài ra, một số người bệnh đau dây thần kinh thắt lưng còn có những dấu hiệu như:
- Cơn đau nhói khi cử động như ho, hắt hơi, cười.
- Cột sống khó dịch chuyển và đau nhức khi vận động, xoay hoặc nghiêng người.
- Đặc biệt, không thể cúi hay gập người vì cơn đau thắt ở vùng cột sống thắt lưng.
- Bên cạnh đó, triệu chứng đau cột sống giữa hay lệch một bên và cơn đau tăng nhiều hơn khi đi xe trên đường gập ghềnh cũng là dấu hiệu của đau dây thần kinh lưng.
Khi có những dấu hiệu trên, bạn cần đi đến bệnh viện chuyên khoa để được chỉ định chụp hình xương khớp và thăm khám thích hợp. Không nên áp dụng những bài thuốc không rõ nguồn gốc vì sẽ làm nghiêm trọng thêm tình trạng đau dây thần kinh lưng.
4. Một số biện pháp làm giảm đau dây thần kinh lưng
Song song với bệnh đau dây thần kinh tọa và cách điều trị được chỉ định thì người bệnh cần áp dụng những biện pháp sau để hỗ trợ cho việc hạn chế cơn đau dây thần kinh ở lưng.
Đầu tiên, bạn nên lưu ý đến tư thế ngồi, đứng và các tư thế sinh hoạt khác. Cần phải giữ thói quen cho cột sống luôn thẳng để trọng lượng cơ thể không tác động mạnh đến cột sống thắt lưng, gây thoái hoá.
Đồng thời, để cột sống được vận động nhẹ, động mạch được lưu thông, bạn có thể áp dụng vài bài tập đơn giản sau:
- Giữ tư thế đứng thẳng, hai tay đặt giữa thắt lưng, bàn chân đặt song song và rộng bằng vai, mắt hướng về phía trước.
- Hít thở nhẹ nhàng và đều đặn bằng mũi, khi hít thở kết hợp với động tác ưỡn người về phía trước. Tiếp đến thở nhẹ ra bằng miệng và trở về tư thế ban đầu. Lưu ý, bạn không nên gập người hoặc ưỡng người quá mạnh.
- Bạn nên lặp lại động tác này khoảng 10 lần trong một lần tập.
- Thời gian tập tốt nhất là vào buổi sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ.
- Điều quan trọng khi thực hiện bài tập này là sự nhịp nhàng và chậm rãi ở tư thế và cử động để giúp lưu thông dây thần kinh cột sống, thắt lưng và tuần hoàn mạch máu trong cơ thể. Không nên tập nhanh hoặc mạnh.
Đau dây thần kinh lưng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt nếu bệnh ở mức độ nhẹ. Vì vậy, bạn cần giữ thói quen sống lành mạnh cho xương khớp để hạn chế bệnh này.
Tuy nhiên, khi bệnh có chuyển biến nghiêm trọng, bệnh nhân thậm chí có thể mất khả năng lao động và gặp khó khăn trong các cử động hằng ngày. Bạn cần nhanh chóng điều trị ngay khi có những dấu hiệu ban đầu.
Những thông tin trên đây hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về bệnh đau dây thần kinh lưng. Chúc bạn luôn có sức khoẻ tốt để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.
Xem thêm: Chia sẻ những cách chữa đau thần kinh tọa tốt nhất 2017
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!