Đau khớp ngón tay trỏ là biểu hiện của bệnh gì?
Đau khớp ngón tay trỏ ngày càng phổ biến trong khi đó ngón tay trỏ lại là ngón tay nhạy bén và khéo léo nhất trên bàn tay chính vì vậy khi bị đau nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng cầm nắm, vận động của người bệnh. Bên cạnh đó đau khớp ngón tay trỏ có thể là biểu hiện của nhiều chứng bệnh gây ảnh hưởng, tác động lâu dài đến sức khỏe vì vậy mọi người cần nhận biết nguyên nhân và cách điều trị khi bị bệnh.
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp ngón tay trỏ
Do nhiều yếu tố tác động mà ngày nay nguyên nhân gây đau nhức khớp ngón tay trỏ khiến nhiều người phải phiền não, lo lắng tìm cách điều trị thích hợp. Các nguyên nhân gây bệnh được xác định do các yếu tố sinh lý và yếu tố bệnh lý gây ra.
-
Yếu tố sinh lý
Các căn nguyên gây bệnh do yếu tố sinh lý bao gồm các chấn thương hay yếu tố môi trường, thời tiết gây ra.
# Chấn thương
Đây là nguyên nhân hàng đầu dễ gây ra tình trạng đau khớp ngón tay trỏ nhất. Chấn thương có thể gặp phải bất cứ lúc nào trong các hoạt động sinh hoạt và lao động thể chất của con người, đó có thể là do bị gãy xương, bị ngã, bị kẹp tay, bị tai nạn giao thông hay bị tai nạn lao động…
Không nên chủ quan khi bị đau ngón tay trỏ
# Do yếu tố môi trường, thời tiết
Đây cũng là một trong những yếu tố nguyên nhân gây đau khớp ngón tay trong đó có ngón tay trỏ. Vào những ngày lạnh, mưa ẩm tay không được bảo vệ nên các mô dưới da bị đông cứng lại gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh cơ và xương, các mạch máu truyền dẫn đến các dây thần kinh cơ xương này bị tắc nghẽn không lưu thông xuống để nuôi dưỡng dẫn đến đau nhức xương ngón tay trỏ.
-
Yếu tố bệnh lý
Đau khớp ngón tay trỏ có thể gây ra bởi một số bệnh lý sau: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp và đặc biệt là bệnh gout
# Viêm khớp dạng thấp
Những người bị căn bệnh này thường hay gặp các vấn đề về xương khớp khác trong đó, nó có gây ra các cơn đau ảnh hưởng đến vùng khớp ngón tay nhất là vùng móng của ngón tay cái và ngón giữa, ngón trỏ, đầu ngón tay
# Thoái hóa khớp
Vùng xương khớp ngón tay, cổ tay, bàn tay bị thoái hóa cũng có thể gây đau khớp ngón tay trỏ. Do khi bị thoái hóa thì các khớp này sẽ bong tróc lớp viêm, phần xương dưới sụn bị xơ hóa dần có thể mọc gai từ đó các khớp bị suy yếu và nứt vỡ gây đau nhức ngón tay. Trên thực tế, tình trạng đau khớp ngón tay trỏ thường gặp nhất là ở những bệnh nhân cao tuổi.
Bệnh gout là một trong những nguyên nhân gây đau khớp ngón tay trỏ
# Bệnh gout
Nhức đầu ngón tay trỏ cũng là có thể gây ra bởi căn bệnh gout. Một căn bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay và đang có dấu hiệu tăng mạnh. Khi bị gout, khớp ngón tay trở của bạn sẽ bị sưng đỏ, viêm đau trong khớp khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
Ngoài bệnh gout và các bệnh xương khớp trên thì đau nhức ngón tay trỏ có thể là do các bệnh khác như loãng xương, vôi hóa xương khớp, đa xơ cứng hay loạn dưỡng cơ bắp…
2. Biểu hiện đau khớp ngón tay trỏ do bệnh gout
Gout là căn bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay, bệnh gout hình thành chủ yếu là do chế độ ăn uống bừa bãi của người bệnh khi tiếp nhận thức ăn nhiều đạm, chất purin cùng với rượu bia… Khi đó, dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa purin và nồng độ acid uric trong máu và cơ thể quá cao mà không thải hết ra ngoài được bị tắc ứ lại dần hình thành các tinh thể muối urat tại các khớp xương. Vị trí gout thường gặp ở ngón chân cái, bàn chân, cổ chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, bàn tay và các ngón tay. Tình trạng đau khớp ngón tay trỏ do bệnh gout gây ra cũng khá phổ biến.
Biểu hiện các cơn đau nhức đầu ngón tay trỏ: Tại các khớp ngón tay trỏ, ban đầu có hiện tượng nóng đỏ và sưng tại vùng khớp, tình trạng này có thể xuất hiện với tần suất nhiều hơn khi người bệnh tăng cường dung nạp chất đạm, purin, rượu vào cơ thể hay vào những ngày trở trời. Dần cơn đau tại các khớp sẽ xuất hiện cùng với hiện tượng sưng, tấy đỏ ở khớp. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tại khớp ngón trỏ, có thể chỉ xuất hiện vài giờ sau đó giảm dần nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng đến vài ngày. Nếu không được điều trị, tại khớp ngón tay trỏ hình thành các cục tophi, u cục nhỏ gây đau, vướng kèm theo sốt cao… Người bị đau khớp ngón tay trỏ nên hạn chế hoạt động cầm nắm cử động tay gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc của người bệnh.
Hình ảnh mô phỏng bệnh nhân bị đau khớp ngón tay trỏ
Chính vì vậy điều trị đau ngón tay trỏ do gout gây ra cần được thực hiện từ sớm để không gây phiền phức đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh
3. Điều trị đau ngón tay trỏ do gout
Tùy vào từng trường hợp mà khi điều trị đau khớp ngón tay trỏ do bệnh gout gây ra có thể khác nhau, được bác sĩ điều chỉnh cho phù hợp với từng người.
-
Phương pháp hiện đại
# Điều trị nội khoa
Thông thường, đối với trường hợp bị gout gây đau ngón tay trỏ cấp tính thì người bệnh được chỉ định dùng các loại thuốc chống viêm không steroid gồm ibuprofen, aspirin, naproxen… thuốc giảm đau như paracetamol, acetaminophen hay tramadol… thuốc Corticosteroid sử dụng trong trường hợp bị đau dữ dội có tác dụng cắt cơn đau nhanh, bên cạnh đó có thể sử dụng dung dịch kiềm để cải thiện nồng độ acid uric trong máu… Các loại thuốc chống viêm có thể gây ra tác dụng phụ và không tốt cho dạ dày vì vậy người bệnh không được lạm dụng thuốc, tự ý tăng liều lượng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.
# Phương pháp vật lý trị liệu
Hiện nay các phương pháp vật lý trị liệu áp dụng trong các trường hợp bị đau xương khớp khá hiệu quả đặc biệt là đối với các bệnh nhân bị đau khớp ngón tay trỏ. Giúp cải thiện chức năng của khớp đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh. Người bệnh sẽ được cố định khớp bị đau bằng cách đeo nẹp, quấn băng, được tập một số động tác nhẹ nhàng cho khớp bị đau nhức.
Việc kết hợp điều trị nội khoa với vật lý trị liệu sẽ cho hiệu quả giảm đau nhức ngón tay trỏ nhanh chóng, hiệu quả hơn chính vì vậy người bệnh nên thực hiện đồng thời cả 2 biện pháp này.
Bên cạnh đó thì liệu pháp bấm huyệt hay châm cứu cũng được áp dụng nhiều trong trường hợp ngón tay trỏ bị đau.
Đâu là cách chữa đau khớp ngón tay trỏ hiệu quả nhất?
# Điều trị ngoại khoa
khi người bệnh bị đau khớp ngón tay trỏ áp dụng phương pháp điều trị nội khoa nhưng tình trạng bệnh vẫn không giảm, cơn đau dữ dội, khớp ngón tay không cử động được và không điều trị được bắt buộc người bệnh phải chuyển sang điều trị ngoại khoa nếu không muốn cơn đau nhức ngón tay trỏ ảnh hưởng đến cuộc sống. Phẫu thuật sẽ giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng đau nhức xương ngón tay trỏ, đau đầu ngón tay trỏ cũng như các vận động bình thường của khớp.
# Điều trị bằng y học cổ truyền
Người bị đau khớp ngón tay trỏ, đau đầu ngón tay trỏ ngoài áp dụng phương pháp điều trị bằng Tây y (nội khoa) thì người bệnh có thể áp dụng phương pháp chữa đau khớp ngón tay trỏ bằng Y học cổ truyền. Phương pháp điều trị y học cổ truyền đang được rất nhiều người áp dụng và cho hiệu quả tốt trong quá trình điều trị và khi kết thúc điều trị.
Bài thuốc “Gia vị tam diệu thang” bài thuốc này giúp giảm các cơn đau cấp tính tại khớp ngón tay trỏ do gout gây ra. Bài thuốc gồm các vị: Ý Dĩ Nhân, Kê Huyết Đằng mỗi vị 30g; Thương Truật, Đương Quy, Xách thược, Hoạt Thạch mỗi vị 15g; Ngưu Tất, Mộc Qua, Hoàng Bá, Tỳ Giải mỗi vị 12g; Tri Mẫu 9g và Thanh Đại 6g. Đam sắc uống mỗi ngày 1 thang cho hiệu quả rất tốt.
Bài thuốc “Nghiệm Phương” bài thuốc này thường được kê đơn cho các trường hợp bị đau khớp ngón tay trỏ mạn tính. Bài thuốc gồm: Ý dĩ nhân 20g; Thổ phục linh 16g; Xích thược, Toàn đương quy, Tỳ giải mỗi vị 12g; Uy linh tiên, Mộc thông mỗi vị 10g; Quế chi 6g; Tế tân, Ô đầu chế mỗi vị 4g. mỗi ngày đem sắc uống 1 thang sau một thời gian sử dụng sẽ giúp giảm dần các cơn đau, tình trạng viêm sưng cũng như làm tan dần các cục tophi tại khớp.
4. Lưu ý trong quá trình điều trị đau khớp ngón tay trỏ
Bài tập giảm đau khớp ngón tay đơn giản tại nhà
- Với người bị đau khớp ngón tay trỏ do bệnh gout thì điều đầu tiên mọi người cần lưu ý đó là chế độ ăn uống.
- Người bệnh nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, bên cạnh đó cần ăn nhiều hoa quả, rau tươi, cùng ác loại ngũ cốc, thực phẩm giàu canxi, vitamin B và omega 3.
- Không nên sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như mỡ động vật, hạn chế ăn hải sản, nội tạng động vật, thức ăn nhanh… tránh xa rượu kể cả là rượu vang hay rượu thuốc.
- Kiên trì áp dụng theo đúng liệu trình hướng dẫn của bác sĩ và thầy thuốc thì việc điều trị mới có hiệu quả.
- Kiên trì thực hiện các bài tập vật lý trị liệu được chuyên gia hướng dẫn, thực hiện thường xuyên để tránh teo cơ ảnh hưởng đến khả năng cử động của ngón tay trỏ.
- Mỗi tối trước khi đi ngủ thực hiện massage hoặc ngâm tay vào nước ấm có pha muối và gừng tươi để giãn các cơ, dây thần kinh từ đó giúp giảm đau, giảm căng thẳng.
Qua những thông tin trong bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết đau khớp ngón tay trỏ là do bệnh lý gì gây ra. Để việc điều trị có hiệu quả và an toàn, người bệnh nên kết hợp các phương pháp dùng thuốc với vật lý trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt, các bài tập và chế độ ăn uống sao cho hợp lý để việc điều trị hiệu quả đạt hiệu quả cao, tránh kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần người bệnh.
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!