Tràn dịch khớp gối nhẹ: Nguyên nhân và cách điều trị
Tràn dịch khớp gối nhẹ là tình trạng lượng dịch trong khớp gối tăng dần, có thể phát hiện dễ dàng trên lâm sàng. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người bệnh những kiến thức cơ bản về căn bệnh tràn dịch khớp gối này.
1. Tràn dịch khớp gối nhẹ là gì?
Tràn dịch khớp gối là bệnh xảy ra ở khớp gối, một khớp bị chịu nhiều áp lực của toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Khi khớp gối bị tổn thương, lượng dịch của khớp sẽ tăng lên gây ra tình trạng tràn dịch khớp gối, gây đau đớn cho người bệnh. Bệnh khiến các chức năng vận động bị suy giảm, phá hủy khớp, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
-
Biểu hiện của bệnh tràn dịch khớp gối dạng nhẹ
Các dấu hiệu của bệnh tràn dịch khớp gối nhẹ bao gồm:
– Hiện tượng sưng to ở đầu gối
– Xuất hiện những cơn đau nhói lên, âm ỉ kéo dài một vài tiếng rồi tự hết
– Cơn đau mang tính chất cơ học đó là đau khi vận động và dịu dầu khi nghỉ ngơi.
– Vận động có thể bị cản trở do sưng.
– Với những người bị tràn dịch khớp gối nhẹ thì sẽ có triệu chứng đau khớp ở mức độ nhẹ, đau thành cơn thường xuất hiện vào ban đêm, sáng sớm hoặc khi thời tiết ẩm ướt sẽ bị đau.
Người bệnh đau âm ỉ vùng khớp gối bị tràn dịch
Nhận biết chính xác bệnh tràn dịch khớp gối
Tuy nhiên những dấu hiệu trên khá mơ hồ khi bệnh tràn dịch khớp gối ở giai đoạn nhẹ. Để xác định rõ, người bệnh nên tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng như:
– Xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ xác định tình trạng viêm nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout…
– Chụp X quang để biết được các tổn thương như trật khớp, gãy xương, thoái hóa khớp, u xương,…
– Chụp cộng hưởng từ giúp nhận biết được các tổn thương xương và phần mềm của khớp.
– Hút dịch khớp giúp xác định được bản chất dịch khớp, vi khuẩn gây viêm nhiễm và dấu hiệu của bệnh gout.
-
Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối nhẹ
Các nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối có những nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân chính đó là do các tác nhân vật lý và tác nhân bệnh lý:
# Do tác nhân vật lý
Người bệnh bị các chấn thương như gãy xương, sụn chêm khớp gối bị rách, đứt dây chằng khớp gối, sụn khớp bị tổn thương… Những chấn thương này có thể xuất phát từ tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày, tai nạn giao thông, tai nạn khi chơi thể thao, người bị béo phì khiến khớp gối chịu một áp lực lớn…
# Do tác nhân bệnh lý
Một số bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nang bao hoạt dịch hay u khớp… đều có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối.
Chấn thương là nguyên nhân chính gây tràn dịch khớp
2. Giải pháp tối ưu cho người bệnh tràn dịch khớp gối nhẹ
Để điều trị bệnh tràn dịch khớp gối nhẹ cần xác định rõ do nguyên nhân do tác nhân vật lý hay tác nhân bệnh lý để có phương pháp điều trị hiệu quả.
-
Với nguyên nhân vật lý như chấn thương, tai nạn…
Phương pháp bắt buộc phải sử dụng điều trị tràn dịch khớp trường hợp này đó là can thiệp xâm lấn và phẫu thuật.
– Phương pháp can thiệp xâm lấn: là điều trị bằng việc chọc hút dịch khớp kết hợp điều trị tiêm Corticosteroids để làm giảm áp lực lên các khớp giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn
– Phẫu thuật: Khi đã xác định được nguyên nhân gây nhân gây bệnh thì sẽ thực hiện phẫu thuật thay khớp để người bệnh có thể trở lại sinh hoạt bình thường.
-
Với nguyên nhân bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối, viêm bao hoạt dịch, u khớp…
Mọi người phải điều trị tận gốc và triệt để giúp cho bệnh không tái phát ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong đó có 2 cách chữa tràn dịch khớp gối được nhiều người lựa chọn đó là:
# Điều trị bệnh bằng Tây Y
Khi bị tràn dịch khớp gối nhẹ, phương pháp chữa bệnh đầu tiên là cho người bệnh sử dụng các loại thuốc như:
– Thuốc giảm đau: sử dụng thuốc này để làm hạn chế những cơn đau đớn cho người bệnh.
– Thuốc kháng sinh: nếu các bác sĩ nhận thấy người bệnh có thể hoặc đang bị nhiễm khuẩn thì sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
– Thuốc kháng viêm Corticosteroids: có thể uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối, tuy nhiên đây là loại thuốc kháng viêm cực mạnh, có thể gây ra tác dụng phụ nên khi người bệnh khi sử dụng chữa tràn dịch khớp gối cần phải được bác sĩ theo dõi cụ thể.
Sử dụng thuốc theo đơn để cải thiện bệnh tốt nhất
# Điều trị bệnh tràn dịch khớp gối bằng thuốc Đông Y
Theo Đông y, bệnh tràn dịch khớp gối thuộc chứng Tý, do cơ thể không đủ sức đề kháng nên các yếu tố gây bệnh cùng xâm phạm đến kinh lạc ở cơ và khớp. Gây ra tình trạng tắc nghẽn khí huyết, gây chèn ép và tràn dịch khớp gối.
Một số trường hợp khác là do mắc bệnh lâu ngày hoặc do tuổi tác, các chức năng hoạt động của cơ thể bị suy yếu nên khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được các cân mạch, gây tràn dịch và sưng tấy.
– Việc sử dụng thuốc Đông Y trong điều trị các bệnh xương khớp xưa nay vẫn được mọi người ưu tiên sử dụng bởi tính an toàn và rất tốt cho sức khỏe. Các bài thuốc của đông y bao gồm: Đương quy, phòng phong, quế chi, tần giao, hoàng bá, ma hoàng, uy linh tiên, ngưu tất, phòng kỷ, ý dĩ nhân, tang chi, thương truật, tri mẫu, độc hoạt, khương hoạt, xích thược.
– Các vị thuốc này đều cCó tác dụng giải nhiệt, giải độc, bổ thận, mạnh gân cốt, tăng độ bền và dẻo dai cho xương khớp, giúp lưu thông khí huyết đến tứ chi.
– Ưu điểm của thuốc đông y đó là có thể điều trị từ căn nguyên của bệnh, làm giảm đi các triệu chứng bên ngoài, qua đó giúp điều trị bệnh một cách triệt để. Kết hợp của các thảo dược tự nhiên nên thuốc rất an toàn và không gây biến chứng, không gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể như dạ dày, thận.
Bên cạnh việc điều trị, người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế đi lại nhiều để tránh tràn dịch khớp gối gây đau. Nên cung cấp các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và protein như cá hồi, sữa, trứng, phomai, tôm, cua, các loại rau xanh,… hạn chế ăn các loại thịt giàu chất đạm. Đặc biệt, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ để quá trình điều trị bệnh được tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ về căn bệnh tràn dịch khớp gối nhẹ. Hi vọng các bạn có thể có thêm được nhiều kiến thức hữu ích để tự chăm sóc sức khỏe của chính mình và người thân.
Bạn muốn biết: Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi? Gỡ rối độc giả
Phương Hoa (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!