Đứt dây chằng chéo trước: Những thông tin nhất định không được bỏ qua!

Đứt dây chằng chéo trước thường xảy ra ở vận động viên thể thao, những người vận động nặng thường xuyên… Khi đó người bệnh sẽ bị đau sưng vô cùng khó chịu, tuỳ vào mức độ đứt, rách mà việc phục hồi và điều trị bệnh nhanh chậm khác nhau. Sau đây là những thông tin quan trọng về hiện tượng đứt dây chằng chéo trước bệnh nhân cần nắm rõ.

Triệu chứng, nguyên nhân gây đứt dây chằng chéo

Dây chằng chéo trước là bộ phận nằm ở trung tâp khớp gối, nó chéo lên trên, ra sau và ra ngoài bắt chéo với dây chằng chéo sau. Nhiệm vụ của dây chằng chéo trước giúp giữ vững khớp gối ngăn cản sự trượt ra phía trước của xương chày so với xương đùi; ngăn không cho xương chày vào trong so với trục xương đùi.

Đứt dây chằng chéo trước do đâu?

Dây chằng chéo trước nằm ở trung tâm khớp gối

  • Nguyên nhân dẫn đến đứt dây chằng chéo trước

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì đứt dây chằng chéo trước 70% do chấn thương gián tiếp và 30% nguyên nhân trực tiếp.

– Tổn thương gián tiếp gồm nhảy bật cao sau đó tiếp đất bằng chân không thuận; xoay người sang hướng đối diện trong khi bàn chân vẫn giữ nguyên tư thế.

– Tổn thương trực tiếp: Va chạm chấn thương khi chơi thể thao nhất là đá bóng, bóng rổ, cầu lông; chấn thương do tai nạn giao thông…

  • Triệu chứng đứt dây chằng chéo trước

Ngay khi dây chằng bị đứt người bệnh có thể nghe thấy tiếng rắc không quá lớn sau đó thấy biểu hiện:

– Đầu gối bị đau, sưng

– Khớp gối lỏng, chân đi lại yếu hơn

– Khó khăn khi đứng một chân ở khớp gối bị rách dây chằng

– Khó điều khiển chân nhất là khi chạy dễ bị vấp ngã

– Di chuyển xuống cầu thang vô cùng khó khăn.

– Teo cơ, xảy ra khi để bệnh kéo dài, các cơ bị teo đùi nhỏ dần.

2. Các câu hỏi thường gặp khi bị đứt dây chằng chéo trước

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho người bệnh khi bị đứt dây chằng chéo trước trong đó phổ biến là:

Bị đứt dây chằng chéo trước

Các mức độ đứt, rách dây chằng

  • Đứt dây chằng chéo trước có đi được không?

Tuỳ vào các cấp độ đứt dây chằng mà quyết định có đi được hay không cụ thể:

– Cấp độ 1: Rách một vài thớ sợi dây chằng

– Cấp độ 2: Rách nhiều thớ sợi dây chằng

– Cấp độ 3: Đứt hoàn toàn

Ở cấp độ 1 và 2 do các sợi collagen tiến hành tái tạo dây chằng và còn khả năng phục hồi nên người bệnh vẫn có thể đi lại như bình thường. Tuy nhiên trường hợp đứt dây chằng hoàn toàn thì việc đi lại phải căn cứ vào các yếu tố khác nhất là sự vững gối của người bệnh.

Để đảm bảo khả năng đi lại đối với người bị đứt dây chằng giai đoạn 3, người bệnh hãy đến cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

  • Đứt dây chằng chéo trước có nguy hiểm không?

Khi dây chằng chéo trước bị đứt đồng nghĩa hoạt động xương đùi và xương chày sẽ có những thay đổi gây rách sụn chêm và bệnh thoái hoá khớp.

Đứt dây chằng chéo trước thực chất không quá nguy hiểm tuy nhiên việc phục hồi và điều trị không hề đơn giản, người bệnh có thể điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định phổ biến cho bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước đặc biệt là người trẻ, thường xuyên vận động, chơi thể thao.

  • Chi phí mổ đứt dây chằng chéo trước có đắt không?

Theo tài liệu được công bố thì tỉ lệ thành công của các ca phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước khoảng 82 – 95%. Người bệnh được phục hồi chức năng dây chằng vững gối và trở lại sinh hoạt, chơi thể thao như bình thường được.

Phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay là thay một mảnh gân khác nhằm tái tạo lại dây chằng trước khớp gối.

Điều trị đứt dây chằng chéo trước

Phẫu thuật dây chằng chéo trước để sớm khôi phục khả năng vận động

Chi phí mổ khá cao từ 25 – 30 triệu/ca mổ nội soi. Tuy nhiên trong và sau quá trình mổ có thể phát sinh thêm một số chi phí khác, nhất là những người không có bảo hiểm y tế thì chi phí sẽ cao hơn rất nhiều.

  • Phục hồi sau mổ đứt dây chằng chéo trước như thế nào hiệu quả?

– Hạn chế di chuyển co duỗi đầu gối quá mức ở tháng đầu tiên.

– Hạn chế ngồi xổm, leo cầu thang hay đi xuống dốc.

– Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu đứt dây chằng chéo trước theo hướng dẫn của kỹ thuật viên sau khi đã quen có thể tự thực hiện tại nhà.

– Bổ sung dinh dưỡng theo lời khuyên của bác sĩ nên ăn gì và không nên ăn gì để sớm phục hồi.

– Tái khám theo yêu cầu để xem sự phục hồi của dây chằng.

Hiện tượng đứt dây chằng chéo trước có thể tái tạo nhanh chóng nếu người bệnh điều trị đúng cách và chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên nếu để lâu dài có thể tạo điều kiện quá trình thoái hoá khớp diễn ra nhanh hơn và gây ra các triệu chứng, biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: 5 triệu chứng thoái hóa khớp người bệnh không nên xem thường

T.H (Tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo