5 triệu chứng thoái hóa khớp người bệnh không nên xem thường
Các triệu chứng thoái hóa khớp sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, không thoải mái nếu không sớm phát hiện và chủ động điều trị. Đa phần người bệnh thoái hóa khớp đi điều trị là lúc triệu chứng bệnh đã rất nặng, điều này khiến cho việc điều trị vô cùng khó khăn và không thể chữa khỏi được. Do đó, hãy tìm hiểu các triệu chứng thoái hóa khớp để có thể nhận biết từ sớm, qua đó phòng ngừa và điều trị tích cực hơn.
Nên đọc:
>> 3 triệu chứng thoái hóa cột sống thường gặp và biến chứng
>> 5 triệu chứng thoái hóa khớp gối thường gặp và biến chứng từ bệnh
1. Các triệu chứng thoái hóa khớp có thể nhận biết
Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo bệnh thoái hóa khớp, tuy nhiên phần lớn mọi người lại thờ ơ, coi thường. Người bệnh có thể thoái hóa ở một trong các khớp như thoái hóa khớp cổ tay, thoái hóa khớp vai, thoái hóa khớp háng, thoái hóa khớp gối. Tuy vị trí khác nhau nhưng những biểu hiện mà thoái hóa gây ra có những điểm chung sau đây:
Tại mỗi vị trí sẽ xuất hiện các triệu chứng thoái hóa khớp điển hình
-
Đau khớp
Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh, khi đó, người bệnh thấy những cơn đau âm ỉ, khó chịu tại vị trí khớp bị thoái hóa. Tiếp đến cơn đau khó thể tăng theo cử động của người bệnh.
Ví dụ người bệnh bị thoái hóa khớp gối hay thoái hóa khớp háng, người bệnh sẽ thấy đau khi ngồi xổm. Việc ngồi xuống cũng khó mà sau đấy đứng dậy cũng vô cùng đau đớn, phải có vật bám mới đứng dậy được. Thậm chí trong một vài nghiên cứu cho thấy, khoảng 41% người bệnh bị thoái hóa khớp gối bị đau sau mỗi lần ngồi xổm.
Đặc biệt khớp gối càng đau dữ dội hơn khi người bệnh leo cầu thang, người bệnh không thể nhấc chân như bình thường để leo được mà phải nhích từng bước để hạn chế đau.
Với người bệnh bị thoái hóa khớp cổ tay thì bất cứ cử động cầm nắm nào nhất là cầm, nhấc vật nặng sẽ đau nhói lên thậm chí người bệnh phải buông vật đang cầm trên tay vì không kiểm soát được.
Khi bệnh đã ở giai đoạn nặng chỉ cần thời tiết trở lạnh hay các cử động nhỏ người bệnh cũng có thể bị đau nhức tại khớp suốt cả ngày hay nhiều ngày, nhiều tuần sau nếu không có phương pháp nào hỗ trợ, giảm đau. Triệu chứng thoái hóa khớp này cần được can thiệp ngay từ dấu hiệu đau đầu tiên.
-
Cứng khớp vào buổi sáng
Sau khi người bệnh tỉnh dậy, cảm nhận đầu tiên đó chính là không thể cử động được khớp có thể là khớp vai, khớp chân, khớp cổ tay… phải ngưng vận động từ 10 – 30 phút để tình trạng cứng khớp có thể giảm dần và hết.
Khi bệnh đã chuyển nặng hơn, tình trạng cứng khớp cũng xuất hiện thường xuyên hơn đặc biệt là người bệnh để khớp bất động.
-
Tiếng kêu trong khớp khi cử động
Thoái hóa khớp khi lớp sụn bị mòn, lượng dịch khớp tiết ra ít hơn. Vì vậy mà khi di chuyển, đầu xương sẽ tiếp xúc với nhau, sau đó tiếp xúc vào phần sụn bị bào mòn phát ra tiếng kêu lạo xạo. Đặc biệt sau khi vận động nhiều, kèm theo tiếng kêu là các cơn đau. Đây cũng là một dấu hiệu thoái hóa khớp người bệnh có thể nhận biết được.
-
Khó vận động các khớp
Khi các triệu chứng đau, cứng khớp nặng hơn thì cũng là lúc các khớp khó vận động, bị cản trở nhiều hơn. Với các biểu hiện như đi khập khiếng do thoái hóa gầu gối và thoái hóa khớp háng; không thể vươn tay ra với vật, hay cầm nắm vật chắc chắn do thoái hóa khớp vai và cổ tay…
Các khớp có thể bị biến dạng cho thấy triệu chứng thoái hóa khớp ở gia đoạn nặng
-
Khớp bị sưng tấy, biến dạng
Nếu gặp triệu chứng này thì có thể thấy, tình trạng thoái hóa ở giai đoạn nghiêm trọng, biến chứng, biến dạng các khớp. Điển hình và dễ nhận thấy nhất chính là đầu gối bị lệch khỏi trục, ngón chân cong vẹo, trong khi các ngón tay sẽ hình thành u cục gồ ghề, hình dáng không đều giữa các ngón.
Nếu không can thiệp lúc này, người bệnh sẽ rất nhanh mất các chức nặng vốn có của nó. Chẳng hạn như tay bị tê liệt không thể cầm nắm, có duỗi được nữa, trong khi đó chân thì không cử động được… Đây đều là triệu chứng thoái hóa khớp nguy hiểm mọi người cần phải lưu ý không nên để đến giai đoạn này mới đi khám.
2. Triệu chứng thoái hóa khớp cận lâm sàng
Cùng với các triệu chứng biểu hiện ra bệnh ngoài, các biểu hiện bên trong tại vị trí khớp bị thoái hóa còn có thể nhìn thấy qua hình ảnh phim chụp X-quang, cộng hưởng từ MRI… với 3 dấu hiệu cơ bản nhất đó là:
-
Hẹp khe khớp
Đó là tình trạng không đều giữa khớp bị thoái hóa với khớp bình thường, phần khe hở ra để thuận lợi cho việc cử động bị thu hẹp lại còn một khoảng rất nhỏ chứ không dính vào nhau.
-
Đặc phần xương dưới sụn
Phần đầu xương nhô ra khi sụn bị bào mòn, nứt vỡ thấy màu tối và đậm hơn những phần khác hay đặc ở một số hốc nhỏ trong xương.
-
Gai xương
Gai xương nhìn rõ nhất vị trí dễ mọc nhất là phần cột sống. Khi đó tại các đốt sống bị thoái hóa người bệnh thấy một phần nhỏ khá nhọn nhô ra, có thể một hoặc nhiều gai, độ dài ngắn cũng khác nhau.
3. Phải làm gì khi xuất hiện các triệu chứng thoái hóa khớp?
Chính những lầm tưởng của người bệnh về triệu chứng thoái hóa khớp gây ra không có gì phải lo ngại hay cẩn thận, một số người thậm chí còn sống chung với bệnh chứ quyết không điều trị. Vì thế mà tỉ lệ người bệnh đối mặt với nguy cơ tàn phế do thoái hóa khớp cũng tăng lên. Trong khi các nước lớn trên thế giới như Mỹ, viêm khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế, thì ở nước ta thoái hóa khớp lại chiếm vị trí đầu tiên về tỉ lệ người bị tàn phế trong các bệnh xương khớp.
Chính vì thế người bệnh cần tìm hiểu thông tin để biết mình nên làm gì khi các triệu chứng bệnh xuất hiện, các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiệu quả. Cải thiện các triệu chứng bằng cách thực hiện lộ trình điều trị kết hợp với phòng ngừa hạn chế tối đa triệu chứng bệnh xuất hiện.
– Việc đầu tiên người bệnh cần làm đó là tìm biện pháp để giảm đau tạm thời cho các khớp. Đơn giản nhất người bệnh có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh. Với chườm nóng, người bệnh chỉ cần một chậu nước nóng, ấm pha vài hạt muối rồi dùng khăn bông thấm vắt kiệt và đắp lên, thực hiện liên tục đến khi cơn đau giảm hoặc nhẹ nhàng hơn, người bệnh có thể mua túi chườm nóng. Dùng cao, dầu gió bóp các khớp để làm nóng cũng là cách tạm thời mà nhiều người bệnh (nhất là người già) thường áp dụng.
– Sau đó, người bệnh nên tìm hiểu và đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp uy tín. Sau khi được chẩn đoán bệnh, người bệnh sẽ được kê thuốc điều trị cũng như được tư vấn cần phải làm gì để giúp việc điều trị hiệu quả và nhanh hơn. Người bệnh cũng có thể đề xuất trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị khác nhau như sử dụng thuốc Đông y hay vật lý trị liệu…
– Khi bị cứng khớp, bị đau tốt nhất người bệnh nên nghỉ ngơi tại chỗ và tiến hành một vài động tác co duỗi, vặn mình nhẹ nhàng để khớp hoạt động trở lại.
ĐỌC THẬT CHẬM: 6 cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp cho tất cả mọi người
>> Video: Triệu chứng thoái hóa khớp và cách phòng ngừa
– Hạn chế vận động mạnh, vận động nhiều với các khớp bị thoái hóa nhất là những người làm công việc văn phòng, các bà nội trợ, nhân viên bốc vác hàng càng cần phải chú ý.
– Các tư thế, thói quen làm việc, đi lại, cầm nắm hàng ngày cũng cần phải chú ý vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình điều trị cho người bệnh. Giữ cơ thể được cân bằng, tránh sự chèn ép về một bên khớp nào đó. Bởi việc cả hai bên cùng chịu áp lực sẽ đỡ hơn rất nhiều so với một bên giảm các triệu chứng thoái hóa khớp tốt hơn.
– Tập thể dục, vận động làm sao để vừa giúp phục hồi sụn khớp mà không ảnh hưởng đến đến các tổn thương, khớp bị thoái hóa cũng là điều mà người bệnh nên biết. Những môn thể thao như bôi lội, yoga có tác dụng và phù hợp với tất cả mọi đối tượng, mọi vị tri khớp bị thoái hóa. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thực hiện vật lý trị liệu các bài tập phục hồi do chuyên gia xương khớp hướng dẫn.
– Việc vô cùng quan trọng nữa người bệnh phải làm đó là cân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho người bệnh. Với người bệnh thoái hóa khớp có một số món nên kiêng ăn ví dụ như nội tạng động vật bỏi nó làm tăng nồng độ cholesterol cũng như sự dư thừa đạm không tốt cho tim mạch cũng như tình trạng thoái hóa khớp, đồ uống có chữa cồn hay chất kích thích cũng cần hạn chế với người bệnh vì nó vừa gây hại cho sức khỏe còn gia tăng áp lực cho các khớp nữa.
– Bên cạnh đó, một số thực phẩm tốt cho người bệnh thoái hóa khớp được chuyên gia khuyên dùng đó là: đò ăn giàu canxi trong trứng, sữa, đậu nành, các loại ra củ quả như: súp lơ, bắp cải, cải bó xôi, rau cần tây, cà chua…
Có thể thấy các triệu chứng thoái hóa khớp từ bình thường có thể dẫn đến nguy hiểm, nó không phải là nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh mất khả năng cử động ở khớp nào đó bị thoái hóa. Vì vậy trang bị những kiến thức cần thiết về bệnh, triệu chứng và cách khắc phục là việc làm vô cùng cần thiết.
Xem ngay:
Chia sẻ những cách điều trị thoái hóa khớp tốt nhất năm 2018
Top 5 nhóm thuốc điều trị thoái hóa khớp được dùng phổ biến hiện nay và lưu ý khi dùng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!